Indonesia – Chủ đề cho Đại Hội Giới Trẻ Á Châu VII sẽ được tổ chức tại Indonesia sẽ có chừng 3000 người trẻ Công Giáo đến từ 29 quốc gia Á Châu là “Lễ Hội Giới Trẻ: Sống theo Phúc Âm ở giữa lòng Á Châu đa văn hóa”.
Chương trình và mục tiêu của Đại Hội này sẽ do Đức Giám Mục Ignatius Suharyo, Tổng Giám Mục Djakarta hoạch định,:”Thật là vinh dự cho Indonesia được đón nhận và tổ chức Đại Hội Giới Trẻ Á Châu 2017. Chúng tôi chờ đợi thành quả của ngưới trẻ Công Giáo ở Indonesia và các nước khác ở Á Châu tham dự và hòa đồng trong tinh thần của chủ đề chính: là sự quan trọng sống hòa hợp ở giữa những dị biệt”.
Đấng chịu trách nhiệm về giới trẻ của Hội Đồng Giám Mục là Đức Giám Mục Píu Riana Prapdi, hướng dẫn như sau: Chúng tôi muốn hướng dẫn giới trẻ phát huy tình thần đoàn kết và lòng nhân ái đối với những khó khăn mà người dân Á Châu đang phải chịu đựng: đó la sự nghèo đói, môi trường ô nhiễm, những lạm dụng vè dân quyền căn bản, ma túy, bạo lực và bất công.”
Ngài còn thêm: “Ngày nay, sự khác biệt và đa dạng của những quốc gia Á Châu mà chùng ta cần phải ứng dụng. Qua những cuộc gặp gỡ các quốc gia khác biệt chúng ta có thể chia sẻ những nền văn hóa, những kinh nghiệm, những suy tư và những quy chế luật pháp, hòng tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn”.
Những ngày hội được chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn ở trong các địa phận, giai đoạn ở ở giữa thành phố lớn và cuối cùng là gặp gỡ các vị chủ chăn các giáo xứ phụ trách giới trẻ”.
Trong giai đoạn đầu tiên, các thành viên tham dự được gởi đến 11 giáo phận của Indonesia ở đó họ sống chung và chia sẻ các kinh nghiệm đặc biệt. Rồi tất cả sẽ di chuyển đến Yogyakarta tham dự những buổi học giáo lý, phụng vụ và lễ hội để làm quen với nguồn gốc lịch sử của họ và tìm hiểu nét chung vè đức tin Công Giáo vào Chúa Kitô.
Cuộc gặp gỡ các hoạt động viên mục vụ trẻ tạo thành một cơ hội đặc biệt cho những người đang hướng dẫn các giới trẻ Công Giáo. Họ phải hướng dẫn và khích lệ các người trẻ được ủy thác cho họ.
Cha Antonio Ha ryanto, Thư ký Hội Đồng Giám Mục lo vè mục vụ giới trẻ và đại diện cho Ủy Ban Điều hành Ngày Đại Hội Giới Trẻ Á Châu tuyên bố: “ Nhìn xem và nghe trực tiếp các nền văn hóa và ngôn ngữ khác biệt thì biết được sự phức tạp là dường nào của đời sống ở giữa một xã hội đa nguyên. Thật vậy, điều này giúp tăng trưởng lòng bao dung và tình huynh đệ và tinh thần đoàn kết trong một ý hướng là thực hiện mọi điều tốt đẹp trong tương lai cho toàn thế giới”.
Cùng một dịp để khởi động dân chúng Indonesia trước ngày Đại Hội có một cuộc đua chạy đường trường (marathon) vào ngày 7 tháng 5 và sẽ có chừng 5000 người tham dự. Trong dịp này những người trẻ ở Djakarta và các vùng phụ cận có thể khơi động dân chúng về tinh thần Đại Hội Giới Trẻ Á Châu, cha Haryanto nhận xét.
Biến cố Đại Hội Giới Trẻ Á Châu được đưa lên mạng Internet và trên các báo để biết thêm chi tiết. Các bạn có thể vào mạng www.asiayouthday.org, hay Facebook asianyouyhday, hay Twitter AYD2017 hay asianyouday2017. (Nguồn: Mepasie).
Một nữ tu người Syria nhận giải thưởng Phụ nữ quốc tế về lòng can đảm
Một nữ tu người Syria được vinh danh hôm 29/03 với giải thưởng
“Phụ nữ quốc tế về lòng can đảm” của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.
|
Đệ
nhất phu nhân Hoa kỳ Melania Trump đã trao giải thưởng nhìn nhận những
phụ nữ khắp toàn cầu, những người chứng tỏ lòng can đảm phi thường và sự
lãnh đạo trong việc vận động cho nữ quyền, quyền hành và công lý,
thường gặp nguy hiểm cho bản thân.
Nữ
tu Carolin Tahhan Fachakh, dòng Nữ tử Đức Maria trợ giúp các Kitô hữu,
sống ở Aleppo, Syria, được nhìn nhận đã hoạt động không mệt mỏi để trợ
giúp nhu cầu của những nhóm dân dễ bị tổn thương nhất của Syria, đặc
biệt là những người di cư nội địa và các trẻ em.
Bộ
Ngoại giao Hoa kỳ nhìn nhận: “Trong giai đoạn bom đạn dữ dội xung quanh
một trường học lân cận, sơ Carolin đã quên mình để bảo đảm rằng các trẻ
em được mang trở lại nhà an toàn cho bố mẹ các em. Sơ là ngọn hải đăng
hy vọng cho cả người Hồi giáo lẫn Kitô giáo, khi liều mạng sống trước
nguy hiểm.”
Trong
số các phụ nữ được vinh danh có Natalia Ponce de Leon, một phụ nữ sống
sót sau vụ tấn công bằng axít, với gương mặt và thân thể bị cháy bỏng;
cô đã chịu 50 cuộc giải phẫu để có thể sống còn.
Fadia
Najib Thabet, một nhân viên bảo vệ trẻ em và tường thuật viên về các vụ
vi phạm nhân quyền ở nam Yemen, liều mình cứu các trẻ em trong vùng
khỏi nhóm khủng bố al-Qaeda và các nhóm vũ trang khủng bố khác.
Veronica
Simogun, sáng lập the Family for Change Association và ủng hộ phụ nữ và
các thiếu nữ ở Papua New Guinea, đã sống và làm việc tại một đất nước
nơi mà 2/3 người nữ là nạn nhân vì giới tính của họ.
(Hồng Thủy, Radio Vaticana 03.04.2017/