Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 29/5 - 6/9/2017: Câu chuyện thánh Piô Năm Dấu Thánh trừ quỷ

Filled under:


 

Tìm hiểu màu áo lễ phụng vụ



Cũng như hoa có ngôn ngữ của nó, các màu áo lễ cũng có biểu tượng riêng tùy theo lịch phụng vụ. Nguyên thủy, các màu áo lễ và các trang cụ dùng trong phụng vụ là do giáo hoàng tương lai Innocentê III († 1216) đặt ra trong điều ước Bí ẩn của bàn thánh (De sacro altaris mysterio), nó giúp chúng ta có các chỉ dẫn đầu tiên. 
Màu trắng: Tượng trưng cho sự ngây thơ trong trắng, tinh tuyền và thánh thiện, màu trắng là màu ánh sáng của Chúa. Màu trắng được dùng trong các ngày lễ lớn như lễ Giáng Sinh, lễ Ba Vua, Thứ Năm Tuần Thánh, các ngày vọng Phục Sinh, lễ Phục Sinh, lễ Thăng Thiên, lễ Đức Mẹ Lên Trời và lễ các thánh không tử đạo (ngoại trừ lễ sinh nhật Thánh Gioan Báp-tít, các Thánh Phêrô và Phaolô, Thánh Gioan thánh sử, Thánh Phêrô Tông đồ, Thánh Phaolô Trở lại), lễ Kitô Vua, lễ Thánh Tâm, lễ Thánh Thể, lễ Chúa Giêsu Rửa tội, lễ Truyền Tin, lễ Ba ngôi, lễ Hiển Linh ... Và trong các lễ rửa tội và đám cưới.
Màu đỏ: Màu của Tình yêu, của máu và của lửa Thần Khí, màu ngày chúa nhật Lễ Lá, Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ Hiện Xuống, lễ Thánh giá Vinh quang, lễ các thánh tử đạo và cũng có thể mặc trong các ngày lễ thêm sức và chịu chức.
Màu xanh lá cây: Biểu tượng của hy vọng, của thiên nhiên, của công trình Tạo dựng của Chúa. Màu xanh là màu Thường Niên được mặc ở hai thời kỳ: từ ngày hôm sau ngày Chúa Giêsu Rửa tội đến ngày thứ ba trước lễ Tro, sau đó từ ngày hôm sau lễ Hiện Xuống đến chúa nhật đầu tiên Mùa Vọng. 
Màu tím: Màu của tha thứ, chờ đợi, ăn năn được mặc trong Mùa Vọng và Mùa Chay. Màu tím cũng được dùng trong bí tích hòa giải và thay thế màu đen ngày xưa dùng trong các buổi phụng tự và thánh lễ cho người quá cố. 
Màu hồng: Màu pha trộn của màu đỏ (tượng trưng cho tình yêu Thiên Chúa) và màu trắng, hoặc màu tím (tượng trưng cho ăn năn). Màu hồng được mặc hai lần một năm, chúa nhật thứ ba Mùa Vọng (Gaudete) loan báo niềm vui lễ Giáng Sinh và chúa nhật thứ tư Mùa Chay (Laetare). 
Màu vàng kim loại: màu ánh sáng quý báu và vương quốc Chúa Kitô có thể được dùng trong các ngày lễ trọng thể, các ngày lễ hội, đặc biệt ngày lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh, các lễ cao điểm của năm phụng vụ. Màu vàng nếu không pha trộn chung với màu vàng kim loại thì không được dùng.
Màu bạc có thể dùng như màu trắng.
Màu xanh da trời ít được dùng ở Pháp, được dùng ở Tây Ban Nha và Châu Mỹ La Tinh trong những ngày lễ Đức Mẹ.
Màu xám tro đặc trưng của vùng Lyon, được mặc trong Mùa Chay, những ngày trong tuần.
Marta An Nguyễn dịch


Tại sao trong nhà thờ, tượng Đức Mẹ đặt bên trái, còn thánh Giuse bên phải?



Khi bước vào các nhà thờ Công giáo, chúng ta thường thấy tượng Đức Mẹ đặt bên trái bàn thờ và tượng thánh Giuse ở bên phải.
Sự bố trí này không phải do ngẫu nhiên.
Đúng là không có những quy tắc cụ thể về việc bài trí các tượng ảnh. Hướng dẫn chung của Lễ điển Roma chỉ nói rằng “cần chú ý không để quá nhiều tượng ảnh, và phải sắp xếp theo trật tự hợp lý để không làm giáo dân xao lãng khi tham dự phụng vụ. Thường chỉ nên dùng một ảnh tượng cho một vị thánh .” (GIRM 318)
Trong quá khứ, có tập tục đặt tượng thánh bảo trợ của giáo xứ ở giữa nhà thờ, phía trên nhà tạm, nhưng truyền thống đó đã bị bỏ đi, bởi trung tâm nhà thờ là vị tri của thánh giá.
Về việc đặt tượng Đức Mẹ bên trái nhà thờ, là do Đức Mẹ ở bên tay phải Chúa.
Cách bài trí này là theo truyền thống Do Thái, hoàng thái hậu luôn ngồi bên tay phải của vua. Như trong sách Các Vua 1 (2, 9) đã viết, “Bathsheba đến gặp Vua Salomon, để nói giúp cho Adoni′jah. Nhà vua đứng lên để gặp bà, cúi chào bà, rồi ngồi lên ngai. Một chiếc ghế được đưa lên, để mẹ nhà vua ngồi bên phải ngài .”
Đức Giáo hoàng Piô X đã xác nhận truyền thống này trong tông thư Ad Diem Illum Laetissimum, khi tuyên bố “Đức Mẹ ngồi bên phải Con của Mẹ .”
Một cách giải thích khác là cánh bên trái của nhà thờ được xem là “Cánh Phúc âm” và Đức Mẹ được xem là Evà mới, có vai trò then chốt trong lịch sử cứu độ.
Trong các giáo hội Đông phương, tượng Đức Mẹ cũng được đặt bên trái gian giữa, ngăn giữa cung thánh và phần còn lại của nhà thờ. Một nhà bình luận đã giải thích rằng, “Mẹ Thiên Chúa bồng Chúa Kitô hài nhi, và là hiện thân của khởi đầu Ơn Cứu độ cho chúng ta .”
Còn tượng thánh Giuse đặt ở bên phải, là vì  tượng Đức Mẹ luôn được ưu tiên đặt ở bên trái. Và cũng nhiều lúc, các nhà thờ đặt tượng ảnh khác thay vì thánh Giuse.
Nhưng nếu tượng Thánh Tâm được đặt ở bên trái thì tượng Đức Mẹ được đặt bên phải.
Còn một giả thuyết khác, là có thời, Giáo hội còn truyền thống phân biệt giới tính, khi phụ nữ và trẻ con ngồi một bên, còn đàn ông ngồi một bên trong nhà thờ. Có lẽ vì thế mà một vài nhà thờ đặt tượng các thánh nam một bên, và các thánh nữ một bên.
Vì vậy, dù không có quy định nào, nhưng truyền thống đặt tượng Đức Mẹ ở bên trái đã phát triển qua thời gian, dựa theo truyền thống kinh thánh và văn hóa.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch