Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Farc xin “được Đức Thánh Cha tha thứ vì những giọt nước mắt họ đã gây ra”

Filled under:

Người lãnh đạo Timochenko viết thư gửi đến Đức Phanxico, nâng cao tầm quan trọng của chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến Colombia
Farc xin “được Đức Thánh Cha tha thứ vì những giọt nước mắt họ đã gây ra”
DOMENICO AGASSO JR
VILLAVICENCIO
Họ xin lỗi Đức Thánh Cha “vì sự đau đớn họ đã gây ra cho dân tộc Columbia.” FARC cầu xin sự tha thứ của Đức Phanxico vì những giọt nước mắt đã gây ra cho người Columbia trong một thư ngỏ do người lãnh đạo, Timochenko, của họ viết gửi tới Đức Thánh Cha trong chuyến thăm của ngài đến Columbia.
Người lãnh đạo chính trị của phong trào cách mạng Columbia theo Mác-xít “khiêm tốn” viết thư gửi cho Đức Thánh Cha – mô tả ông ta là “người rất khâm phục” Đức Thánh Cha – “trong hai cương vị công dân của Columbia, một là vừa tham gia vào đời sống lập hiến của đất nước, và lại là nhà lãnh đạo của một đảng chính trị mới được khai sinh trong cùng quảng trường (Bolivar, ed.) nơi Đức Thánh Cha đã nói những lời rất thông thái với giới trẻ của Columbia.”
Rodrigo Londoño Echeverry, alias Timochenko tiết lộ rằng ông đã “rất xúc động vì sự hiện diện thánh thiện của Đức thánh Cha trên quê hương của tôi, nơi người dân có được đặc ân lắng nghe những lời nói của niềm tin, của hy vọng, của niềm vui, của yêu thương, hòa giải, và hòa bình. Đối với ông Timochenko, những lời “khai sáng” của Đức Thánh Cha Phanxico “soi sáng cho bóng đêm đã che phủ trên đời sống của dân tộc quá lâu. Xin Chúa chúc lành cho Đức Thánh Cha.”
Timochenko tin chắc rằng sự hiện diện của vị Giám mục Roma ở Columbia sẽ để lại “những dấu chân sâu đậm” trong lịch sử của quốc gia Nam Mỹ. Từ “bước đi đầu tiên của Đức Thánh Cha trong đất nước của con, con cảm nhận rằng cuối cùng một điều gì đó đang thay đổi.”
Ông tiếp tục nhắc lại rằng ông là người lãnh đạo của “một tổ chức đã gạt vấn đề vũ trang sang một bên và tái hội nhập vào xã hội sau hơn nửa thế kỷ chiến tranh. Chúng con đã bỏ đi tất cả những cuộc phô trương lòng hận thù và bạo lực, chúng con được tạo động lực để tha thứ cho những người đã từng là kẻ thù của chúng con và những người đã gây ra quá nhiều tổn thất cho dân tộc của chúng con; chúng con cũng cam kết thực hiện hành động bổn phận phải chấp nhận những lỗi lầm của chúng con và cầu xin sự tha thứ từ tất cả những người đàn ông và phụ nữ đã từng là nạn nhân của các hành động của chúng con theo cách này hay cách khác.”
“Những lời trình bày lặp đi lặp lại về lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa” của Đức Phanxico “đã thúc giục con cầu xin sự tha thứ của cha vì bất cứ giọt nước mắt hay sự đau đớn nào mà chúng con đã gây ra cho dân tộc Columbia.” Rồi ông cam kết rằng “nguồn động lực khơi gợi cho lòng khát khao của chúng con mạnh hơn bất kỳ điều gì, đó là đạt được công bình cho những người bị loại trừ và bị bắt bớ trong đất nước của chúng con.”
Cuối cùng ông nói thêm: bây giờ Farc chỉ có một “ước mơ” duy nhất là Đức Thánh Cha tha thứ cho họ.
[Nguồn: vaticaninsider]


Đức Thánh Cha nói chuyện với ông Dominique Wolton
Dominique Wolton 28/08/2017 © L'Osservatore Romano
Dominique Wolton 28/08/2017 © L’Osservatore Romano
Luân lý không phải là chuyện “anh có thể, anh không thể” hay “anh phải thế này, anh không được,” Đức Thánh Cha nói trong quyển sách phỏng vấn với nhà nghiên cứu người Pháp, Dominique Wolton. Đức Thánh Cha nói rằng ngài “sợ” “tính cứng nhắc” và ngài hy vọng rằng các mục tử sẽ không rút gọn bài giảng về luân lý của họ “thành công thức.”
Ngày 1 tháng Chín, 2017, Le Figaro Magazine trích đăng tác phẩm “Đức Thánh Cha Phanxico: Những cuộc gặp gỡ với Dominique Wolton: Chính trị và Xã hội” (Editions de L’Observatoire), lịch phát hành tại Pháp ngày 6 tháng Chín.
Trong hàng chục buổi gặp gỡ riêng tại Vatican, Đức Thánh Cha đã nói đến vấn đề “luân lý” với nhà xã hội học. Ngài nhấn mạnh, người ta không thể dạy luân lý “với những quy tắc như ‘anh không thể làm việc đó, anh phải làm việc đó, anh phải, anh không được, anh có thể, và anh không thể.’”
Ngài giải thích rằng luân lý là một kết quả của sự gặp gỡ với Đức Giê-su Ki-tô. Nó là kết quả của đức tin cho chúng ta là người Công giáo. Và với những người khác, luân lý là một kết quả của sự gặp gỡ một lý tưởng, hay với Thượng đế, hay với chính bản thân, nhưng là phần tốt đẹp nhất của bản thân. Luân lý luôn luôn là một kết quả.”
Việc rút gọn luân lý thành “công thức”
Đức Thánh Cha cảnh báo các nhà giảng thuyết về “sự nguy hiểm rất lớn” biến luân lý thành những sự lên án – tôi xin lỗi – gọi là ‘công thức’.” Tuy nhiên, những tội khác, nghiêm trọng nhất – thù hận, ganh ghét, kiêu căng, tự phụ, giết nhau, sát nhân … những điều này chưa được nói đến nhiều,” ngài nói.
Cũng nhắc lại vấn đề Rước lễ đối với người ly dị và tái hôn, Đức Thánh Cha đưa ra những quy phạm “cố định” và “cứng rắn.” Ngài cho các mục tử lời khuyên này: “Hãy nói chuyện với người đàn ông ly dị, hãy nói chuyện với người phụ nữ ly dị, tiếp đón, hỗ trợ, hòa nhập, nhận thức!”
Ngài phê bình “cám dỗ của Giáo hội” muốn thể hiện bản thân theo những cách nói “họ không được làm điều này”: “Nhưng không, và không, và không! Kiểu cấm đoán như vậy là điều chúng ta tìm thấy trong những câu truyện của Chúa Giê-su với người Pha-ri-sêu. Cũng như nhau! Những người vĩ đại của Giáo hội là những người có một tầm nhìn vượt xa hơn, những người thấu hiểu.”
“Đàng sau mỗi sự cứng nhắc là một sự vô năng về giao tiếp … đó là một hình thức của trào lưu chính thống. Khi tôi gặp một con người cứng nhắc, đặc biệt là người trẻ tuổi, tôi liền bảo mình rằng anh ta bị bệnh … Tôi sợ tính cứng nhắc. Tôi thích một tuổi trẻ hơi lộn xộn, với những vấn đề thường tình, người cảm thấy mệt mỏi … vì tất cả những mâu thuẫn này sẽ giúp anh ta phát triển.”
[Nguồn: zenit]