“CHÚNG TA PHẢI CHẾT ĐỨNG”
Đứng gần thập giá Chúa Giê-su có thân mẫu Người. (Ga 19,25)
Suy niệm: Như bao bà mẹ trên khắp thế giới này đau khổ khi con mình hy sinh vì tổ quốc, Đức Ma-ri-a cũng thấu cảm nỗi đau của người mẹ mất người con yêu. Khác một điều là Mẹ không chỉ chịu nỗi đau này khi đứng dưới chân thập giá, mà Mẹ đã sống nỗi đau này ngay khi trẻ Giê-su mới đầy tháng, qua lời tiên tri của Si-mê-on về sứ mạng của trẻ Giê-su và hình ảnh lưỡi gươm đâm thấu tâm hồn Mẹ. Có lẽ hình tượng lưỡi gươm chưa diễn tả hết được nỗi đau “đứt ruột” của Mẹ khi đứng dưới chân thánh giá chứng kiến cuộc khổ nạn của con mình. Thế nhưng, dưới chân thập giá, Mẹ vẫn đứng. Vâng, Mẹ đứng chứ không quỵ ngã rũ rượi, tư thế đầy khí phách của người Mẹ Đấng Cứu Thế, đồng lao cộng khổ với con để cứu độ nhân loại.
Mời Bạn: Đức Tổng giám mục Fulton Sheen gọi tư thế đó là “chết đứng” trong tác phẩm “Chúng ta phải chết đứng” (We must die standing) của mình. Ngài muốn nói “tử vì đạo là sống vì đạo,” là chấp nhận những cái chết nho nhỏ khi sống vì niềm tin. Noi gương Đức Ma-ri-a bạn hãy sẵn sàng “chết đứng” khi gặp đau khổ, lúc phải hy sinh vì lựa chọn sống theo những giá trị Tin Mừng.
Chia sẻ: Suy nghĩ thêm về ý tưởng “tử vì đạo là sống vì đạo”.
Sống Lời Chúa: Thực hiện những hành vi sống vì đạo, như can đảm cắt đứt một câu chuyện không lành mạnh, lên tiếng bênh vực lẽ phải, chấp nhận hy sinh vất vả vì đức tin.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết noi gương Thánh Mẫu khi nhiệt thành cộng tác với các linh mục, tu sĩ trong các hoạt động tông đồ, trong các sinh hoạt xứ đạo để xứng đáng là con cái Thánh Mẫu. Amen.
LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI
"Những vết thương rải rác trên khắp thân thể của Chúa chúng ta, đã hợp nhất lại nơi trái tim đơn độc của Mẹ Maria" (Thánh Bonaventura)
Hôm qua, Hội Thánh suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, tưởng nhớ Chúa chịu chết đau thương trên Thập giá để cứu chuộc loài người. Hôm nay, Hội Thánh mời gọi mọi người tưởng niệm những sự thương khó của Đức Maria, Mẹ đã thông phần sự đau khổ với Con, Mẹ đã kết hiệp nỗi thống khổ của Mẹ vào sự thương khó của Con, để cộng tác với Người trong công cuộc cứu rỗi nhân loại.
Mẹ đau khổ biết bao:
- Khi nghe ngôn sứ Simêon tiên báo: Lưỡi gươm sẽ đâm thâu lòng Mẹ.
- Lúc đang đêm Mẹ Con phải chạy trốn sang Ai cập.
- Lúc lạc mất Con, Mẹ phải tìm kiếm ba ngày mới gặp lại trong đền thờ.
- Khi Mẹ đi theo Con trên đường lên núi Sọ, vai vác Thánh Giá mình đầy vết tích máu me.
- Khi thấy Con bị quân lính đóng đinh tay chân vào Thập giá đau đớn xót xa.
- Lúc môn đệ hạ xác Con xuống khỏi thập giá, Mẹ thấy Con chết đau thương tất tưởi.
- Khi ông Giuse Arimathia và cụ Nicôđêmô chôn xác Con trong mồ, Con và Mẹ từ đây xa cách…
Thật đúng là một cuộc tử đạo trong tâm hồn, như lời thánh Bênađô đã nói:
"Cuộc tử nạn của Đức Trinh Nữ được gợi lên trong lời tiên tri của Simêon cũng như trong bài tường thuật cuộc khổ nạn của Chúa. Vị thánh tiên tri già đã nói về trẻ Giêsu rằng:
"Này, Người có mệnh làm dấu gợi lên chống đối, và hướng về Đức Maria ông nói: và hồn bà mũi gươm sẽ đâm thấu ".
"Quả thật, ôi Mẹ diễm phúc, lưỡi gươm đã đâm thâu lòng Mẹ. Nói không đâm thâu lòng Mẹ sao được, khi nó đâm vào thân xác Con Mẹ! Thật vậy, Đức Giêsu tuy là của mọi người, nhưng phải nói đặc biệt là của Mẹ, khi Người đã trút linh hồn thì lưỡi gươm tàn bạo không còn làm tổn thương gì cho linh hồn Người nữa, nó không tha cho kẻ chết mà nó không còn làm hại gì được, nó đâm thủng cạnh sườn Người, nhưng thực ra nó đâm thâu lòng Mẹ. Linh hồn Người không còn ở đó, nhưng có tâm hồn Mẹ, khiến chúng con có thể nói một cách thích đáng rằng: Mẹ còn hơn người tử đạo, vì nơi Mẹ niềm cảm thông đau khổ của Con khiến Mẹ đau đớn hơn cả sự đau đớn trên thân xác".
"Rồi lời sau đây đối với Mẹ không sắc bén hơn lưỡi gươm sao, vì quả thật nó xuyên thủng tâm hồn, đi đến chỗ phân rẽ tâm hồn và tâm linh. Lời rằng: Hỡi Bà, này là con Bà! Ôi! trao đổi gì kỳ vậy? Mẹ được trao Gioan thay vì Giêsu, tớ thay vì chủ, trò thay vì Thầy, con của Giêbêđê thay vì Con Thiên Chúa, người phàm thay vì Thiên Chúa thật. Làm sao khi nghe như thế mà tâm hồn đầy âu yếm của Mẹ không bị đâm thâu, trong khi tâm hồn chúng con dù chai lỳ sắt đá, chỉ nhớ đến thôi, cũng đã tan nát rồi ".
Ðây Sẽ Là Niềm An Ủi Của Con
Một trong những hình ảnh thánh thiện nhất về đời sống Kitô có lẽ là hình ảnh của những người hấp hối trên tay cầm thánh giá.
Người ta kể về một người đạo đức nọ như sau: Trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh, chỉ còn một phương thế duy nhất có thể hy vọng cứu sống bà đó là tiến hành cuộc giải phẫu.
Sau mấy tháng quằn quại trong đớn đau, người đàn bà đã yên nghỉ trong Chúa.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ Ðức Mẹ Ðau Khổ hay cũng thường được gọi là 7 sự thương khó của Ðức Mẹ.
Suốt cuộc đời trần thế, Mẹ Maria quả thực là một người đàn bà đau khổ. Nhưng cũng giống như người đàn bà can đảm trong câu chuyện trên đây, Mẹ luôn có Chúa bên cạnh. Còn nỗi đớn đau nào bằng khi ôm lấy xác Chúa được tháo gỡ từ thập giá? Nhưng đó cũng là bí quyết của Mẹ. Mẹ luôn có Chúa trong lòng, từ lúc cất giữ mọi sự trong lòng để suy niệm cho đến lúc ôm lấy xác Chúa: từng phút giây của cuộc sống, Mẹ đau khổ nhưng luôn có Chúa trong lòng. Sự hiện diện của Chúa trong lòng đã giúp Mẹ đi hết cuộc hành trình Ðức Tin.
Là mẫu mực trong cuộc hành trình Ðức Tin, Mẹ cũng muốn trao gởi Ðấng Cứu Thế cho mỗi người chúng ta.
Mẹ Maria đã đảm bảo cho chúng ta điều đó. Chúng ta hãy kết hiệp với thập giá của Ðức Kitô. Trong mọi đau khổ, chúng ta hãy ngước nhìn lên thập giá của Ngài.