Chuyến đi Colombia của Đức Phanxicô: 5 triệu bánh thánh được dự trù
Chuyến đi Colombia của Đức Phanxicô ngày thứ tư 6 tháng 9 đòi hỏi một hệ thống lập trình to lớn. Riêng bánh thánh dự trù cho các thánh lễ là 5 triệu bánh. Con số khổng lồ này phải có đủ vì sẽ có khoảng 4.7 triệu giáo dân chờ ở các thành phố Đức Phanxicô đến thăm: Bogota, Medellin, Villavicencio và Cartagena. Ở một nước có 48 triệu dân mà đức tin của họ rất sống động, sự mến mộ Đức Giáo hoàng là rất lớn, như thế là có khoảng 10 % dân số Colombia mong muốn gặp được Đức Phanxicô trong các buổi gặp gỡ của ngài. Đây là lần thứ ba có chuyến tông du của giáo hoàng ở một đất nước bị tàn phá do các cuộc xung đột bạo lực kéo dài triền miên. Đức Gioan-Phaolô II đã đến thăm Colombia năm 1986 và Đức Phaolô VI đến năm 1968.
Ngoài số lượng bánh thánh, chuyến đi này tích tụ những con số kỷ lục. Hãng tin AFP nhắc lại vài con số: 36 500 nhân viên an ninh được huy động, 12 000 cây được trồng ở Cartagena, xe giáo hoàng di chuyển 42 cây số, 100 000 đồng tiền kỷ niệm được in, 465 bài hát được sáng tác trong hy vọng được dùng làm bài hát chính thức cho chuyến đi. Về mặt tài chánh, các con số đưa ra cũng chóng mặt: chính quyền Colombia dành ra 7,8 triệu euro, phần còn lại là tài chánh của Vatican và nhờ quyên tặng bổ túc. Ước chừng chi tiêu cho chuyến đi này là 80 triệu euro.
Đức Phanxicô đi Colombia để giúp nước này “đi tới đàng trước”
Trên chuyến bay tháp tùng Đức Phanxicô, ký giả báo tiếng Pháp Thập giá Nicolas Senèze có bài gởi về.
Đức Phanxicô rời Rôma lúc 11 giờ ngày 6 tháng 9 để đi Colombia sáu ngày, một đất nước ngài muốn giúp đỡ để “đi tới đàng trước trên con đường hòa bình”. Máy bay vừa cất cánh, Đức Phanxicô có vài lời với các ký giả tháp tùng ngài trên chuyến bay đi Colombia, ngài nhấn mạnh chiều kích giải hòa của chuyến đi mà dưới mắt ngài “hơi đặc biệt” này: “Đây là chuyến đi để giúp nước Colombia đi tới đàng trước trên con đường hòa bình của mình”. Colombia là nước bị cảnh nội chiến dày xéo từ hơn nửa thế kỷ nay.
Dự trù máy bay sẽ đến phi trường Bogota vào lúc 16h30. Lộ trình chuyến bay thay đổi một chút để tránh cơn bão Irma bắt đầu tàn phá vùng biển Antilles: thay vì bay trên Porto Rico, máy bay sẽ bay về phía đông qua Barbade, Grenade và Trinité và Tobago, trước khi bay qua Venezuela.
Nhân dịp này, Đức Giáo hoàng không quên nhắc nước này đang có các căng thẳng chính trị giữa chính quyền và phe chống đối ngày càng hung bạo. Ngài xin các người tháp tùng ngài “cầu nguyện cho đất nước này, để nước Venezuela có được đối thoại mang lại một sự ổn định cho đất nước”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
“Các con hãy giữ nụ cười”
Đức Phanxicô nói với các em trẻ lớp thêm sức của địa phận Chiavari tại Nhà Thánh Mácta: “Các con hãy giữ nụ cười và luôn nhìn đến phía trước, các con hãy giữ niềm vui này, niềm vui của Chúa Giêsu”.
Bản tin Tòa Thánh cho biết, Đức Phanxicô đã gặp một cách bất ngờ ở Nhà Thánh Mácta một nhóm 165 em học lớp thêm sức đi hành hương Rôma, các em thuộc địa phận Chiavari, vùng Liguria. Bản tin công bố hình ảnh của buổi gặp gỡ.
Các em được Giám mục địa phận Alberto Tanasini và các linh mục tháp tùng. Trang Vatican Insider đưa tin, Đức Phanxicô nói: “Tôi thích nói chuyện với các bạn trẻ, các em có bao nhiêu là niềm vui, bao nhiêu là nghị lực sống”. Ngài mời gọi các em luôn giữ nụ cười. Ngài hỏi các em: “Khi một thanh niên trẻ buồn thì chuyện gì đã xảy ra trong lòng họ?”
Ngài xin các em: “Các con hãy can đảm, hãy đi tới đàng trước mà đừng sợ .” Một thiếu nữ mời ngài đến thăm vùng Chiavari và ngài trả lời: “Nhưng trước hết cha phải học tiếng Genova!” Hai bạn trẻ khác tặng cha một rổ sản phẩm đặc biệt của vùng, kể cả món rau pesto, một linh mục nói đùa: “Xin cha mang đi Colombia”.
Theo lời xin của Đức Phanxicô, các bạn trẻ đã cùng ngài đọc Kinh Kính Mừng.
Sau khi ban phép lành cho nhóm, như thường lệ Đức Phanxicô xin các em: “Các con cầu nguyện cho cha, đừng quên nhé!” Ngài lặp lại thêm một lần: “Vui vẻ, vui vẻ nhé! Đi tới đàng trước với niềm vui. Cha cám ơn các con đã đến thăm cha .”
Chúa nhật ngày 3 tháng 9, sau giờ Kinh Truyền Tin, Đức Phanxicô đã tình cờ gặp một nhóm tín hữu Bavière đi hành hương Rôma, họ được linh mục đại diện Peter Beer hướng dẫn. Đây là nhóm các bà mẹ đơn thân nuôi dạy con, các con cùng đi theo họ. Họ thuộc địa phận Munich-Freising, nước Đức. Đức Giáo hoàng đã trao đổi với các bà mẹ và các con của họ, họ đã hát tặng ngài và ngài đã ban phép lành cho họ.
Marta An Nguyễn dịch
Vị linh mục khiếm thị ở Pennsylvania
Linh mục Bernard J. Ezaki bị khiếm thị, nhưng trở ngại này không thể làm cha trì hoãn lòng mong mỏi bước chân trên con đường phụng sự Chúa.
Một tín hữu mới tham dự thánh lễ tại nhà thờ thánh Jane Frances de Chantal ở thành phố Easton ắt hẳn sẽ chẳng phát hiện điều gì bất thường về vị mục tử. Cha Bernard J. Ezaki chậm rãi bước trên lối đi trung tâm của nhà thờ đẹp đẽ và tráng lệ này. Ngài bước lên các bậc thềm dẫn đến bàn thờ chính giống như mọi linh mục khác khi dâng thánh lễ.
Trong lúc cha thong thả rao giảng Lời Chúa, các tín hữu dự lễ có thể thắc mắc khi vị linh mục không dùng đến Sách Thánh, mà thay vào đó lại cầm một máy cassette nhỏ bên tay trái. Trên thực tế, thiết bị nhỏ bé này chứa mọi bài đọc cần thiết trong thánh lễ hôm ấy. Tất nhiên, cha cũng trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu, nhưng với một điều kiện: hãy đứng yên.
Mù là điều may mắn
Đến đây, có lẽ ai cũng có thể lờ mờ đoán được cha Ezaki là một linh mục khiếm thị. Theo báo Công giáo Crux Covering All Things Catholic, cha Ezaki được xác định mù kể từ khi chào đời, nhưng ngài cho rằng đây là điều may mắn, vì nếu nhìn thấy thế giới như những người khác, có lẽ mục đích sống đã hoàn toàn khác. “Nếu thấy rõ mọi thứ, ắt hẳn tôi đã gặp rắc rối. Thậm chí tôi có thể chẳng phải là linh mục như hiện nay”, theo vị mục tử 60 tuổi. Vào năm tới, cha Ezaki sẽ mừng 30 năm chịu chức linh mục tại giáo xứ Allentown, bao gồm 5 hạt phía đông bang Pennsylvania. Phát ngôn viên của giáo xứ từ năm 2000 là ông Matt Kerr cho biết, đây là vị linh mục mù từ thuở nhỏ duy nhất trong lịch sử giáo xứ này. Cha Ezaki bị mù do được cung cấp oxy quá mức sau khi bị sinh non, dẫn đến tình trạng rối loạn võng mạc và kéo theo đó là bị mù vĩnh viễn. Thế nhưng, việc mất đi ánh sáng chưa bao giờ có thể níu chân cha Ezaki trên con đường đi theo ơn gọi thiêng liêng.
Ý tưởng trở thành tu sĩ đã bắt đầu manh nha trong tâm trí Ezaki khi còn nhỏ. Cậu bé khiếm thị đã nói với cha mẹ mình là ông bà bác sĩ Toshio và Mary Ezaki, rằng mình muốn trở thành một linh mục vì … các vị chỉ phải làm việc vào Chúa nhật trong tuần. Khi lên đến trung học và vào đại học, người thanh niên lại bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về con đường tu học. Trong số những bằng cấp của Ezaki có cả thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu thần học của Đại học Harvard ở Cambridge, bang Massachusetts. Kế đến, ngài bắt đầu theo học tại trường thánh Charles Borromeo gần Philadelphia. Vì khiếm thị, Ezaki luôn sử dụng các “sách nói” với chương trình học đã được ghi âm sẵn và cẩn thận ghi chú những kiến thức được tiếp cận. May mắn là Ezaki luôn tìm được người sẵn sàng giúp đỡ mình.
Chăm chỉ và cần mẫn
Cha Ezaki cho biết đã học cách ghi âm những lời cầu nguyện và bài giảng từ một linh mục khác bị rơi vào cảnh mù lòa sau khi được thụ phong. “Vật bất ly thân” của cha là một chiếc máy ghi âm cỡ nhỏ: “Bạn biết đấy, khi đọc quá nhiều, cặp mắt lúc nào cũng nhanh hơn cái miệng. Về phần tôi, đôi tai của tôi luôn bắt âm thanh nhanh hơn so với hành động mở miệng”. Cha đeo tai nghe bên trái, giấu dây bên dưới áo lễ. “Nếu tôi muốn kể một câu chuyện hài hước nào đấy, tôi chỉ việc ấn nút ngừng băng”, cha vui vẻ giải thích.
Cha từng dạy thần học cho các sinh viên năm thứ hai của trường Công giáoBethlehem ở bang Pennsylvania, cho đến năm 2013, khi Đức Giám mục Allentown lúc đó là Đức cha John O. Barres, hiện điều hành Trung tâm Rockville Centre, New York, hỏi cha Ezaki đã giảng dạy được bao lâu. “24 năm”, vị mục tử nhớ lại. Và mọi chuyện bắt đầu chuyển hướng từ lúc đó.
Tháng 10 cùng năm, cha Ezaki, được bài sai làm chánh xứ thánh Janes, sau thời gian làm cha phó tại Vương Cung Thánh Đường thánh Catherine xứ Siena ở Allentown. Bất chấp khiếm khuyết của cơ thể và những trở ngại khác, cha Ezaki chưa bao giờ tỏ thái độ cay đắng hoặc đau xót, theo những người biết rõ về ngài. Thay vào đó, vị linh mục luôn dí dỏm trong những bài giảng, các bài viết cũng như những trao đổi hằng ngày. Đôi khi cha cũng viết xã luận. Linh mục Ezaki còn viết blog có tựa đề Apology Analogy, ở địa chỉ www.apologyanalogy.com. Những bài viết của cha đa số sử dụng hình ảnh tác động đến thị giác để trình bày những quan điểm bảo vệ cho đức tin của Kitô giáo, và “khuyến khích mọi người hãy lan tỏa những bài viết”.
Máy thu âm
Cha Ezaki không ngần ngại bày tỏ quan điểm cả khi viết lách lẫn rao giảng Lời Chúa cho các con chiên. Ngài nhận định: “Người ta thường nói, một trong những nỗi sợ hay gặp nhất ở một người chính là nói trước đám đông. Nhưng điều đó không đúng với tôi. Đám đông càng lớn thì càng tốt”. Vị linh mục hàm ý rằng ngài luôn vui mừng khi Tin Mừng có đông đảo người lắng nghe.
BẠCH LINH
Linh mục Bernard J. Ezaki bị khiếm thị, nhưng trở ngại này không thể làm cha trì hoãn lòng mong mỏi bước chân trên con đường phụng sự Chúa.
Một tín hữu mới tham dự thánh lễ tại nhà thờ thánh Jane Frances de Chantal ở thành phố Easton ắt hẳn sẽ chẳng phát hiện điều gì bất thường về vị mục tử. Cha Bernard J. Ezaki chậm rãi bước trên lối đi trung tâm của nhà thờ đẹp đẽ và tráng lệ này. Ngài bước lên các bậc thềm dẫn đến bàn thờ chính giống như mọi linh mục khác khi dâng thánh lễ.
Trong lúc cha thong thả rao giảng Lời Chúa, các tín hữu dự lễ có thể thắc mắc khi vị linh mục không dùng đến Sách Thánh, mà thay vào đó lại cầm một máy cassette nhỏ bên tay trái. Trên thực tế, thiết bị nhỏ bé này chứa mọi bài đọc cần thiết trong thánh lễ hôm ấy. Tất nhiên, cha cũng trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu, nhưng với một điều kiện: hãy đứng yên.
Mù là điều may mắn
Đến đây, có lẽ ai cũng có thể lờ mờ đoán được cha Ezaki là một linh mục khiếm thị. Theo báo Công giáo Crux Covering All Things Catholic, cha Ezaki được xác định mù kể từ khi chào đời, nhưng ngài cho rằng đây là điều may mắn, vì nếu nhìn thấy thế giới như những người khác, có lẽ mục đích sống đã hoàn toàn khác. “Nếu thấy rõ mọi thứ, ắt hẳn tôi đã gặp rắc rối. Thậm chí tôi có thể chẳng phải là linh mục như hiện nay”, theo vị mục tử 60 tuổi. Vào năm tới, cha Ezaki sẽ mừng 30 năm chịu chức linh mục tại giáo xứ Allentown, bao gồm 5 hạt phía đông bang Pennsylvania. Phát ngôn viên của giáo xứ từ năm 2000 là ông Matt Kerr cho biết, đây là vị linh mục mù từ thuở nhỏ duy nhất trong lịch sử giáo xứ này. Cha Ezaki bị mù do được cung cấp oxy quá mức sau khi bị sinh non, dẫn đến tình trạng rối loạn võng mạc và kéo theo đó là bị mù vĩnh viễn. Thế nhưng, việc mất đi ánh sáng chưa bao giờ có thể níu chân cha Ezaki trên con đường đi theo ơn gọi thiêng liêng.
Ý tưởng trở thành tu sĩ đã bắt đầu manh nha trong tâm trí Ezaki khi còn nhỏ. Cậu bé khiếm thị đã nói với cha mẹ mình là ông bà bác sĩ Toshio và Mary Ezaki, rằng mình muốn trở thành một linh mục vì … các vị chỉ phải làm việc vào Chúa nhật trong tuần. Khi lên đến trung học và vào đại học, người thanh niên lại bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về con đường tu học. Trong số những bằng cấp của Ezaki có cả thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu thần học của Đại học Harvard ở Cambridge, bang Massachusetts. Kế đến, ngài bắt đầu theo học tại trường thánh Charles Borromeo gần Philadelphia. Vì khiếm thị, Ezaki luôn sử dụng các “sách nói” với chương trình học đã được ghi âm sẵn và cẩn thận ghi chú những kiến thức được tiếp cận. May mắn là Ezaki luôn tìm được người sẵn sàng giúp đỡ mình.
Chăm chỉ và cần mẫn
Cha Ezaki cho biết đã học cách ghi âm những lời cầu nguyện và bài giảng từ một linh mục khác bị rơi vào cảnh mù lòa sau khi được thụ phong. “Vật bất ly thân” của cha là một chiếc máy ghi âm cỡ nhỏ: “Bạn biết đấy, khi đọc quá nhiều, cặp mắt lúc nào cũng nhanh hơn cái miệng. Về phần tôi, đôi tai của tôi luôn bắt âm thanh nhanh hơn so với hành động mở miệng”. Cha đeo tai nghe bên trái, giấu dây bên dưới áo lễ. “Nếu tôi muốn kể một câu chuyện hài hước nào đấy, tôi chỉ việc ấn nút ngừng băng”, cha vui vẻ giải thích.
Cha từng dạy thần học cho các sinh viên năm thứ hai của trường Công giáoBethlehem ở bang Pennsylvania, cho đến năm 2013, khi Đức Giám mục Allentown lúc đó là Đức cha John O. Barres, hiện điều hành Trung tâm Rockville Centre, New York, hỏi cha Ezaki đã giảng dạy được bao lâu. “24 năm”, vị mục tử nhớ lại. Và mọi chuyện bắt đầu chuyển hướng từ lúc đó.
Tháng 10 cùng năm, cha Ezaki, được bài sai làm chánh xứ thánh Janes, sau thời gian làm cha phó tại Vương Cung Thánh Đường thánh Catherine xứ Siena ở Allentown. Bất chấp khiếm khuyết của cơ thể và những trở ngại khác, cha Ezaki chưa bao giờ tỏ thái độ cay đắng hoặc đau xót, theo những người biết rõ về ngài. Thay vào đó, vị linh mục luôn dí dỏm trong những bài giảng, các bài viết cũng như những trao đổi hằng ngày. Đôi khi cha cũng viết xã luận. Linh mục Ezaki còn viết blog có tựa đề Apology Analogy, ở địa chỉ www.apologyanalogy.com. Những bài viết của cha đa số sử dụng hình ảnh tác động đến thị giác để trình bày những quan điểm bảo vệ cho đức tin của Kitô giáo, và “khuyến khích mọi người hãy lan tỏa những bài viết”.
Cha Ezaki cho biết đã học cách ghi âm những lời cầu nguyện và bài giảng từ một linh mục khác bị rơi vào cảnh mù lòa sau khi được thụ phong. “Vật bất ly thân” của cha là một chiếc máy ghi âm cỡ nhỏ: “Bạn biết đấy, khi đọc quá nhiều, cặp mắt lúc nào cũng nhanh hơn cái miệng. Về phần tôi, đôi tai của tôi luôn bắt âm thanh nhanh hơn so với hành động mở miệng”. Cha đeo tai nghe bên trái, giấu dây bên dưới áo lễ. “Nếu tôi muốn kể một câu chuyện hài hước nào đấy, tôi chỉ việc ấn nút ngừng băng”, cha vui vẻ giải thích.
Cha từng dạy thần học cho các sinh viên năm thứ hai của trường Công giáoBethlehem ở bang Pennsylvania, cho đến năm 2013, khi Đức Giám mục Allentown lúc đó là Đức cha John O. Barres, hiện điều hành Trung tâm Rockville Centre, New York, hỏi cha Ezaki đã giảng dạy được bao lâu. “24 năm”, vị mục tử nhớ lại. Và mọi chuyện bắt đầu chuyển hướng từ lúc đó.
Tháng 10 cùng năm, cha Ezaki, được bài sai làm chánh xứ thánh Janes, sau thời gian làm cha phó tại Vương Cung Thánh Đường thánh Catherine xứ Siena ở Allentown. Bất chấp khiếm khuyết của cơ thể và những trở ngại khác, cha Ezaki chưa bao giờ tỏ thái độ cay đắng hoặc đau xót, theo những người biết rõ về ngài. Thay vào đó, vị linh mục luôn dí dỏm trong những bài giảng, các bài viết cũng như những trao đổi hằng ngày. Đôi khi cha cũng viết xã luận. Linh mục Ezaki còn viết blog có tựa đề Apology Analogy, ở địa chỉ www.apologyanalogy.com. Những bài viết của cha đa số sử dụng hình ảnh tác động đến thị giác để trình bày những quan điểm bảo vệ cho đức tin của Kitô giáo, và “khuyến khích mọi người hãy lan tỏa những bài viết”.
Máy thu âm
Cha Ezaki không ngần ngại bày tỏ quan điểm cả khi viết lách lẫn rao giảng Lời Chúa cho các con chiên. Ngài nhận định: “Người ta thường nói, một trong những nỗi sợ hay gặp nhất ở một người chính là nói trước đám đông. Nhưng điều đó không đúng với tôi. Đám đông càng lớn thì càng tốt”. Vị linh mục hàm ý rằng ngài luôn vui mừng khi Tin Mừng có đông đảo người lắng nghe.
BẠCH LINH
Cha Ezaki không ngần ngại bày tỏ quan điểm cả khi viết lách lẫn rao giảng Lời Chúa cho các con chiên. Ngài nhận định: “Người ta thường nói, một trong những nỗi sợ hay gặp nhất ở một người chính là nói trước đám đông. Nhưng điều đó không đúng với tôi. Đám đông càng lớn thì càng tốt”. Vị linh mục hàm ý rằng ngài luôn vui mừng khi Tin Mừng có đông đảo người lắng nghe.
BẠCH LINH