Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

5 phút Lời Chúa 4/ 04/ 2017

Filled under:

ĐẤNG CHỊU ĐÓNG ĐINH LÀ ĐẤNG HẰNG HỮU

“Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu.” (Ga 8,28)
Suy niệm: Thiên Chúa đã yêu thế gian thì Ngài yêu đến cùng. Tận cùng của tình yêu đó là việc Con Thiên Chúa chịu khổ nạn, chịu đóng  đinh, chịu chết trên thập giá. Chỉ khi đi đến tận cùng đó, Đức Ki-tô mới tỏ mình ra là Đấng Hằng Hữu. Phúc âm kể lại đội binh hành quyết khi thấy “đất rung đá vỡ” và những việc kỳ diệu xảy ra lúc Đức Giê-su trút linh hồn, đã “rất đỗi sợ hãi và nói: “Ông này quả thật là Con Thiên Chúa”. Và rồi khi chứng kiến cảnh tượng Đức Ki-tô phục sinh, “lính canh khiếp sợ, run rẩy và hoá ra như chết” (Mt 28,4). Thần chết đã chết khi Đức Ki-tô được mai táng trong mồ, và sự sống mới được ban tặng cho nhân loại khi Ngài “chỗi dậy và ra khỏi mồ.” Qua cái chết này, Người đã tỏ mình ra là Đấng Hằng Hữu và không ai có quyền gì trên sự sống của Người (Mt 28,18).
Mời Bạn: Chúng ta thấy thánh giá được trưng bày không chỉ trong nhà thờ, bàn thờ gia đình người Công giáo… mà cả ở nghĩa trang. Điều đó như muốn nói thánh giá không phải là sự thất bại mà là sự chiến thắng của Đấng Hằng Hữu. Thánh giá cũng là dấu chỉ mời gọi người Ki-tô hữu xác tín hơn vào Đấng Hằng Hữu, đồng thời ấp yêu thánh giá Chúa gởi đến cho mình, để mình được thông hiệp với Đấng Hằng Hữu.
Sống Lời Chúa: Làm dấu Thánh Giá cách sốt sắng để tuyên xưng Đấng bị treo trên thập giá là Đấng Hằng Hữu.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa vẫn sống muôn đời. Xin ban ơn giúp sức để chúng con làm chứng cho sự hằng hữu của Chúa bằng cuộc sống được hướng dẫn bởi đức tin.

 THÁNH ISIĐÔRÔ, GIÁM MỤC TIẾN SĨ
(+ 636)
Isiđôrô xuất thân tự một gia đình quý tộc thuộc tỉnh Carthagêna nước Tây Ban Nha. Thật không một gia đình nào có phước và quí hoá như gia đình của Isiđôrô, vì cả bốn anh em: Đức Giám mục Lêanđê, ông Fulgence, và bà Florencia, không kể thánh Giám mục Isiđôrôâ, đều được giáo dân sùng mộ và tôn kính như những vị đại thánh.
Những năm thơ ấu của Isiđôrôâ được thêu dệt bằng nhiều tích truyện lạ lùng. Người ta kể rằng một ngày kia, người vú nuôi dẫn cậu nhỏ Isiđôrôâ đi chơi và để cậu nằm ngủ quên dưới một bóng cây, bỗng một bầy ong từ đâu bay đến đậu trên đầu trẻ nhỏ Isiđôrôâ và để lại trên môi cậu một quyệt mật báo hiệu thiên tài hùng biện của Isiđôrôâ sau này.
Người ta cũng kể lại rằng chị Florencia cũng đã mấy lần trông thấy em nhỏ của mình bay bổng trên không hai tay vùng vẫy như dáng điệu của một người đang chiến đấu để quật ngã đối phương.
Nhưng rồi tuổi thơ của Isiđôrôâ lại sớm nhuốm mầu tang tóc: Cả hai ông bà thân sinh đều vội theo nhau lìa trần khi Isiđôrôâ còn nhỏ tuổi. Cậu nhỏ vì thế phải ở với anh cả Lêanđê. Theo lẽ quyền huynh thế phụ, Lêanđê thay cha trông nom và âu yếm các em không khác gì một người cha. Tuy giầu lòng yêu thương em, nhưng trong khi giáo dục cậu nhỏ, người anh vẫn thường phải dùng đến cây roi, một lối sửa phạt mà các học sinh thường không mấy cậu ưa. Người ta còn kể lại rằng lần kia vì chán học và sợ phải đòn, Isiđôrôâ đã bỏ nhà trốn đi. Cậu phiêu du đó đây như một chàng lãng tử. Bữa kia vì quá mệt và khát nước câïu dừng chân bên một cái giếng. Trong khi nằm nghỉ, cậu tò mò nhìn những vết rạch ăn sâu vào thành giếng bằng đá, và không hiểu tự đâu lại hóa ra như thế. May có một người đàn bà đến kín nước đã giải thích cho cậu hay một giây thừng dù nhỏ bé đến đâu cũng có thể làm mòn được cả phiến đá. Cậu bé trốn học kia lúc ấy mới hiểu rằng việc học vấn cũng phải thắng vượt những nỗi gay go, cứng cỏi của tinh thần, mới mong dành đạt những thành tích vẻ vang về trí tuệ. Cậu quyết tâm trở về nhà anh và ra sức học tập…
Với ý chí sắt đá và tính cần cù không biết mệt mỏi, Isiđôrôâ đã thắng vượt được những khó khăn đã từng làm cho cậu phải lùi bước. Những khả năng tinh thần bắt đầu nẩy nở từ đấy và chẳng bao lâu, Isiđôrôâ đã trổi vượt hơn cả những bậc thầy. Danh tiếng của người thanh niên tuấn tú ấy bắt đầu lớn lên như gió thổi; có nhiều người từ phương xa đến nghe Isiđôrô đàm đạo hoặc diễn thuyết về những đề tài cao sâu. Các thính giả nghe hoặc chất vấn Isiđôrôâ, khi ra về ai nấy đều hết sức kinh ngạc vì đức khôn ngoan và những câu trả lời khôn khéo của Isiđôrôâ. Vào cái tuổi mà các bạn học của Isiđôrôâ còn ham nô đùa thì Isiđôrôâ trái lại đã qua hết mọi cấp bậc ở đại học, và đã đọc hết những tác phẩm của các triết gia và luật gia thời đó. Nhà biên niên sử Arêvalô đã viết: "Người ta đã có thể nhìn ngắm ở nơi ngài tài cao siêu của Platon tiên sinh, trí thông minh uyên bác của Arístốt, tài hùng biện của Cicêrô, sự thông thạo về giáo lý của thánh Âutinh, lòng đạo đức thánh thiện của thánh Grêgôriô. Người ta còn nói: Vị thánh Giáo Hoàng này khi đọc một bức thư của Isiđôrô, thấy hàm xúc những tư tưởng và lời văn rất đặc biệt, ngài đã kêu lên và nói như một nhà tiên tri rằng: "Thực là một tiên tri Đanien thứ hai; người này còn hơn cả Salômôn nữa".
Cuộc đời chuyên cần và ham sống ẩn dật của Isiđôrôâ đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng Isiđôrôâ trước đây phải chăng cũng là một tu sĩ. Vì thế đã xẩy ra những cuộc tranh biện giữa một vài dòng tu, vì dòng nào cũng muốn dành vinh dự nhận Isiđôrôâ là tu sĩ của dòng mình. Điều đó ngày nay vẫn chưa có gì là chắc chắn. Người ta được biết ngay từ buổi đầu, Isiđôrôâ đã đem hết tài năng và kiến thức để phục vụ xứ sở; dù trong thời buổi cấm cách, Isiđôrôâ vẫn một một lòng hăng hái hiệp lực với các anh em để lao mình vào những công việc xã hội và truyền giáo cho đám dân bán khai xứ Goth theo bè rối Ariô, để đem họ lại với đức tin công giáo. Từ khi được gia nhập hàng giáo sĩ, Isiđôrôâ luôn theo sát bên anh là Đức Giám mục Lêanđê, trong các công đồng và những buổi họp công cộng. Cũng như anh, với tài uyên bác, Isiđôrôâ đã lột trần những mưu mô xảo quyệt, những cách chú giải hàm hồ sai lệch của đối phương, và làm cho họ phải thua lý. Như anh, Isiđôrôâ được toàn dân mộ mến và các vị chúa chiên ban phép lành khen ngợi. Trong khi Đức Giám mục Lêanđê bị phát vãng, Isiđôrôâ thay anh ra tay chèo lái con thuyền Giáo hội đang bị hãm hại, ngăn ngừa các tín hữu khỏi những quyến rũ của bè lạc đạo. Vì thế, khi Đức Giám mục Lêanđê vừa rời khỏi Tây Ban Nha, người ta không còn thấy ai xứng đáng hơn Isiđôrôâ để lên cai quản toà giám mục thành Sêvilla bấy giờ đang trống toà.
Ngài làm Giám mục được non 40 năm. Trải qua thời gian đó, ngài đã mang lại cho Giáo hội và xứ sở nhiều thành tích vẻ vang. Sẵn bầu nhiệt huyết lại giầu lòng từ thiện, Giám mục Isiđôrôâ không quản ngại một công việc gì để có thể giúp cho nền văn minh của xứ sở được tiến bộ và đức tin của giáo dân được hưng thịnh. Ngài ban hành những quy luật khôn ngoan để ngăn ngừa những lạm dụng, triệu tập những phiên họp thường xuyên để duy trì toàn vẹn giáo lý công giáo. Ở đâu và lúc nào ngài cũng luôn luôn tranh đấu để bênh vực quyền lợi và đề cao công bằng bác ái. Những bài giảng thuyết của ngài đã quét sạch được những tàn tích của bè rối Ariô. Vì tỉnh thức lo cho đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu, ngài đã chặn đứng được những sai lầm của bọn người ly giáo chủ trương phủ nhận Chúa Giêsu có hai bản tính. Không nguyên với lời nói đầy sức khuất phục, ngài còn được Chúa cho làm nhiều phép lạ để lời ngài nói có sức lực và uy quyền hơn. Lần kia nhờ lời ngài cầu nguyện, trời đổ mưa chan hòa cho cả một vùng quê đã bị hạn hán lâu ngày; nhiều người tật bệnh đã được khỏe mạnh cả xác lẫn hồn; ngay đến cả tử thần nhiều lần cũng phải vâng lệnh truyền của ngài mà trả lại những con mồi đã rơi vào tay chúng.
Dầu sao, một điều làm bận tâm Giám mục Isiđôrôâ hơn cả là lo tiếp tục công việc giáo dục của anh ngài, để mang lại cho lớp thanh niên của quê hương một nền giáo dục chắc chắn dựa trên nền tảng của Kitô giáo. Ngài cho xây cất ở ngoại ô châu thành Sêvilla một trường trung học rất đồ sộ và nguy nga mà ngài muốn chính mình sẽ là giáo sư thứ nhất của trường. Lớp ngài chú giải Thánh Kinh và bình giảng thơ văn bao giờ cũng chật ních thính giả. Ngài cẩn thận mời những người cộng tác nhiệt thành và có lương tâm. Với con mắt tinh đời và bộ óc sáng suốt, ngài để ý xem xét hết mọi công việc và thu xếp mọi việc một cách rất khôn ngoan khéo léo. Kỷ luật nhà trường tuy rất nghiêm minh nhưng vẫn chiếu giãi tình phụ tử. Những điểm sinh hoạt chung, tĩnh tâm và giữ yên lặng được coi như là những quy luật căn bản của trường. Tất cả các môn sinh và đồ đệ của ngài ai nấy đều giữ mãi một niềm con thảo đối với ngài.
Không những săn sóc đời sống luân lý và trí thức của mọi người, Đức Giám mục Isiđôrôâ còn chăm lo chấn chỉnh các việc phụng vụ của Giáo hội. Ngài muốn cho các nghi lễ được cử hành với tất cả vẻ uy nghiêm và sốt sắng xứng hợp với sự uy nghi cao cả của Thiên Chúa. Theo một tập truyền, Giám mục Isiđôrôâ được coi là người đã sáng tác nên các kinh nguyện và nghi thức phụng vụ Tây Ban Nha, một phụng vụ đầy thi vị và vẻ uy nghi sốt sắng để nâng cao tâm hồn.
Chính ngài soạn thảo Sách xem lễ và Sách nguyện cho Giáo hội Tây Ban Nha dùng. Là một văn sĩ nổi tiếng tài hoa uyên bác, ngài còn biên soạn nhiều tác phẩm khác, trong đó người ta nhận thấy cuốn: "Lịch sử dân Goth với các cuộc chinh phục và bảo hộ của họ". Tác phẩm đó chiếu giãi tài hoa và trí thông minh uyên bác của ngài một cách đặc biệt. Người ta còn nói ngài là tác giả nhiều tác phẩm và sắc lệnh khác, tại các công đồng họp ở Sêvilla, ngài đã chủ tọa và thuyết trình về nhiều vấn đề làm cho tín lý công giáo được sáng tỏ.
Chẳng mấy chốc tuổi già đã đến. Càng già nua Đức Giám mục càng mắc nhiều tật bệnh. Ngài hiểu rằng thời gian lao khổ ở trần gian cũng chẳng còn bao lâu. Vì thế ngài hằng đọc kinh cầu nguyện và gia tăng công việc hãm mình đền tội, để dọn mình đến trước toà thẩm phán chí công. Theo lời người ta nói, ngài được Chúa cho biết trước những tai hoạ và khốn khó sắp đổ xuống quê hương ngài, khiến ngài đã nói lên những lời cảnh cáo làm cho ai nghe cũng phải rùng mình kinh sợ. Mấy ngày trước khi lìa trần, ngài phân phát hết những gì còn lại cho kẻ nghèo khó. Ngài cho gọi các môn sinh đến bên giường để nhắn nhủ những lời sau hết; rồi truyền khiêng mình đến đại giáo đường thánh Vinhsơn, đặt giữa cung thánh trước bàn thờ. Ở đó ngài nằm trên đống tro, mặc áo nhặm, chung quanh các giáo sĩ, tu sĩ, môn sinh và các giáo hữu đứng quây quần, ngài cầu nguyện với môt tâm tình khiêm tốn và cung kính hiếm có: "Lạy Chúa, Chúa thấy rõ tâm can mọi người, Chúa đã tha tội cho người thu thuế tội lỗi vì lòng khiêm tốn và cung kính đã đứng xa xa mà đấm ngực thống hối; Chúa đã cho Lazarô chết bốn ngày sống lại. Hôm nay xin Chúa nhận lời thú tội của con, xin Chúa hãy quay mặt đi đừng nhìn những tội vô số mà con đã phạm tới Chúa cao cả. Chúa đã lập Phép Thánh Tẩy cứu rỗi là để cho những người tội lỗi như con được hưởng nhờ chứ không phải để cho những người thánh thiện". Sau khi được một Giám mục làm phép giải tội, ngài chịu Mình Thánh Chúa như của ăn đàng với tất cả tâm tình khiêm tốn và xám hối. Ngài cũng hợp ý cầu nguyện với tất cả mọi người hiện diện và còn cầu nguyện riêng cho dân nước của ngài. Những ai còn mắc nợ cũng đều được gọi đến để ngài tha nợ cho hết. Sau cùng ngài trao cho mỗi người một cái hôn từ biệt, bằng an và thắm thiết. Người ta lại khiêng ngài về phòng riêng, được bốn ngày thì ngài từ trần.  Ngày nay đọc lại những tác phẩm của vị Giám mục còn để lại, người ta đều phải công nhận rằng ít ai có được một kiến thức rộng rãi như ngài. Giám mục Isiđôrôâ quả xứng đáng là một nhà học giả quảng bác của thời Trung cổ. Vị thánh Giám mục đó còn sáng tác nhiều tập nhỏ về Kinh Thánh, đặc biệt hơn cả là những tập về Cựu ước, các sách về phụng vụ, luật dòng tu và nhất là các sách về lịch sử đã làm cho ngài được nổi tiếng. Tuy nhiên nhiều người vì muốn đề cao danh tiếng của ngài, đã phóng đại và gán cho ngài nhiều tác phẩm ngụy danh khác.
Thi hài vị thánh Giám mục được mai táng vào một hầm mộ riêng của gia đình ở thành Sêvilla. Về sau di hài cốt ngài lại được vua Ferdinanđô I di chuyển về thành Lêon; người ta mừng kỷ niệm ngày di chuyển hài cốt vào ngày 22 tháng 12Từ thế kỷ IX, tên vị Giám mục Isiđôrôâ đã được ghi vào sách Tử đạo ngày 04 tháng tự Đức Giáo Hoàng Biển đức XIV đã tuyên bố và truy phong ngài làm tiến sĩ Giáo hội để đề cao công đức và tài nghệ của ngài.


Ðánh Nhau Bằng Gậy Gộc

Họa sĩ Goya, người Tây Ban Nha vào đầu thế kỉ 19, đã để lại một loạt những bức tranh mô tả thân phận con người thật ý nghĩa. Một trong họa phẩm mà ông đã thực hiện trong thời nội chiến của người Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 18 mang tựa đề: "Ðánh nhau bằng gậy gộc".
Trong bức tranh, Goya vẽ hai người nông dân xô xát nhau. Mỗi người cầm trong tay một chiếc dùi cui sần sùi. Một người đang giơ chiếc dùi cui để bảo vệ mặt mình. Nền trời không để lộ một nét nổi bật nào. Người ta không đoán được trời sắp giông bão hay sắp sáng rỡ.
Thoạt nhìn qua cũng nghĩ đây chỉ là một bức tranh tầm thường như những bức tranh khác. Thế nhưng có một chi tiết nói lên tất cả ý nghĩa của bức tranh: đó là hai người nông dân đang hầm hầm sát khí để loại trừ nhau này lại mắc cạn trong cồn cát. Từng cơn gió thổi, cát bụi đang kéo tới phủ lấp hai người đến quá đầu gốị
Goya muốn cho chúng ta thấy rằng cả hai người nông dân này sắp chết. Họ sẽ không chết vì những cú dùi cui giáng trên nhau cho bằng chính cát bụi đang từ từ chôn vùi họ.Thế nhưng thay vì giúp nhau để ra khỏi cái chết, họ lại cư xử chẳng khác nào thú dữ: họ cắn xé nhau. Họa phẩm "Ðánh nhau bằng gậy gộc" trên đây của danh họa Goya nói lên phần nào tình cảnh mà nhân loại chúng ta đang trải qua.Thay vì giúp nhau để ra khỏi không biết bao nhiêu tai họa, con người lại giành giật chém giết lẫn nhaụ
Bức tranh ấy có lẽ không chỉ diễn ra ở quy mô thế giới, một nơi nào đó ngoài cuộc sống của chúng ta, mà không chừng đang diễn ra hằng ngày trong các mối tương quan của chúng ta với những người xung quanh. Cơn cám dỗ muốn thanh toán và loại trừ người khác có lẽ vẫn còn đang gặm nhấm tâm hồn chúng tạ 
Bức tranh của họa sĩ Goya cũng chính là bức tranh của thân phận con người chúng ta. Ngay chính trong cơn quẫn bách và đe dọa tứ phía, thay vì liên đới để bảo vệ nhau, người ta vẫn có thể đâm chém lẫn nhaụ
Một nhạc sĩ nào đó đã có lý để tra vấn chúng ta: giết người đi thì ta ở với ai? Một trong những phương thế tốt đẹp nhất để tiêu diệt một kẻ thù chính là biến kẻ thù ấy trở thành một người bạn.
Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc: nếu có ai vả má bên phải của ngươi, hãy chìa luôn cả má còn lại.... Trong những giờ phút cuối đời, khi đứng giữa những người đang đằng đằng sát khí muốn hủy diệt mình, Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha tha thứ cho họ.