PHÉP LẠ CHỮA LÀNH HỒN XÁC
“Bệnh
này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên
Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh.” (Ga 11,4)
Suy niệm:
Căn bệnh “thập tử nhất sinh” của anh La-da-rô được Chúa Giê-su coi là
dịp để vinh quang Thiên Chúa được biểu lộ. Quả thật, nhiều người đã tôn
vinh Thiên Chúa và tin vào Đức Giê-su qua việc Ngài phục sinh anh
La-da-rô. Mặt khác, Đức Giê-su chỉ yêu cầu Mát-ta một điều, đó là “tin”.
Mát-ta đã tin và tuyên xưng: “Thưa Thầy, con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.”
Như vậy, phép lạ được Chúa thực hiện là để tôn vinh Thiên Chúa và để
củng cố đức tin cho người ta. Đồng thời, phép lạ cũng đòi hỏi thái độ
tin của người cầu xin.
Mời Bạn:
Khi chữa lành, làm cho La-da-rô sống lại, Đức Giê-su cũng đã chữa lành,
phục sinh tâm hồn những người khác, vì nhờ phép lạ, họ đã tin vào Ngài.
Chớ gì chúng ta đừng tìm kiếm phép lạ chỉ vì nó lạ và mang lại lợi gì
cho phần xác, nhưng hãy tìm kiếm những gì sinh ích lợi cho đức tin và để
cho vinh quang Thiên Chúa được tỏ hiện. Ngay cả bệnh tật, khổ đau,
nghịch cảnh cũng là những dịp để Thiên Chúa được tôn vinh: “Bệnh này
không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên
Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh”.
Chia sẻ: Thuật lại một trường hợp bệnh phần xác hay phần hồn của bạn đã trở nên dịp để Thiên Chúa được tôn vinh.
Sống Lời Chúa: Trong mọi hoàn cảnh, bạn lặp lại lời tuyên tín của Mátta: “Con tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin chữa lành hồn xác con để con luôn biết tôn vinh và sống đẹp lòng Chúa mỗi ngày. Amen.
THÁNH PHANXICÔ PHAOLÔ HIỂN TU
SÁNG LẬP DÒNG ANH EM HÈN MỌN
(1416-1507)
Ông Giacôbê Multôtillô và bà Viênna Phuscalđô là hai bông hoa nở ra
trong vườn hôn nhân của Giáo hội. Ngay ngày thành hôn, ông bà đã cùng
nhau cam kết sống trung thành với đức tin công giáo, nhất là với sứ mệnh
của những người ở bậc vợ chồng. Vì thế ngoài đức tính khiêm nhường và
bác ái, ông bà còn dâng lên Thiên Chúa tinh thần cậy trông phó thác, đặc
biệt trong suốt thời gian chịu chung số phận son sẻ. Bằng lời nguyện,
bằng nước mắt và việc hy sinh đền tội, ông bà khấn với thánh Phanxicôâ
Assi xin Chúa ban cho một người con.SÁNG LẬP DÒNG ANH EM HÈN MỌN
(1416-1507)
Chúa nhận lời thánh Phanxicô bầu cử cho ông bà. Cuối năm 1416 ông bà sinh hạ một hài nhi xinh đẹp. Niềm vui hiện lên khóe mắt và càng vui hơn khi nghe bà con hàng xóm đến kể: "Đêm qua, giữa lúc tiếng chuông khai sinh của em bé ngân vang trên tháp nhà thờ, thì chúng tôi thấy nhiều luồng sáng lạ tự trời chiếu xuống mái nhà ông bà".
Để nhớ ơn thánh Phanxicô nghèo, ông bà đặt tên thánh cho con là Phanxicô. Lòng ghi ơn ấy, thánh Phanxicô đã chấp nhận và tỏ ra rất hài lòng trong việc chữa em bé khỏi bêïnh nan y, khi em chưa đầy một tuổi.
Coi con như hồng ân Chúa ban xuống, ông bà Giacôbê tận tình yêu thương và dậy dỗ con mến Chúa yêu người. Vì thế, những đức tính ngoan nguỳ sớm nẩy ra trong tâm hồn Phanxicô. Cậu yêu làm việc bác ái, thích cầu nguyện, nhất là say mến Trinh Nữ Maria. Một hôm cậu đang quỳ gối lần hạt ngoài vườn, bà thân mẫu đi qua bảo cậu: "Phanxicô, sao con không lấy mũ mà đội, trong khi con quỳ cầu nguyện với Chúa lâu như thế?"- Cậu liền trả lời: "Thưa mẹ, giá con hầu truyện một nữ hoàng, hẳn mẹ sẽ bảo con đừng đội mũ, thế mà con hiện đang thưa truyện với Nữ Vương Thiên Quốc, sao mẹ lại không cho phép con quỳ gối và để đầu trần?" Ngoài ra Phanxicôâ còn là một cậu bé khiêm tốn và vâng lời. Người ta kể một hôm bà thân mẫu bảo cậu thôi cầu nguyện để đi chơi giải trí đôi phút, cậu đã từ tốn trả lời: "Thưa mẹ, mẹ biết điều con yêu thích hơn cả là đàm thoại và cầu nguyện với Chúa, tuy nhiên, vì mẹ dạy, con xin vâng theo lời mẹ".
Đời sống cao đẹp ấy bộc lộ rõ rệt nhất trong những ngày Phanxicô sống tại tu viện thánh Máccô. Khi ấy thầy Phanxicô mới 13 tuổi chẵn. Thầy giữ luật theo từng điều nhỏ: luôn mặc áo nhặm và ăn chay nhiều ngày trong tuần. Tín nhiệm vào tài ba và nhân đức của Phanxicôâ, bề trên cử thầy giữ nhiều nhiệm vụ: giữ nhà cơm, làm y tá coi phòng bệnh, và trông nom nhà mặc áo. Thầy làm việc tận tâm, chu đáo và lấy tinh thần siêu nhiên để thánh hóa những công việc nhỏ mọn ấy. Chúa thưởng thầy cách riêng. Vì thế đời sống thầy đã có nhiều phép lạ. Hơn một lần thầy đựng than hồng trên tà áo, đem từ nhà bếp đến nhà thờ mà áo vẫn không bị sém cháy. Lần khác vì được ngất trí trong giờ cầu nguyện thầy Phanxicô trễ giờ làm cơm. Thầy quản lý thấy thế nặng lời khiển trách Phanxicôâ. Thầy khiêm tốn và vui vẻ nhận lỗi. Rồi như để đền tội, thầy quỳ xuống trước bếp cầu nguyện với Chúa và Đức Mẹ. Sau mấy phút thầy ra phòng cơm, nghiêm trang làm dấu thánh giá, lập tức một bữa ăn thịnh soạn đã xếp đặt đầy đủ như mọi khi.
Cảm mến nhân đức của thầy Phanxicô, mọi người trong dòng muốn giữ thầy lại trong tu viện, nhưng ý Chúa lại khác. Một hôm vì muốn tỏ lòng ghi ơn thánh Phanxicô nghèo, cha mẹ thầy đã đến xin phép bề trên cho thầy về nhà để cùng gia đình đi hành hương viếng Átxi, quê tổ thánh Phanxicô. Chính trong dịp này, thầy đã nhận rõ thấy ý Chúa muốn gọi mình sống đời ẩn dật. Thầy đem ý tưởng trình bày với cha mẹ và được các ngài cho phép tự do sống đời tận hiến. Sau ba ngày đường mệt mỏi, thầy Phanxicô tìm được một hang đá hẻo lánh ở bờ biển. Thầy trú thân tại đó, ngày đêm cầu nguyện và ăn chay đền tội. Cho đến một hôm, đoàn người đi săn đã tình cờ gặp thấy thầy đang cầu nguyêïn trong hang đá. Họ túm lại tung hô nhân đức của thầy và xin thầy ban lời huấn dụ. Thế là từ đó, tiếng nhân đức của thầy mỗi ngày một truyền lan, lôi kéo hàng trăm ngàn người đến thụ giáo. Nhất là từ khi Chúa cho thầy làm phép lạ cứu nhiều công dân thành Napôli khỏi bệnh dịch năm 1466. Hang đá hoang vắng nay trở thành một khu vực sầm uất với những nhà lều san sát của đoàn người "ẩn sĩ". Chính ông Giacôbê thân phụ của thầy cũng dựng lều sống tại đây trong những năm cuối đời. Ông được cử làm "Huynh trưởng đoàn ẩn sĩ".
Hai năm sau, Đức Tổng giám mục thành Cosenza tên là Pyrrhô ngỏ ý xin thầy Phanxicô quy tụ các môn đệ thành lập một dòng mới. Vâng lời Đức Tổng giám mục, thầy Phanxicô bỏ đời sống ẩn dật, đến miền Paula khởi công xây một nhà thờ trên ngọn núi gần thành. Nhưng khi công việc vừa hoàn thành thì bỗng có một người lạ vận áo tu sĩ hèn mọn đến nói với thầy: "Này Phanxicô, căn nhà ngài xây cho Thiên Chúa bé nhỏ quá, hãy phá đi và xây một thánh đường rộng rãi hơn". Chắp tay lại, thánh Phanxicô trả lời: "Thưa ngài, tôi nghèo lắm, làm sao có thể thực hiện một công trình vĩ đại như thế được?" Thầy dòng lạ mặt mỉm cười trả lời: "Đấng Toàn năng sẽ giúp đỡ ngài". Linh cảm đó là ý Chúa muốn, thầy Phanxicô làm mọi việc như đã được chỉ dẫn. Đáp lại lòng tin và thiện chí của thầy, Chúa đã soi sắng cho một nhà cự phú tên là Giacôbê Tacsia thành Cosenza đến dâng cho thầy một số tiền đủ chi phí. Các lãnh chúa cũng thi nhau dâng cúng cho thầy nhiều vật liệu. Thêm vào đó Chúa còn cho thầy làm nhiều phép lạ hầu kiến thiết xong khu nhà dòng tương lai.
Nhưng con người và cách sống của thầy Phanxicô còn giá trị và ảnh hưởng hơn các phép lạ. Ngoài công việc hoạt động truyền giáo và gây nền tảng cho nhà dòng, ngài còn có một đời sống nội tâm rất dồi dào và sâu sắc. Ngài cầu nguyện nhiều giờ và vì thế được ân hưởng nhiều thị kiến. Một hôm, hai linh mục và một thầy dòng nom thấy ngài đi chân không bước lên bàn thánh, có ánh sáng bao phủ với ba vòng hoa đội trên đầu. Lần khác Tổng lãnh thiên thần Micae hiện ra trao cho ngài một tấm đá nhỏ có khắc hai chữ "Bác ái" và dậy phải dùng hai chữ ấy như châm ngôn duy nhất của dòng mới. Vì thế ta không lạ gì khi thấy thánh Phanxicô có một tinh thần bác ái rất mực cao sâu. Ngài thi hành bác ái trong tâm tình, trong lời nói, và bằng những việc làm từ thiện. Nhưng càng thương xót và hiền dịu với mọi người, thánh nhân càng nghiêm nhặt với mình. Đời sống hy sinh hãm mình của thánh nhân càng đáng chúng ta chú ý. Mùa chay, ngài bắt chước Chúa Giêsu giữ chay trọn 40 ngày. Không bao giờ ngài uống rượu và suốt đời chỉ dùng những món ăn rẻ tiền. Ngài mặc áo vải thô có lông nhặm và thắt dây gai cho lận vào thịt. Tóm tắt, đời sống khổ hạnh lạ lùng ấy, người ta đã viết trong bản phong thánh cho ngài như sau: "Thánh nhân hầu như không có xác, ngài sống chẳng khác chi một bậc thần linh".
Và qua chính con người siêu nhiên ấy, Chúa đã ban ân lạ cho nhiều người. Nhờ lời cầu nguyện của thánh nhân, 200 người Ý khỏi bệnh tả trong một ngày. Cũng hôm đó cháu trai của ngài tên là Nicolas Alesso được sống lại trước sự bỡ ngỡ và hân hoan của mọi người… Thánh nhân còn làm nhiều việc lạ khác mà chúng ta không thể kể ra hết được. Vì thế nhà dòng của thánh nhân được mệnh danh là "Tu viện phép lạ".
Nhờ hồng đức của đấng sáng lập, nhà dòng phát triển mau lẹ về hết mọi phương diện.
Năm 1416, thánh nhân được phép lập nhiều tu viện tại vùng Calabrê rồi sang Sicilia. Ngài đi đến đâu là mang phép lạ làm vinh danh Chúa đến đấy. Nhờ thế công việc truyền giáo và lập dòng của thánh nhân thu lượm được nhiều kết quả. Năm năm sau Đức Giáo Hoàng Sixtô IV lại truyền lập một tu viện dưới sự bảo trợ và huấn luyện của thánh Phanxicộ Đến đời Đức Giáo Hoàng Alêxanđriađê VI dòng thánh Phanxicô được sáng lập chính thức mang tên là: "Dòng Anh Em hèn mọn". Thánh nhân được Đức Giáo Hoàng chỉ làm bề trên cả với nhiệm vụ soạn luật dòng. Thế là dòng của thánh Phanxicôâ ra đời và đã góp vào đồng lúa của Giáo hội nhiều thợ gặt suất sắc…
Năm 1481 vua Lui XI, vì đã được thánh Phanxicô chữa khỏi bệnh, đồng ý cho ngài lập nhiều cơ sở trên đất Pháp. Ý định ấy sau được hoàng thái tử kế vị cha lấy danh hiệu là vua Carôlô tiếp tục. Vua còn dâng tiền của, xin thánh nhân cất một tu viện trên ngọn đồi Pincio gần Rôma dành riêng cho những thầy dòng quốc tịch Pháp. Theo thời gian, dòng dần mở rộng trong khắp miền nước Ý, Tây Ban Nha và Đức. Các thầy dùng đời sống thánh thiện và hoạt động bác ái để mở rộng nước Chúa. Để tán thưởng phần nào huân công truyền giáo ấy, người ta đã khen tặng các thầy danh hiệu là: "Các chiến sĩ đồng lúa". Trong một bức thư, Đức Giáo Hoàng Sixtô IV còn gọi dòng thánh Phanxicô bằng cái tên xứng đáng: "Dòng tu của Nước trời".
Quả thế, thánh Phanxicô dùng lời nói và việc làm huấn luyện cho các tu sĩ tinh thần mến Chúa tha thiết trong việc thi hành bác ái, khiêm tốn vâng lời và giữ luật, nhất là say mê phần rỗi các linh hồn. Ngoài ra thánh Phanxicô còn để lại cho các thầy di sản cao quý là lòng sùng kính Trinh Nữ Maria. Ngài muốn các tu sĩ suy niệm sâu xa và đặc biệt tôn yêu mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Truyền tin và sự thương khó Chúa Kitô.
Thánh Phanxicô nhiệt tâm làm việc cho đến đầu năm 1507 thì ngã bệnh. Chúa đã hiện ra báo cho ngài biết ngày ngài qua đời. Vì thế ngã bệnh đối với ngài chỉ là dịp dọn mình gần để trở về thiên quốc. Tuy nhiên ngài cố gượng đi thăm và yên ủi các đoàn con lần cuối cùng. Chủ nhật Lễ Lá, tức ngày 28 tháng 03 năm 1507, ngài bị sốt nặng và không ăn uống gì cho đến phút cuối cùng của đời sống. Trước khi chết, ngài cầm cây thánh giá áp vào ngực và than thở: "Lạy Chúa, con xin phó thác linh hồn con trong tay Chúa. Lạy Chúa Giêsu nhân hiền, xin bảo trợ những người công chính, cải hoá những tâm hồn tội lỗi. Xin thương những giáo dân còn sống và đã qua đời, và xin ấp ủ con dù con chỉ là một tội nhân bất xứng". Sau lời nguyện, thánh nhân nghiêng đầu như để giã biệt mọi người rồi êm ái trút hơi thở cuối cùng. Ngài hưởng thọ 91 tuổi. Hôm ấy là ngày 02.04 năm 1507.
Sau nhiều ngày để cho giáo dân kính viếng, xác thánh nhân được mai táng tại tu viện Plessilêa Tours. Từ đó giáo dân đã kính ngài như một vị thánh. Đặc biệt có công chúa con vua Lui XII, vì được thánh nhân chữa khỏi bệnh, đã cổ động một phong trào suy tôn ngài lên bậc thánh. Kết quả của phong trào và lòng yêu mến của giáo dân là ngày 7-7-1513, Đức Giáo Hoàng Lêô X đã phong ngài lên bậc Á thánh. Bốn năm sau, ngày 1.5.1519 Đức Giáo Hoàng lại truyền ghi tên thánh Phanxicô vào sổ các vị hiển thánh của Giáo hội.
Lạy Chúa, vì lòng yêu mến chân thành của thánh Phanxicô, xin cho chúng con cũng được yêu mến Chúa cho đến cùng, nghĩa là chỉ biết sống vì Chúa, làm việc vì Chúa và chết vì Chúa. Và lạy Chúa, đó là bổn phận duy nhất của chúng con, bổn phận "lấy tình yêu đáp lại tình yêu".
Ve Sầu Kêu Ve Ve
"Ve sầu kêu ve ve, suốt mùa hè. Ðến kỳ gió bấc thổi, nguồn cơn thật bối rối....".
Trên
đây là bốn câu đầu trong bài thơ mà cụ Nguyễn Văn Vỉnh đã dịch từ
chuyện ngụ ngôn "Con ve và con kiến" của thi sĩ Pháp La Fontainẹ
Ở Việt Nam chúng ta cũng như tại nhiều nước trên thế giới, cứ mỗi độ hè về là ve sầu xuất hiện và kêu inh ỏị
Theo
sinh vật học thì có đến 23 loại ve sầu, mỗi loại có chu kỳ khác nhau:
loại 2 năm, loại 3 năm. loại 17 năm v.v... Trước khi xuất hiện trên mặt
đất, ve đã làm kiếp nhộng sống ngầm dưới đất đến 17 năm. Ngay sau khi ra
khỏi trứng, nhộng đã chui xuống đất và sống yên lặng 17 năm.
Sinh
vật học còn cho rằng, khi chu kỳ 17 năm chấm dứt, các con nhộng này có
thể nghe được một tín hiệu bí mật kêu chúng ra khỏi lòng đất và hàng
trăm triệu con nhộng đã đáp lại tiếng kêu gọi đó, bò lên mặt dất, tìm
cây cối hay vật gì thẳng gốc với mặt đất để bám chặt vào, rồi lột voe,
biến thành con ve với hai cánh dài để bay... Nhưng cuộc sống của ve rất
ngắn ngủi: vì chúng chỉ sống được năm tuần lễ vừa đủ để làm một công tác
duy nhất làđẻ trứng rồi chết.
Kiếp
sống của con ve sầu có thể làm cho chúng ta liên tưởng đến cuộc đời của
Chúa Giêsu: trong 33 năm sống kiếp con người, Ngài đã sống ẩn dật đến
30 năm.
Nếu
đối với kiếp ve sầu, 17 năm sống dưới đất như nhộng không phải là vô
ích, thì với Chúa Giêsu, 30 năm sống ẩn dật của Ngài cũng mang một ý
nghĩa và giá trị đặc biệt. Kiếp sống lam lũ của người thợ mộc, những vất
vả trong cuộc sống hằng ngày: tất cả đều mặc cho cuộc sống con người
một ý nghĩạ
Chúa
Giêsu đến để chiếu rọi ánh sáng vào cuộc sống con người. Ánh sáng đầu
tiên đã được chiếu rọi vào cuộc sống chúng ta chính là những năm tháng
ẩn dật ấy của Chúa Giêsu. Trong ánh sáng ấy, chúng ta sẽ hiểu dược dù
nghèo hèn đến đâu, dù tối tăm đến đâu, công việc từng ngày của chúng ta
là những đóng góp vào công cuộc cứu rỗi của Chúa. Con ve sầu phải tôi
luyện trong suốt 17 năm trời mới có thể xuất hiện để sinh ra một mầm
sống mới. Những lam lũ vất vả từng ngày của người Kitô chúng ta cũng có
sức mang lại mầm sống mới cho rất nhiều ngườị
Ước
gì ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu rọi vào cuộc sống của chúng ta, để, dù
vất vả lao nhọc và đau khổ từng ngày, chúng ta luôn vui vẻ tiến bước vì
tin rằng cuộc sống của chúng ta đang mang lại sức sống cho nhiều ngườị