Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Câu chuyện về bức tranh Lòng Thương Xót

Filled under:


Câu chuyện về bức tranh Lòng Thương Xót: Từ thánh Faustina đến ĐTC Phanxicô
Câu chuyện về bức tranh Lòng Thương Xót
Câu chuyện về bức tranh Lòng Thương Xót

Divine Mercy - Www.Gailestingumas Com

Chúa Nhật 2 Phục Sinh cũng là Chúa Nhật Lòng thương xót. Nhân cơ hội này, chúng ta cùng tìm hiểu về bức Chân Dung Lòng Thương Xót được họa sỹ Eugeniusz Kazimirowski vẽ trong bí mật theo sự giám sát của thánh Faustina và chân phước Michal Sopocko. Bức vẽ hiện ở Lithuanian, thủ đô của Vilnius.
 

Thánh nữ Maria Faustina Kowalska sinh 1905, nữ tu dòng Sisters of Our Lady of Mercy. Nữ tu người Balan đã bắt đầu dự án cho bức chân dung này sau khi đón nhận thông điệp về lòng thương xót của Chúa trong năm 1930.

Nhà thờ, nơi đặt bức chân dung, mở cửa 24/7, đồng thời khắp nơi trên thế giới có thể truy cập qua webcam hầu mọi người có thể được biết về lòng thương xót theo như điều Đức Giê-su đã nói với thánh Faustina. (Link truy cập: http://www.gailestingumas.com/media/tiesiogine-transliacija/).

Dưới đây là một vài chi tiết liên quan đến bức chân dung này.

Trong suốt 6 tháng, cứ 2 lần trong tuần thánh Faustina tới gặp gỡ vị họa sỹ tại nơi cư ngụ của cha linh hướng của chị, chân phước Sopocko, khi đó ngài sống ở tu viện Visitation vì ngài là tuyên úy ở đó. Tất cả công việc này được thực hiện trong bí mật vì người ta không thể tin được rằng Đức Giê-su đã hiện ra với chị và thực sự muốn chị vẽ bức chân dung ấy. Tuy nhiên, trước tiên thánh Faustina đã khẳng quyết với vị họa sỹ này rằng thực sự Thiên Chúa muốn như thế. Thánh Faustina đã luôn được đồng hành tới phòng vẽ này khi thì bởi vị cha xứ, lúc bởi một nữ tu đáng tin cậy khác.

Ngày nay, phòng vẽ này được trang hoàng thành một ngôi nhà nguyện.

Các nữ tu của dòng đã được cha Sopocko sáng lập vẫn tiếp tục sống trong ngôi nhà này và chăm sóc Thánh đường Lòng thương xót ở Vilnius.

Đức Giê-su đã nói với chị Faustina về bức chân dung này rằng “bất cứ ai tới sẽ nhận được lòng thương xót”.

Điểm sáng nhất của bức vẽ là nơi trái tim. Vầng sáng trên đầu biểu thị sự hiện diện của Chúa Cha. Tay phải thì không giơ cao như bức vẽ ở Krakow, nhưng đưa ra phía trước: đó là cử chỉ chúc lành của Thiên Chúa.

Lần đầu tiên bức chân dung này được trưng bày để các tín hữu tôn kính là vào dịp Ngân khánh Chiến thắng (1933-1934). Bức vẽ được trưng bày tại nhà nguyện Madonna Porta dell’ Aurora và được người Lithuanian tôn kính đến nỗi Soviet không dám đóng cửa nơi này.

Trong ngày đó, cha Sopocko đã có một bài giảng về Lòng thương xót như Thiên Chúa đã yêu cầu và chị Faustina đã hết sức vui mừng.

Trong suốt thời gian bị Soviet xâm chiếm, bức vẽ được giấu ở Belarus. Sau này, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ĐHY Audrys Bakis (Tổng Giám mục Vilnius, bây giờ đã nghỉ hưu) đã trả lại bức vẽ và đặt tại nhà thờ Chúa Ba Ngôi, nơi mà cha Sopocko là một linh mục, và ngôi nhà thờ cũng được phục hồi.

Vào ngày Lễ Lòng thương xót 18.04.2004, ĐHY Audrys Juozas Backis, Tổng Giám mục Vilnius, đã tái thánh hiến nhà thờ Chúa Ba Ngôi ở Vilnius thành Thánh đường Lòng Thương Xót.

Cùng lúc đó, ngài chỉ định cho các nữ tu dòng Sisters of Merciful Jesus chăm sóc việc thờ phượng ở đây. Vào tháng 9.2015, lần đầu tiên bức chân dung Lòng thương xót được đặt vào thánh đường này. Bức chân dung đã mang đến nhiều “phép lạ” cho đời sống của nhiều người.

Năm 2000 tại Đền thánh Phê-rô, Vatican, ĐTC Gio-an Phao-lô II đã phong thánh cho nữ tu Faustina và tuyên bố ngày Lễ kính Lòng thương xót. ĐTC Phanxicô, Đức Giáo hoàng của lòng thương xót, đã luôn đề cập đến lòng thương xót dưới nhiều cách thức khác nhau.

Năm 2014, ĐTC Phanxicô đã phong thánh cho Đức Gio-an Phao-lô II (mất vào tháng 04.2005) cũng vào Chúa Nhật lòng thương xót ngày 27 tháng 04.

Năm 2015, ĐTC Phanxicô cử hành thánh lễ tại Vương cung thánh đường thánh Phê-rô vào sáng Chúa nhật với Đức thượng phụ Giáo hội công giáo Armenian - Nerses Bedros XIX, với sự hiện diện của Đức Karekin II và Đức Aram I. Trong thánh lễ này, ĐTC tuyên bố thánh Gregory of Narek là Tiến sỹ Hội thánh.

Trong suốt Năm Thánh Lòng Thương Xót, ĐTC đã cử hành lễ Chúa Nhật lòng thương xót, và tổ chức giờ cầu nguyện đêm trong suốt năm sau đó.
Chuyển ngữ: Hùng Dinh


Dâng gì qua Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót?

Lm Robert Stackpole (*), giám đốc Viện Lòng Chúa Thương Xót Gioan-Phaolô II, nhận được lá thư của ông Miller với câu hỏi về ý nghĩa của những gì chúng ta dâng lên Thiên Chúa qua Chuỗi LCTX.
Dâng gì qua Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót
Dâng gì qua Chuỗi Lòng Chúa Thương Xót
Ông Miller viết: “Làm sao chúng ta có thể dâng những gì không là của chúng ta? ‘Lạy Chúa Cha hằng hữu, con xin dâng Mình và Máu, Linh hồn và Thần tính của Con Rất Yêu Dấu, là Đức Giêsu Kitô...’. Nhưng những điều này thuộc về Chúa Giêsu, không thuộc về chúng ta. Vậy làm sao chúng ta dâng?”  

Lm Robert Stackpole nói: “Đây là một câu hỏi rất hay và sâu sắc. Tôi nghĩ nên chia làm 3 phần”.

1) Theo ý nghĩa nào đó, Ngài thuộc về chúng ta, để chúng ta thuộc về Ngài. Tân ước nói rằng mối quan hệ của Chúa Giêsu với các môn đệ thân thiết đến nỗi chúng ta trở thành Nhiệm Thể của Ngài ngay trên thế gian này, và Ngài làm cho chúng ta được đầy tràn Chúa Thánh Thần (x. 1 Cr 12). Như vậy, khi chúng ta dâng Chúa Con lên Chúa Cha qua Chuỗi LCTX, chúng ta cũng dâng chính chúng ta cùng với Chúa Con. Ngài dâng chúng ta cùng với Ngài. Về tâm linh, chúng ta được “mắc lưới” để không tách rời khỏi Ngài (dĩ nhiên không được cứu độ khi tội trọng chưa được ăn năn).

2) Tân ước cũng cho chúng ta biết rằng mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa thân thiết đến nỗi trở thành mối quan hệ của tình yêu phu thê: Chúa Kitô là Tân Lang, và Giáo hội là Tân Nương của Ngài (x. Ep 5, 25-32). Trong bất cứ mối quan hệ phu thê nào thì vợ chồng cũng đều thuộc về nhau, theo ý nghĩa nào đó, và hai người trở nên “một xác thịt” (St 2, 24). 

3) Theo ý nghĩa nào đó, chúng ta có thể dâng Chúa Kitô lên Chúa Cha cũng được trân trọng trong truyền thống phụng vụ Công giáo, và thể hiện trong Thánh lễ hàng ngày. Hãy nhìn vào Kinh nguyện Thánh Thể I trong sách lễ Rôma: “Lạy Thiên Chúa vinh quang và uy nghi, chúng con dâng lên Chúa hy lễ thánh thiện và hoàn hảo này là Bánh Hằng Sống và Chén Cứu Độ”. Như vậy, chúng ta dâng những gì vừa được thánh hóa, lúc này không còn là bánh và rượu nữa, mà là Bánh Hằng Sống và Chén Cứu Độ. Nói cách khác, đó là Mình Máu Thánh Chúa Giêsu Kitô. 

Hoặc nhìn vào Kinh nguyện Thánh Thể IV: “Chúng con dâng Mình và Máu Chúa, hy lễ được chấp nhận và đem lại Ơn Cứu Độ cho cả thế giới. Lạy Chúa, xin đoái nhìn hy lễ mà Ngài đã trao ban cho Giáo hội, và quy tụ những người chia sẻ cùng một tấm bánh và một chén này nên một Nhiệm Thể Chúa Kitô, là hy lễ ngợi khen sống động”. Ở đây nhắc đến “hy lễ được chấp nhận” là lời ám chỉ tới Mk 1, 11: “Hỡi dân cư ở Sa-phia trần truồng, nhục nhã, hãy đi tới… Dân cư ở Xa-a-nan không dám ra khỏi thành; cảnh tang tóc tại Bết Ha Ê-xen khiến các ngươi không thể ở lại đó nữa”, điều mà các Giáo phụ đã coi là lời tiên tri về Bí tích Thánh Thể – Của Lễ tinh tuyền dâng lên Chúa, Hy Lễ được dâng hàng ngày ở khắp nơi trên thế giới, như Thiên Chúa nói: “Từ khi mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn, Danh Ta vĩ đại ở các quốc gia, Của Lễ tinh tuyền và hương trầm được dâng kính Danh Ta ở mọi nơi”.

Đây chắc chắn là một Mầu nhiệm vĩ đại và sâu xa: Chúng ta dâng Chúa Giêsu Kitô trong Bí tích Thánh Thể, và Ngài dâng tất cả chúng ta. Chúng ta dâng chính chúng ta cùng kết hiệp với Ngài, và Ngài dâng tất cả chúng ta kết hiệp với chính Ngài. Nhưng tôi nghĩ đó là ngụ ý của Kinh thánh, và được trở thành minh nhiên trong truyền thống phụng vụ của Giáo hội, theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúng ta không thể hiểu hết một Mầu nhiệm Thánh như vậy, nhưng chúng ta có thể hiểu bằng một số cách tạo nên ý nghĩa, chúng ta có thể tin điều đó qua chứng cớ của Chúa Thánh Thần, Đấng đã linh hứng Kinh thánh, và đã hình thành truyền thống phụng vụ của Nhiệm Thể Chúa Kitô qua các thời đại. 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ TheDivineMercy.org)

(*) Lm Robert viết cuốn “LCTX: Hướng dẫn từ Sáng thế tới ĐGH Bênêđictô XIV” (NXB Marian Press). Nếu thắc mắc gì, bạn có thể hỏi ngài qua email: questions@thedivinemercy.org