“CHÚA NÓI MỘT ĐƯỜNG,
HỌ HIỂU MỘT NẺO”
HỌ HIỂU MỘT NẺO”
Người
Do Thái nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Áp-ra-ham. Đức
Giêsu đáp: “…Trước khi có Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu.” (Ga 8,57-58)
Suy niệm: “Trời cao hơn đất bao nhiêu, tư tưởng của Thiên Chúa cũng cao hơn tư tưởng con người bấy nhiêu” (Is
55,9). Con Thiên Chúa xuống thế làm người để “kéo” Thiên Chúa từ trời
xuống gần với con người. Thế nhưng, khi Ngài tỏ bày Thiên Chúa cho dân
Do Thái, họ đã không đón nhận, mặc dù Ngài đã dùng nhiều cách thức khác
nhau để tỏ ra cho họ biết Ngài là Đấng Chúa Cha sai đến. Khi Chúa nói: “Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết,” người Do Thái cho rằng: “Bây giờ chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám.” Khi Chúa nói, ông Áp-ra-ham “vui mừng vì thấy ngày của tôi,” họ lại nói: “Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Áp-ra-ham sao?” Quả là trớ trêu! Đúng là Chúa nói một đường, họ hiểu một nẻo.
Mời Bạn:
Chớ gì mỗi ngày chúng ta đón nhận Chúa Giê-su, hiểu biết và yêu mến
Người sâu đậm. Chỉ với tinh thần đơn sơ như một trẻ thơ, chúng ta mới có
thể hiểu đúng ý Chúa. Bạn quyết định thế nào?
Sống Lời Chúa: Dành vài phút mỗi ngày gặp Chúa, nhất là sau những lần vấp ngã.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã đến với chúng con và dùng nhiều cách bày tỏ
lòng yêu thương của Chúa. Thế mà chúng con vẫn chưa nhận ra. Chúng con
xin tạ tội với Chúa và chúng con hứa với Chúa sẽ siêng năng tìm kiếm
Chúa, trò chuyện với Chúa, để mỗi ngày hiểu lời Chúa dạy và ra sức thực
hành điều Chúa muốn. Lạy Chúa, không phải theo ý con, nhưng cho con hiểu
ý Chúa và thực hành. Amen.
120 THÁNH TỬ ĐẠO HAĐIABEN
(+ 345)
Cơn bắt bớ đã kéo dài tới năm năm. Trong thời gian này người giáo hữu
phải nhiều phen điêu đứng. Tổng trấn Sapor đóng tại Sêlêucia ngày kia
đã ký trát tống giam 120 người công giáo, trong số đó có chín cô trinh
nữ đã khấn dâng mình cho Thiên Chúa. Phần còn lại gồm nhiều linh mục,
nhiều thầy phó tế, và số đông các tu sĩ dòng. Tất cả bị giam vào một
ngục đá tối tăm và ẩm thấp. Các ngài phải ở đó suốt mùa đông, nghĩa là
trong sáu tháng tròn, trong một hoàn cảnh hết sức cùng cực!(+ 345)
Nhưng may, các ngài lại được một thiếu phụ quý tộc người tỉnh Ácben quý danh là bà Yađăngđốc (Yazdandocht) nuôi nấng suốt thời gian bị lao tù. Dầu bị tra vấn và hành hình đủ mọi cách, các ngài vẫn một mực từ chối không tôn thờ mặt trời là loài thụ tạo, nhưng chỉ để làm tôi thờ phượng một mình Thiên Chúa.
Trước ngày các ngài bị điệu đi hành hình, bà Yađăngđốc thân đến nhà tù rửa chân và đưa cho mỗi người một chiếc áo dài trắng, thay cho những tấm áo vừa rách vừa hôi mà các ngài đang mang. Bà còn khoản đãi các chiến sĩ của Chúa Kitôâ một bữa tiệc và chính bà đích thân tới hầu bàn cho các ngài. Bà uỷ lạo các ngài can đảm chịu tử đạo, mà không muốn tỏ cho ai biết mình là ai. Ngày hôm sau, khi trời vừa rạng sáng, bà trở lại nhà tù và báo tin cho các ngài hay quan đã y án tử hình cho các ngài rồi. Bà cũng xin mỗi người cầu nguyện nhiều để Chúa ban ơn toàn thắng trong cuộc chiến đấu gay go này. Sau hết, bà xin các ngài cầu cho mình một ngày kia được hạnh phúc gặp lại mọi người trên thiên đàng.
Quan truyền hành hình các vị tử đạo ngay từ sáng sớm khi trời còn mờ sương. Các ngài phải vội vã đi qua thành phố. Tới nơi hành hình, viên sĩ quan giám sát còn hứa sẽ tha chết cho các ngài, nếu ai nấy ưng thuận tôn thờ mặt trời…
Các ngài đáp lại: "Xin lỗi quan, quan chẳng khác gì bị đui mù, nếu như quan không nhìn thấy rõ điều này là: các phạm nhân khi bị điệu đi xử tử thì họ run sợ và tái mét mặt; họ buồn rầu và khoác những bộ áo quần mầu tang tóc. Còn chúng tôi, chúng tôi hớn hở chào đón tử thần, như những bông hoa tươi nở chào đón bình minh; chúng tôi không khoác những tấm áo tang, nhưng lại mang những bộ áo của ngày lễ. Nào các bác lý hình, hãy kíp làm phận sự của các bác đi; các bác cứ gia hình khảo lược chúng tôi bao nhiêu và bao lâu tuỳ thích. Chúng tôi chỉ một niềm tuyên xưng tôn danh Đấng Hoá Công mà thôi; chúng tôi không đời nào tôn thờ mặt trời. Dầu bị uy hiếp, khủng bố, chúng tôi cũng không hề sờn lòng nản chí; chúng tôi sẽ không bao giờ tuân lệnh bất chính của chủ các bác, chúng tôi chỉ ước ao được chịu chết. Nhờ cái chết đó mà chúng tôi được sống bất diệt, đến nỗi các bác sẽ không bao giờ mong làm cho chúng tôi chết đi được nữa".
Các ngài vừa nói xong, lý hình thi hành lệnh đánh. Những làn roi và gậy gộc dồn dập đập xuống thân thể các chiến sĩ như mưa; nhưng các vị tử đạo đều vui vẻ chịu đòn, và cuối cùng ngoan ngoãn đưa đầu ra cho lưỡi gươm kết thúc cuộc đời để lãnh nhận triều thiên vĩnh cửu.
Đêm đến, bà Yađăngđốc cẩn thận thu lượm thi hài các vị tử đạo. Bà thuê người mang thi hài các chiến sĩ tới một nơi cách thành phố một khoảng khá xa rồi cho mai táng cứ năm người một hố thật sâu.
Để treo gương anh dũng của đoàn chiến sĩ vô danh đó, Giáo hội đã truyền mừng lễ kính các ngài vào ngày 06 tháng 04, tức là ngày các ngài bị trảm quyết chỉ vì một lòng tin và suy tôn Thiên Chúa là Chúa muôn loài.
Món Quà Cưới Ðẹp Nhất
Mẹ
Têrêxa thuật lại một câu chuyện như sau: "Một hôm kia, có một cặp vợ
chồng trẻ đến thăm tu viện và trao tặng cho chúng tôi một khoản tiền
lớn, bảo là để đóng góp vào việc chi phí mua thức ăn cho những người
nghèo".
Ở
Calcutta, mọi người đều biết là: mỗi ngày, tất cả các cơ sở của dòng Nữ
Tử Bác Ái truyền giáo chúng tôi phải cung cấp thực phẩm cho khoảng 9
ngàn người. Bởi lẽ đó, không lạ gì hai bạn trẻ này muốn dùng khoản tiền
họ trao tặng vào mục tiêu trên.
Sau
khi giải thích, Mẹ Têrêxa kể tiếp: thấy họ còn quá trẻ, tôi tò mò hỏi:
"Hai con có thể cho Mẹ biết tiền đâu mà hai con có nhiều thế?". Họ trả
lời: "Chúng con vừa cưới nhau hai ngày. Trước ngày cưới, chúng con đã
suy nghĩ nhiều và quyết định không may quần áo cưới, cũng không tổ chức
yến tiệc linh đình. Thay vào đó, chúng con muốn dùng khoản tiền chi phí
đám cưới đó để trao tặng cho những người không được may mắn như chúng
con".
Mẹ
Têrêxa cắt nghĩa: "Ở Ấn Ðộ, đối với một người Hindu thuộc giai cấp
thượng lưu khá giả, đám cưới mà không có quần áo cưới và tiệc cưới là
điều nhục nhã. Vì thế chắc chắn mọi người, nhất là những kẻ có họ hàng
với cặp vợ chồng trẻ đó đã rất lấy làm lạ và cho quyết định của họ là
một việc tủi hổ cho cả hai gia đình đàng trai cũng như đàng gái".
Ðể biết rõ thêm, Mẹ Têrêxa hỏi: "Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ, họ hàng?". Hai bạn trẻ đó trả lời: "Chúng con yêu nhau tha thiết, vì thế chúng con muốn tặng nhau một quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều đóng góp vào".
Ðể biết rõ thêm, Mẹ Têrêxa hỏi: "Tại sao chúng con lại quyết định táo bạo như thế, làm phật lòng cha mẹ, họ hàng?". Hai bạn trẻ đó trả lời: "Chúng con yêu nhau tha thiết, vì thế chúng con muốn tặng nhau một quà cưới đặc biệt. Chúng con muốn khởi đầu cuộc chung sống của chúng con bằng một hy sinh mà cả hai đều đóng góp vào".
Trong
sứ điệp Mùa Chay gửi toàn thể giáo hội, công bố vào ngày 09/02/1988,
Ðức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy đặc biệt quan tâm đến tình trạng
mỗi ngày có hàng chục ngàn trẻ em trên thế giới bị chết yểụ
Ðức
Thánh Cha nói: "Có những trẻ em chét trước khi chào đời. Nhiều em khác
chỉ sống một thời gian ngắn vì bệnh tật, vì thiếu dinh dưỡng và nhiều
khi thiếu cả tình thương nữa.... Các em là nạn nhân của nghèo đói, của
những bất công xã hội làm cho gia đình các em không đủ phương tiện cần
thiết để nuôi dưỡng con cái".
Ngoài
ra, sứ điệp Mùa Chay của Ðức Thánh Cha còn nhắc lại tình thương đặc
biệt của Chúa Giêsu đối với các trẻ em và Ngài mời gọi mọi tín hữu trong
Mùa Chay hãy bẻ gãy xiềng xích của tính ích kỷ và tội lỗi, đồng thời
thực thi tình liên đới, bằng cách chia sẻ với những người túng thiếu.
Hãy cho người nghèo không phải những thứ mình dư thừa, nhưng cả những gì
mình cần thiết nữạ