SỰ THẬT SẼ GIẢI THOÁT TA
“Nếu
các ông ở lại trong Lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các
ông sẽ biết sự thật và sự thật sẽ giải thoát các ông.” (Ga 8,31-32)
Suy niệm: Hiện nay, hiện tượng tham
nhũng và dối trá đang thâm nhập và hoành hành khắp nơi trong xã hội. Vì
ham muốn một cuộc sống hưởng thụ dễ dãi với nhiều của cải, quyền lợi và
lạc thú, người ta dễ để mình bị trói buộc trong cuộc sống gian dối.
Những vụ việc tham nhũng, thâm lạm, giả mạo, v.v… bị phát hiện và đưa ra
trước vành móng ngựa chỉ là phần nổi của tảng băng, không đủ sức bẻ gẫy
xiềng xích của sự gian dối đang trói buộc con người. Lời Chúa hôm nay
chỉ cho ta cách giải thoát toàn vẹn và hoàn hảo nhất. Chỉ khi sống theo
Lời Chúa, con người mới thoát khỏi sự trói buộc của đam mê dục vọng và
đến được Thiên Chúa là nguồn mạch Sự Thật và Sự Sống. Lúc đó con người
thực sự được giải phóng, được tự do.
Mời Bạn: Bà Lê Hiền Đức, 77 tuổi khi
nhận giải thưởng Liêm Chính 2007 của tổ chức Minh Bạch Thế Giới nhờ
những hoạt động đấu tranh chống tham nhũng, bà nói: “Cả cuộc đời tôi vẫn
luôn tâm đắc: làm việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đồng bào tôi.
Tôi mong hành động liêm chính này trở thành điều bình thường trong cuộc
sống”. Là môn đệ Chúa Giêsu, ta đã có ý chí mạnh mẽ để sống sự thật và
làm cho sự thật lớn lên trong môi trường mình đang sống, để “hành động liêm chính trở thành điều bình thường trong cuộc sống” không?
Sống Lời Chúa: Sống thành thật, không quanh co che đậy, không đứng về cái xấu.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giữ con ở lại trong Lời Chúa, để con biết thắng vượt chính mình và đừng để con sa bẫy cám dỗ.
THÁNH VINH SƠN PHÊRIÔ, HIỂN TU
(1349-1419)
Trừ một mình Đức Maria, hết mọi người chúng ta đều có tội. Không ai
có thể và dám tự phụ rằng mình là kẻ toàn thiện. Trở nên hoàn hảo là
đích mà mỗi người còn phải giắng tới. Hơn ai hết, các vị thánh là những
người đã nung nấu một ý chí muốn nên hoàn thiện như Chúa Cha ở trên
trời. Đọc hạnh thánh Vinhsơn Phêriô, chúng ta nhận thấy con người đó
suốt đời đã đem hết sức lực, hết tâm huyết để thực hiện mức sống toàn
thiện.(1349-1419)
Thánh Vinhsơn Phêriô sinh tại thành Valencia thuộc nước Tây Ban Nha. Ngay từ bé đã có nhiều dấu lạ tỏ ra Vinhsơn sau này sẽ trở thành một vị đại thánh.
Vinhsơn rất chăm học. Thêm vào đó một trí khôn sắc sảo khiến cho cậu luôn luôn được điểm tốt. Tính tình Vinhsơn hiền hoà dễ ở, ai trông thấy cũng đem lòng mến thương. Học hết trung học, Vinhsơn qua học thần học.
Năm lên 18 tuổi, Vinhsơn xin vào dòng thánh Đaminh để dễ trở nên hoàn thiện hơn. Trong thời gian sống ở nhà tập, thầy rất ham thích đọc hạnh thánh Đaminh và cố gắng soi gương bắt chước nhân đức phi thường của ngài. Người ta thấy thầy rất ham cầu nguyện, hãm mình phạt xác rất nhiệm nhặt và vâng lời mau mắn.
Hết hạn nhà tập, Vinhsơn được bề trên cho đi du học tại Barcêlônia. Không bao lâu, Vinhsơn đậu bằng tiến sĩ thần học, và được chọn làm giáo sư thần học tại Lêriđa. Sau đó, giáo sư Vinhsơn trở về Valencia, được mọi người hoan hỉ đón mừng. Ngài lưu lại Valencia giảng cho dân thành suốt sáu năm trời. Mọi người đều quý mến, coi ngài như một vị thánh.
Để ngăn ngừa ảnh hưởng lớn lao của cha Vinhsơn, ma quỷ tìm hết cách phá hoại công việc tông đồ của ngài. Một đêm, cha Vinhsơn đang cầu nguyện trước tượng chịu nạn, ma quỷ lấy hình người hiện đến đe dọa ngài: "Ta sẽ khuấy khuất nhà ngươi cho tới khi ngươi chịu đầu hàng phục quyền ta mới thôi!" Ngài mạnh dạn trả lời : "Hỡi quỷ Satan, bao lâu Chúa Kitôâ còn ở với ta, ta sẽ không bao giờ chịu hàng phục nhà ngươi". Quỷ dữ dọa: "Ngươi chớ nói mạnh, vì không gì khó bằng luôn luôn sống trong ơn nghĩa cho tới chết. Ta sẽ đợi lúc nào Chúa Kitôâ bỏ ngươi, lúc đó ta sẽ cho nhà ngươi biết tay ta". Thánh nhân đáp: "Chúa Kitôâ yêu quý của ta, sẽ không bao giờ từ chối ban ơn cho ta và Người sẽ tiếp tục ban cho ta được ơn trung thành tới cùng".
Cha Vinhsơn ăn nói rất có duyên. Nhiều phụ nữ đa tình tìm hết cách để quyến rũ ngài lỗi đức thanh sạch. Nhưng thánh nhân đã chiến đấu để lướt thắng. Một trong những đặc tính quí báu nhất giúp thánh nhân giữ đức sạch sẽ là tính e dè cẩn thận. Suốt 30 năm trời, khi ở trong nhà cũng như lúc ra ngoài đường phố, ngài thường giữ gìn ngũ quan rất cẩn thận, nhất là đôi mắt.
Giảng thuyết ở quê nhà chưa lấy làm đủ, cha Vinhsơn còn được mời qua giảng thuyết tại Pháp, Anh, Tô-cách-lan, Ái-nhĩ-lan, Ý. Ngài đặt chân đến đâu là có người trở lại theo đạo ở đó. Kết quả thu lượm được ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nguyên tại Tây Ban Nha, cha Vinh sơn đã đưa về cho Chúa hơn 25 ngàn người Do Thái. Tới đâu, cha đều cố gắng tẩy trừ hết tàn tích tội lỗi và gây một bầu không khí đạo đức an hòa. Ngài cố gắng hòa giải những vụ xích mích giữa chủ và thợ, giữa các ông hoàng giữa làng nọ với làng kia, thành này với thành khác. Bất cứ nơi nào cha Vinhsơn đặt chân tới ngài cũng cố gắng dậy dỗ và khuyến khích các tín hữu năng xưng tội rước lễ và cầu nguyện. Cha đối xử rất khoan hồng với những hối nhân. Lần kia, một người đã phạm những tội tầy trời đến xưng tội với cha Vinhsơn. Xưng xong, cha dạy ông ăn chay ba ngày để đền tội. Hối nhân đó cảm thấy việc đền tội cha chỉ thật không xứng với tội tầy đình của mình. Ông ta thưa với cha Vinhsơn:
"Thưa cha, sánh với những tội con vừa xưng, việc đền tội cha dạy con làm nhẹ quá!
"Con thân ái, đừng lo, con chỉ cần ăn chay ba ngày đã đủ lắm rồi! Chúa đã nhận lòng thống hối của con".
Hối nhân khóc nức nở, hết lòng thống hối thật tình. Thấy hối nhân thật lòng chừa cải, cha Vinhsơn liền truyền cho ông chỉ đọc một kinh Lạy Cha và kinh Kính mừng ba lần. Chưa đọc hết kinh Lạy Cha, hối nhân đã lăn ra chết dưới chân cha Vinhsơn chỉ vì quá đau đớn về tội lỗi mình đã phạm. Mấy ngày sau, ông này đã hiện về với cha Vinhsơn, cho cha biết hiện nay ông đã được vinh phúc trên cõi trời. Ông cho cha biết thêm Thiên Chúa rất bằng lòng với tâm tình thành thực thống hối.
Sở dĩ lời giảng của cha Vinhsơn có sức thôi miên thính giả là vì đời sống của cha rất am hợp với lời ngài giảng. Cha sống rất khó nghèo; đi đâu cha cũng chỉ mang có một cái áo dòng, bộ sách nguyện, với cuốn Kinh Thánh. Cha không nhận tặng vật của bất cứ ai. Nếu bó buộc cha phải lấy tiền bạc của người nào, cha đem cho kẻ khó ngay. Những ngày sống trong tu viện, cha Vinhsơn không hề ăn thịt bao giờ. Suốt 40 năm trời ngày nào cha cũng ăn chay, trừ ngày chủ nhật. Mỗi ngày cha dành nhiều giờ để suy niệm về những điều cha phải giảng. Đó cũng là lý do khiến bài giảng thuyết của cha có một sức lôi cuốn khác thường! Cha luôn luôn cố gắng chu toàn nhiệm vụ giảng thuyết. Suốt 18 năm trời, cha chỉ nghỉ giảng có 15 ngày. Thiên Chúa làm nhiều phép lạ để nâng đỡ lời nói của cha. Khi cha Vinhsơn giảng nơi công cộng giữa cánh đồng bao la trước một số thính giả đông vô kể, có đủ mọi hạng tuổi và trình độ học thức khác nhau, nhưng có điều lạ là ai cũng có thể nghe và hiểu hết lời cha giảng. Trong bản điều tra phong thánh cho cha Vinhsơn có ghi những lời này: "Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ để củng cố lời giảng của cha Vinhsơn. Nhiều lần ngài đã trừ quỷ, làm cho kẻ điếc được nghe, kẻ câm nói được, kẻ mù được sáng, người phong hủi được sạch, kẻ chết sống lại".
Một lần kia cha đang giảng ở Saragossa, bỗng cha oà lên khóc nức nở, không sao giảng tiếp được nữa. Mọi người tuốn đến hỏi cha, cha nói mẹ cha vừa từ trần ở Valencia và Thiên Chúa cho cha biết thêm là Chúa đã cho các thiên thần rước linh hồn mẹ cha về trời. Sau đó, người ta được biết lời cha nói là đúng.
Lần khác, cha giảng tại Barcêlônia, một thành phố đang bị nạn đói hoành hành, dân thành rất buồn khổ và hoàn toàn sống trong thất vọng. Nhưng cha Vinhsơn lại tỏ ra lạc quan hơn ai hết. Cha bảo họ hãy an tâm vì nội đêm nay sẽ có tầu lúa mì cập bến. Quả thực, trong đêm hôm đó nhiều tầu lúa mì lần lượt cập bến như lời cha tiên đoán. Những phép lạ trên đây đã làm mềm lòng nhiều người bướng bỉnh, cố chấp, và làm cho ai nấy tin tưởng hơn vào lời giảng giải khuyên bảo của cha. Ngoài những ơn siêu nhiên và những phép lạ Chúa làm để nâng đỡ lời cha, người ta còn thấy chính cha đã cố gắng rất nhiều trong việc soạn thảo bài giảng và tìm phương pháp hiệu nghiệm nhất để lôi kéo sức chú ý của thính giả. Ban đêm ngài ngủ rất ít, ngài dành thời giờ để cầu nguyện và suy gẫm đề tài sẽ giảng hôm sau. Mở đầu bài giảng cha thường khuyên mọi người dục lòng ăn năn thống hối cũng như Chúa Giêsu và thánh Gioan Tiền hô đã làm xưa. Lần kia ngài giảng về lòng nhân từ vô bờ bến của Thiên Chúa. Cha trình bày khéo léo đến nỗi chính cha cũng phải khóc nức nở và dĩ nhiên cha cũng làm cho hết mọi người có mặt khóc theo.
Chúa cũng ban cho cha Vinhsơn được ơn nhìn rõ tâm hồn những người nói chuyện với cha. Thế nên cha nhìn thấy rõ những ưu khuyết điểm của các tội nhân và do đó cha có thể hoán cải họ cách dễ dàng; không những chữa bệnh phần hồn, cha còn chữa đã cả bệnh phần xác. Mỗi lần cha giảng xong, người ta đưa đủ các bệnh nhân tới để xin cha chữa bệnh. Cha làm dấu thánh giá trên các bệnh nhân và nhiều người được khỏi. Vì hâm mộ lời cha, nhiều người đã theo cha đến hết những nơi ngài đi để được nghe lời ngài giảng.
Cha Vinhsơn không những lo việc giảng thuyết, sửa đổi các phong tục và tâïp quán xấu, cha còn đặc biệt chú ý đến việc dậy giáo lý cho trẻ em, và những người kém trí. Cha cố gắng dậy cho họ làm dấu thánh giá, đọc kinh Lạy Cha, Kính mừng, Tin kính, kinh Lạy Nữ Vương, kinh Cáo mình và biết kêu têân cực trọng Giêsu, Maria, Giuse. Ngài lại dậy cho họ thói quen đọc kinh tối sáng. Ai nấy đều quý mến cha, ngay đến cả các bậc vua chúa cũng thường đích thân ra đón rước cha. Dân chúng quá qúy mến cha đến nỗi khi gặp cha, họ thường hôn tay hay áo cha. Cha Vinhsơn rất khó chịu trước những cử chỉ tôn kính thái quá ấy. Cha thường trách mắng nặng lời những người có thái độ đó. Nhưng rút cục cha vẫn buộc lòng phải để cho họ làm theo sở ước của họ. Chúng ta sẽ không lấy làm lạ gì khi thấy cha Vinhsơn được mọi người trần thế tôn kính như một vị thánh sống, vì chính các thánh trên trời cũng ca khen và tôn kính ngài. Một đêm kia, cha Vinhsơn đang nằm nghỉ trên giường, thánh Đaminh mặc áo rực rỡ đích thân hiện ra với cha. Thánh nhân tự giới thiệu và nói ngài được Thiên Chúa sai đến để khuyến khích cha Vinhsơn cứ tiếp tục công tác truyền giáo Chúa đã giao phó cho cha, vì những công việc cha làm rất đẹp lòng Thiên Chúa. Thánh Đaminh còn cho cha biết rằng cha rất xứng đáng được hưởng nước trời với mực độ vinh quang như thánh nhân. Thánh nhân cũng nói thêm mình là thân cây của Dòng Giảng thuyết và cha Vinhsơn là hoa. Thoạt thấy bóng thánh Đaminh, cha Vinhsơn vội vàng quỳ sụp dưới chân thánh nhân định hôn chân ngài. Thánh Đaminh không những một mực từ chối, trái lại, chính ngài lại quỳ xuống bên giường cha Vinhsơn tỏ vẻ tôn kính với một cử chỉ đầy yêu mến. Các bạn cha Vinhsơn đều nghe được hết những lời đàm đạo giữa hai cha con thánh Đaminh. Hơn nữa họ còn nhìn thấy rõ phòng cha Vinhsơn sáng rực lên. Chính cha Vinhsơn đã phải công nhận sự thật đó và cha xin mọi người đừng nói cho ai biết việc đó cả. Qua năm 1419, cha lên đường sang giảng thuyết tại tỉnh Vannê thuộc miền Britania. Nhưng vì tuổi tác và sức yếu cha không thể lên toà giảng được như mọi khi. Các bạn đường khuyên cha nên trở về Valencia để được chết ở quê nhà. Sợ làm xôn sao dân thành, đêm đến cha Vinhsơn âm thầm ra khỏi thành định đi thẳng về Tây Ban Nha. Vừa đi được một quãng, cha thấy Chúa Giêsu hiện ra ở cửa thành ra hiệu gọi cha tới và cho cha biết Chúa muốn cho cha chết ở thành này. Ngay sau đó, cha Vinhsơn đã trở lại thành. Mấy ngày sau, cha bị sốt nặng. Cha xưng tội chung, nhận phép lành toàn xá của Đức Thánh Cha và chịu lễ rất sốt sắng. Cha xin người ta đọc Phúc âm về sự thương khó Chúa Giêsu và bảy ca vịnh thống hối. Đọc vừa dứt, cha Vinhsơn êm ái trút hơi thở cuối cùng, nhằm ngày thứ tư trước chủ nhật Lễ Lá năm 1419, hưởng thọ 70 tuổi.
Xác cha thánh Vinhsơn được an táng trọng thể tại nhà thờ thánh Phêrô ở Vannê. Giáo hội mừng lễ kính thánh nhân ngày 05 tháng 04 hằng năm.
Chiếc Bong Bóng Bay
Câu
chuyện được thuật lại xảy ra tại vùng Nam Italia, nơi dân chúng không
được sung túc cho lắm, so với những vùng khác. Câu chuyện trên mang tựa
đề là : "Chiếc bong bóng bay màu hồng".
Chiếc
bong bóng này là kết quả của sự góp nhặt và tiết kiệm từng xu của
Beppo, một em bé lên tám. Hôm ấy, trong lúc các trẻ đồng tuổi cắp sách
đến trường, Beppo chốn học, chạy nhanh lên ngọn đồi để thả chiếc bong
bóng màu hồng bay lên không trung. Cùng với chiếc bong bóng, Beppo cẩn
thận cột bức thư nó đã nắn nót viết từng chữ như sau: "Chúa ơi, vài tuần
nữa con sẽ có một đứa em. Gia đình con đã có sáu anh em, nhưng cha mẹ
con nghèo lắm. Nhà cửa chật chội và không có đủ giường chiếu, nên chúng
con phải ngủ chung ba đứa một giường. Lần này con không xin gì cho con,
nhưng con xin Chúa cho đứa em sắp sinh của chúng con một ít quần áo và
tã, quần áo xài rồi cũng được. Nhà con ở làng Arcol miền Nam nước
Italia. Con tên là Beppo Sala".
Sau
khi thả chiếc bong bóng hồng mang bức tâm thư lên trời, Beppo đứng
ngước mắt nhìn lên trời mãi đến khi chiếc bong bóng mất hút trong đám
mây, nó mới thơ thẩn đi về nhà.
Những
ngày sau đó là những ngày tháng hồi hộp nhất đời của Beppo. Nhưng nó
vẫn tiếp tục hy vọng và cầu nghuyện. Sáu ngày nặng nề trôi qua, nhưng
một buổi kia, lúc đang chơi với các trẻ khác cùng xóm, Beppo thấy người
giao bưu phẩm mang vào nhà một thùng quà. Nó hồ hởi chạy nhanh về và
nghe cha nó đang lớn tiếng cãi vã với nhân viên bưu điện: "Chắc anh lầm
rồi, tôi đâu có quen ai ở thành Rovigo. vả lại chúng tôi đào đâu ra tiền
để mua quà cáp". Người giao bưu phẩm phân trần: "Món hàng đề tên và địa
chỉ nhà ông, nếu không phải gửi cho ông thì còn gửi cho ai nữa? Ông
nhận nhanh lên, tôi còn phải đi giao nhiều món hàng nữa chứ có phải chỉ
có thùng này thôi đâu". Cha của Beppo trả lời: "Thôi đi ông ơi, nhận
hàng không phải của mình để rồi sau đó mang họa, làm gì có tiền mà bồi
thường".
Thấy
câu chuyện dai dẳng, Beppo bạo phổi nói xen vào: "Thì cha cứ mở ra xem
thử, nếu không phải là của mình thì mình gói trả lại".
Thùng đồ được mở ra, thấy toàn đồ cho trẻ sơ sinh.Nào tã, nào những chiếc áo nhỏ tí ti, nào băng rốn.Người gửi không quên gói vào hai hộp phấn và một lố những chiếc kim tây. Mắt của mẹ Beppo bừng sáng lên.Beppo cảm thấy vui như ngày tết, vui nhất là người gửi đồ không đề địa chỉ nên không thể gửi trả lại. Nó chạy nhanh ra ngọn đồi, nơi nó thả chiếc bong bóng màu hồng sáu ngày trước đây. Ðến nơi nó ngước mắt nhìn trời, miệng thì thầm: "Chúa ơi, con cám ơn Chúa".
Thùng đồ được mở ra, thấy toàn đồ cho trẻ sơ sinh.Nào tã, nào những chiếc áo nhỏ tí ti, nào băng rốn.Người gửi không quên gói vào hai hộp phấn và một lố những chiếc kim tây. Mắt của mẹ Beppo bừng sáng lên.Beppo cảm thấy vui như ngày tết, vui nhất là người gửi đồ không đề địa chỉ nên không thể gửi trả lại. Nó chạy nhanh ra ngọn đồi, nơi nó thả chiếc bong bóng màu hồng sáu ngày trước đây. Ðến nơi nó ngước mắt nhìn trời, miệng thì thầm: "Chúa ơi, con cám ơn Chúa".
Tuổi
trẻ thường được gọi là tuổi thơ, mà nói đến thơ là nói đến mộng. Trẻ
thơ thường có những mơ ước đơn sơ: mong bắt được nhiều dế, mơ con diều
mình đang thả được bay cao, mong cho mình khéo tay ăn được nhiều đạn
trong cuộc chơi bi, mơ đội banh mình được thắng trong cuộc đá bóng sắp
tới. Nhưng đã có những mái đầu xanh đã bắt đầu lo lắng cho cha mẹ, cho
anh chị em như trong trường hợp của em bé mới lên tám tuổi Beppọ
Theo cha Michel Bonnet, đã từng truyền giáo tại Nhật bản và nay đang làm cho phong trào quốc tế đặc trách mục vụ cho trẻ em, thì tại Á Châu, số trẻ emvì hoàn cảnh gia đình hay xã hội bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua tuổi của chúng nhiều hơn là số trẻ em được cắp sách đến trường.
Theo cha Michel Bonnet, đã từng truyền giáo tại Nhật bản và nay đang làm cho phong trào quốc tế đặc trách mục vụ cho trẻ em, thì tại Á Châu, số trẻ emvì hoàn cảnh gia đình hay xã hội bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua tuổi của chúng nhiều hơn là số trẻ em được cắp sách đến trường.
Cũng
theo cha Bonnet, đã đến lúc các tín hữu phải đọc dòng Phúc Âm mà mọi
người đều thuộc nằm lòng, nhưng với cái nhìn khác: "Hãy để các trẻ nhỏ
đến cùng Ta, chớ ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những kẻ giống
như chúng".
Và
cha Bonnet đề nghị: câu Phúc Âm trên tạo dịp cho chúng ta thấy Chúa
Giêsu trong những trẻ con bị cưỡng bách phải làm việc nặng nhọc. Qua các
em, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta: "Hãy đến và theo Ta".