Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

5 phút Lời Chúa ngay 12/ 04/ 2017

Filled under:

ĐỪNG VỘI TRÁCH GIU-ĐA!

Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” (Mt 26,25)
Suy niệm: Bằng một câu hỏi, Giu-đa đã lừa dối anh em, lừa dối Chúa Giê-su và lừa dối chính bản thân mình. Rồi ông sẽ đi tới tận cùng của sự lừa dối bằng một cái hôn chỉ điểm cho quân lính bắt Thầy. Qua bao năm tháng đồng lao cộng khổ, vậy mà giờ đây Giu-đa đã trở mặt phản bội thầy, chối bỏ anh em, làm ngơ trước tiếng nói của lương tâm. Vì sao? Chắc chắn ba mươi đồng bạc không phải là lý do, nhưng đó chỉ là ngưỡng cuối cùng của một tình yêu đã bị lịm tắt. Khi trái tim con người không còn nhạy cảm để đón nhận và sống tình thương của Thiên Chúa, thì chính lúc đó “bóng tối” sẽ hoàn toàn chế ngự tâm hồn để cho tội lỗi mặc sức hoành hành!
Mời Bạn: Bên cạnh một vài mặt nổi về kinh tế, những mặt tối “nổi cộm” khác cũng thật đáng lo ngại: nạn nạo phá thai kỷ lục, tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, tham nhũng lan tràn, tình trạng nghiện ngập đến cả giới thanh thiếu niên, trò đánh thầy, cô giáo bạo hành trẻ, những vụ án mạng tuổi học sinh… Khi lửa tình yêu dành cho Chúa không còn, trái tim con người trở nên “chai cứng” để đối xử “lạnh lùng” với tha nhân. Hình ảnh Giu-đa không thiếu trong xã hội ngày nay và, lắm khi cả trong bạn, trong mỗi người chúng ta nữa!
Chia sẻ: Bạn có thấy cái được lớn hơn cái mất khi bạn sống trung thực không?
Sống Lời Chúa: Để chữa trị căn bệnh dối trá, bất trung và xây dựng nền văn minh tình thương, mời bạn sử dụng phương thuốc “Ba Thật”: nói thật, sống thật và bảo vệ sự thật.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su tử nạn, xin dạy con biết yêu người như Chúa yêu, để con sống trọn tình vẹn nghĩa với Ngài và với anh chị em chung quanh. Amen.

THÁNH SABA, TỬ ĐẠO
(+372)
Truyện tử đạo của thánh Saba (Sabas) được kể lại dưới hình thức một bức thư như sau:
"Giáo đoàn miền Gothia gửi giáo đoàn miền Cappađôcia và tất cả chi thể Giáo hội công giáo rải rác khắp mọi nơi, lời chào thân ái. Nguyện Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitôâ Chúa chúng ta thương ban hòa bình và tình yêu Chúa xuống cho mọi người.
Điều mà thánh Phêrô tông đồ đáng kính xưa đã nói nay được ứng nghiệm một cách rất chính xác: "Trong khắp mọi dân tộc, ai kính sợ Chúa và ăn ở lương thiện, kẻ ấy đáng đẹp lòng Thiên Chúa". (Cv. 10,35). Điều đó càng được xác quyết hơn trong con người thánh Saba, đấng đáng kính là vị tử đạo của Thiên Chúa và của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Ngài thuộc giống người Gothia; sinh trưởng giữa một dân tộc đã thoái hóa, nhưng ngài đã biết theo gương các thánh, lấy sự thực hành các nhân đức để tỏ lòng tôn kính Chúa và nên như sao sáng chiếu soi mọi người. Ngài tin theo đạo Chúa Kitô từ thuở bé và thực lòng mộ mến các việc đạo đức. Lòng tin Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã khiến ngài ăn ở rất lương thiện và an hòa với mọi người. Vì thế ngài đã đáng được Chúa kêu gọi cách đặc biệt. Để người đời sau ghi nhớ và nên gương khích lệ mọi giáo hữu, chúng tôi không thể nào giữ yên lặng, nhưng thiết tưởng phải kể lại những chiến công hiển hách của ngài. Không ai có một đức tin và lòng mến như ngài, hễ phải làm công việc gì đạo đức thánh thiện thì ngài mau mắn vâng theo ngay. Ngài có một trái tim nhân hiền, một tính tình hòa nhã, khiêm tốn, vâng lời, không thích phô trương; vì khinh chê tiền bạc nên ngài chỉ tiêu dùng nó trong trường hợp cần thiết, bất đắc dĩ mà thôi. Trong mọi lúc, ngài luôn luôn thẳng thắn và dè dặt, nhất là trong những khi phải giao thiệp với phụ nữ. Ngày nào cũng như ngày nào, người ta đều thấy người thanh niên đó một mình lặng yên quì cầu nguyện trước nhà chầu, nét mặt chan chứa tình yêu và đầy lòng tin tưởng. Trước khi lấy máu đào để chứng minh đạo Chúa không phải một lần, nhiều lần ngài đã ngang nhiên đứng lên bênh vực đạo thánh, xứng danh là một chiến sĩ hăng hái của Chúa Kitộ
Nhà chức trách bắt đầu mở cuộc truy nã người công giáo. Họ muốn bắt ép các giáo hữu ăn của cúng thần. Một vài người ngoại giáo có bà con là những người công giáo, đã âm mưu đưa những thực phẩm đã cúng cho những người ba con đó ăn rồi họ phao tin rằng các người kia đã vui lòng ăn của cúng và phục quyền nhà chức trách rồi. Họ làm như vậy có ý để bôi nhọ thanh danh của người công giáo. Được biết âm mưu của họ, Saba không muốn để họ lừa bịp mình và lôi cuốn nhiều người khác, ngài liền triệu tập nhiều người lại và tuyên bố rằng: "Nếu ai ăn những thịt đã cúng thần đó, không còn kể họ là người giáo hữu nữa". Như thế ngài đã ngăn cản được một số giáo hữu khỏi rơi vào cạm bẫy của ma quỷ. Những người đã bày mưu trên đây tìm dịp để trục xuất ngài ra khỏi thành phố. Sau này chính họ đã thú nhận điều đó.
Tiếp đến một cuộc truy nã khác. Nhiều người ngoại giáo ở châu thành muốn bày tỏ cho nhà chức trách biết rằng thành phố họ ở không còn bóng một giáo hữu nào. Lần này Saba lại nhóm họp và tuyên bố: "Tôi không khiến ai che đậy hộ cho tôi, tôi là người công giáo". Khi có các nhân viên truy nã đến, các người ngoại giáo liền đem hết các bà con công giáo của họ giấu vào một nơi chắc chắn, rồi đến trình với nhà chức trách rằng: "Trong thành phố chỉ còn có một người giáo hữu mà thôi". Quan truyền điệu người công giáo độc nhất ấy đến. Người đó không là ai xa lạ mà chính là Saba. Khi điệu ngài đến, quan hất hàm quay hỏi những người đứng xung quanh đó rằng: "Anh ta có của cải gì không?" Người ta trình quan: "Hắn chỉ có mấy manh áo". Nghe vậy quan tỏ dấu khinh bỉ và nói thêm: "Một người như thế xét ra vô hại mà cũng chẳng làm ích gì cho ai". Rồi quan truyền phóng thích Saba.
Lần thứ ba, những người có ác tâm lại xúi giục vua quan bắt bớ các giáo hữu ở miền Gothia. Các giáo hữu lúc đó đang sửa soạn mừng lễ Phục sinh. Saba đang nghĩ cách để mừng lễ đó cho trọng thể. Ngài đi tìm linh mục Gúttica bấy giờ đang cư ngụ ở một thành phố lân cận. Dọc đường ngài gặp một người cao lớn nhưng có dáng điệu khoan thai, khả kính. Người đó bảo Saba rằng: "Ông hãy trở về tìm đến nhà linh mục Sansala". Saba trả lời: "Nhưng linh mục Sansala đi vắng rồi". Thực ra, khi cơn bắt bớ vừa xảy ra thì linh mục Sansala đã di cư sang nước Roumani. Nhưng sau đó cha trở về để mừng lễ Phục sinh mà Saba không được biết. Vì thế ngài mới không nghe lời người khách lạ mà cứ tiếp tục đi tìm đến nhà linh mục Gúttica. Lạ thay, trời đang đẹp bỗng đổ tuyết xuống đầy đường đến nỗi Saba không thể nào tiếp tục đi được nữa. Bấy giờ ngài mới hiểu ý Chúa nhiệm mầu có ý ngăn cản đường để ngài trở về tìm đến nhà linh mục Sansala. Ngài cám ơn Chúa rồi quay gót trở về. Tới nhà linh mục Sansala, Saba kể lại mọi việc xảy ra cho mọi người nghe, rồi cùng mọi người hiện diện tại đó cử hành lễ Phục sinh. Ba ngày sau, Athariste là con Rotheste cùng với một toán quân đột nhập vào nhà Saba đang ở. Linh mục Sansala lúc đó còn đang ngủ say; họ trói ngài và điệu lên xe. Saba cũng bị lôi ra khỏi giường không kịp mặc thêm quần áo. Họ kéo lê ngài qua các bụi gai mà họ vừa châm lửa đốt; họ đánh đập và tha hồ dày vò thân xác ngài chẳng khác gì một bày sói đói mồi thi nhau cắn xé một con chiên. Nhưng đối lại, Saba chỉ lấy sự nhẫn nhục và lòng tin sắt đá để chinh phục những con người nhẫn tâm và thô lỗ đó. Ngày hôm sau, ngài dâng lời tạ ơn Chúa, đoạn quay ra nói với những lý hình: "Này các anh, các anh hẳn đã biết hôm qua các anh bắt tôi đi chân không giẫm lên những đống gai. Bây giờ các anh thử nhìn xem chân tôi có còn sây sứt và thân tôi có còn những dấu đòn mà các anh đánh tôi hôm qua không?" Họ nhìn và thấy thân thể ngài không còn một dấu thương tích nào. Bấy giờ họ lấy một cái trục xe đặt lên hai vai rồi buộc giang tay ngài vào đó. Họ cũng gắng sức kéo xoạc hai chân ngài ra để buộc vào một trục khác. Chúng bắt ngài giang chân tay chịu cực hình như thế từ sáng sớm cho tới nửa đêm hôm sau. Sau đó vì quá mệt với công việc hành hình, họ nằm lăn ra ngủ cả. Trong khi mọi người đang ngủ say, một người đàn bà ở đâu đến cởi trói cho Saba.
Tuy được cởi trói, Saba vẫn không trốn. Ngài còn ở lại gần đó để thổi cơm nấu nước giúp bà. Sáng hôm sau người ta thuật lại mọi việc cho Athariste nghe, ông lại hạ lệnh trói Saba và treo lên một chiếc xà nhà.  Ít lâu sau, Athariste sai người đến mang theo những đồ ăn đã cúng thần và cho nói với linh mục và Saba rằng: "Athariste đại nhân gởi cho các người những thực phẩm này, để các người ăn và khỏi phải chết". Linh mục Sansala nhanh miệng trả lời: "Chúng tôi sẽ không ăn vì điều đó không được phép. Các người cứ về nói với Athariste hãy đóng đinh chúng tôi hoặc làm khổ chúng tôi thế nào cũng được". Nhưng Saba còn hỏi lại có ý châm chọc: "Ai gởi các đồ ăn này cho chúng tôỉ" – "Chúa Athariste chứ còn aỉ" "Chỉ có một Chúa là Thiên Chúa ngự trên các tầng trời mà thôi. Những đồ bỏ đi này thật dơ bẩn và phàm hèn như chính Athariste là người đã gởi những thực phẩm này đến cho chúng tôi vậy".
Nghe câu trả lời đó, một tên gia nhân phát khùng đã lao một mũi giáo vào người Saba. Ai nấy đều tưởng rằng mũi giáo sẽ thâu qua người Saba như qua một cây chuối non. Nhưng Saba điềm nhiên đáp lại: "các anh tưởng đã giết chết tôi rồi chăng? Nhưng tôi cam đoan với các anh là tôi không cảm thấy đau đớn hơn là các anh cầm một nắm len mà ném vào ngực tôi vậy". Ngài nói không ngoa chút nào vì ai nấy đều công nhận ngài không thốt lên một tiếng kêu nào và trên mình ngài cũng không ghi thêm một thương tích nào.
Người ta làm báo cáo đệ trình Athariste và ông hạ lệnh xử tử Saba. Linh mục Sansala được tha, còn Saba phải điệu đến bờ sông Mussovo để trầm hà. Vì nhớ đến giới răn Chúa dạy phải yêu thương tha nhân như chính mình, Saba liền chất vấn các lý hình rằng: "Tôi xin hỏi các anh cho biết linh mục Sansala có tội gì mà không được chết với tôỉ" Lý hình trả lời: "Điều đó không hệ gì đến anh". Sau đó Saba cầu nguyện một cách sung sướng: "Ôi lạy Chúa, con chúc tụng Chúa, chớ gì Danh Con Chúa được ngợi khen và chúc tụng đến muôn đời. Athariste đã tự lên án cho mình phải chết muôn đời, nhưng ông lại mở đường cho con tới nguồn sống bất diệt. Lạy Chúa, chính Chúa thích xử như thế đối với các tôi tớ của Chúa".
Khi còn đang dẫn ngài xuống bờ sông, các lý hình nói với nhau: "Sao ta không tha chết cho người vô tội này? Athariste không thể hay biết việc này đâụ" Nhưng Saba vội can: "Sao các anh lại đùa giỡn thế? Các anh không thi hành lệnh quan mà xử tử người đã bị kết án thì sự đó đâu có hợp lý. Còn tôi, tôi trông thấy sự mà các anh không trông thấy. Kìa trước mặt tôi, có biết bao người đang chờ đón tôi vào hưởng vinh quang".
Họ dẫn ngài xuống sông. Từ lúc đó cho đến khi tắt thở, ngài không ngớt lời cảm tạ Chúa. Bọn họ buộc vào cổ ngài một khúc gỗ rồi dìm xuống nước cho chết ngạt. Như thế ngài chết bởi nước và gỗ, tượng trưng ơn cứu rỗi bởi nước rửa tội và Thánh giá Chúa Kitộ
Lý hình vớt thi hài ngài lên và bỏ mặc đấy; nhưng không một thú vật hoặc chim trời nào đả động tới xác thánh. Anh em giáo hữu xung quanh tranh nhau vinh dự được giữ thi hài vị thánh. Đến sau nhà cầm quyền Scythie là Giuniô Sôran Juniô Soranô một người vẫn tôn thờ Thiên Chúa chân thật, mang xác thánh nhân về Rumania.
Trong ngày chân phúc Saba được phong thánh, anh em đừng quên dâng lễ vật và kể lại câu chuyện đó cho các anh em khác nghe để mọi người trong Giáo hội cùng chúc tụng và ngợi khen Chúa. Kính chào toàn thể các thánh (giáo hữu). Tất cả những người đang chịu cơn bách hại cùng với chúng tôi cũng gởi lời chào anh em. Nguyện danh Chúa được tôn vinh và cả sáng, Chúa là Đấng vì lòng nhân từ đã dẫn đưa tất cả mọi người chúng ta vào nước trời, nơi Người hiển trị cùng Chúa Con, và Chúa Thánh Linh đời đời chẳng cùng. Amen."


Ra Ði Là Chết Trong Lòng Một Ít

Phật giáo Trung Hoa rất nhớ ơn và hãnh diện vì có thiền sư là Ðường Tam Tạng. Ông là người đã có công vượt núi trèo non để đi Tây Trúc thỉnh Kinh đem về phổ biến cho dân gian.
Truyện Tây Du Ký đã ghi lại cuộc ra đi đầy gian nan của thầy Tam Tạng. Nhưng những gian nan thử thách xảy đến cho thiền sư họ Ðường không phải chỉ là gai góc hiểm trở của đoạn đường dài, mà chính là những tật xấu mà ba người môn đệ thân tín nhất của thầy là hiện thân. Tôn ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng, ba cái tên này chính là ba nết xấu mà thiền sư họ Ðường cũng như bao người khác phải vượt qua để đạt chính quả. Ba nết xấu đó là: lòng kiêu căng, lòng ham vật dục và tính lười biếng.
Ra đi là chết trong lòng một ít... Thiền sư họ Ðường có lẽ đã phải chiến đấu và hao mòn vì những tham sân si trong lòng thầy.
Tin Mừng cũng nhắc đến một cuộc ra đi: đó là cuộc ra đi của Chúa Giêsu. Ngài rời bỏ quê hương để đi Galilêa. Galilêa chỉ cách Nagiarét vài chục cây số... Nhưng với Chúa Giêsu cuộc trẩy đi này bao hàm một cuộc lột xác và từ bỏ trọn vẹn. Ngài từ bỏ tất cả để vào sa mạc.
Ra đi có nghĩa là ra khỏi chính mình và không quay nhìn lại phía sau. Ra đi tức là chấp nhận chết đi trong lòng một ít.
Thánh nữ Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, mặc dù chưa một lần ra khỏi bốn bức tường của tu viện, đã được Giáo Hội chọn làm quan thầy các xứ truyền giáọ
Một lúc nào đó, có lẽ chúng ta cũng khao khát được mang Tin Mừng của Chúa đến một nơi xa lạ... Ước mơ ấy có thể làm cho chúng ta quên đi thựck tại của không biết bao nhiêu người thiếu thốn lương thực cho thể xác cũng như tinh thần.
Ra đi loan báo Tin Mừng, trước tiên chính là ra lhỏi con người của chúng ta. Ra khỏi con người của thiển cận, ích kỷ của chúng ta để mặc lấy một cái nhìn nhậy cảm hơn trước sự hiện diện của tha nhân.