Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Thiên nhiên và Khoa học

Filled under:

Thiên nhiên và Khoa học 

Làm thế nào mà con người lại đến được trên Quả đất này?
Tại sao lại có big bang?
Làm thế nào mà con người lại đến được trên Quả đất này?
Tại sao lại có big bang?
Thế nào là tinh thần? Một dòng điện chạy trong thân thể con?
Vì sao chúng ta ngủ?
Thời gian là gì?
Vì sao nước chảy?
Trái đất có đặt trên xe lửa được không?
Vì sao tất cả chúng ta đều khác nhau?
Ai xây trời?
Con người đi với đôi chân, nhưng con người suy nghĩ với cái gì?
Khi con nói, cơ thể con hay tâm hồn con có nói không?
Vì sao 2 + 2 = 4?
Mấy hòn đá có suy nghĩ không?
Con người sẽ có thể lên ở trên một hành tinh khác không?
Điều thần diệu thật sự có tồn tại không?
Làm thế nào chúng ta xây dựng cuộc sống?
Làm thế nào mà con người lại từ con khỉ đi xuống?
Nếu rừng già Amazzonia biến mất thì chúng ta sẽ không còn không khí để thở phải không? 
Trích sách “Không trả lời có, cũng không trả lời không”, tác giả Tomi Ungerer. Nxb. l’écoles des loisirs.
 
Làm thế nào mà con người lại đến được trên Quả đất này?
Pauline, 5 tuổi
Con người có nguồn gốc từ một hành tinh khác, bây giờ hành tinh đó đã biến mất. Vào thời đó, con người tiếp xúc với một hãng du lịch liên hành tinh, hãng này bảo đảm con người được ở trong một thế giới đầy cả ngạc nhiên không thể nào quên được. Than ôi! Hãng này không nói rõ, chi phí chuyến về không có trong hợp đồng du lịch. Bị bỏ rơi và hồi mới đầu thì con người hơi giống con khỉ, con người sinh sôi nẩy nở đầy quả đất. Điều đó giải thích vì sao thói quen di dân và du lịch có trong dòng máu di truyền của chúng ta.
Tại sao lại có big bang?
Hannes, 6 tuổi
Trí thông minh của ông có giới hạn, ông phải thú nhận ông không hiểu gì hết về lý thuyết big bang này. Nó vượt ngoài sức hiểu biết của ông. Theo ông, một ngôi sao là một cái lỗ ở trên trần đen của bầu trời. Điều đáng kể nhất đối với ông, đó là ba big bang của cuộc hiện sinh: ngày mình sinh ra, ngày mình yêu ai lần đầu tiên và ngày mình chết.
Thế nào là tinh thần? Một dòng điện chạy trong thân thể con?
Hugo, 3 tuổi
Đúng, nếu mình bắt nó vào một bóng điện. Vì tinh thần là nguồn sáng rọi cho trí thông minh.
Và nó cũng là bằng chứng chúng ta còn sống.
Vì sao chúng ta ngủ?
Ceyda, 10 tuổi
Đây là nhịp sống chí lý được thiên nhiên áp đặt. Giấc ngủ áp đặt lên chúng ta để chúng ta lấy lại sức. Không có giấc ngủ thì chúng ta kiệt sức hoàn toàn. Đối với súc vật cũng vậy, như con gấu hay con nhím, chúng ngủ suốt mùa đông. May là chúng ta không ngủ vậy. Con tưởng tượng xem, nếu con người phải ngủ suốt một mùa chết! Và mình dậy khi mùa xuân, mùa nước lụt vì đá tan trên các kênh gần chỗ mình ở.
Thời gian là gì?
Samuel, 4 tuổi
Thời gian thì không có nguồn gốc. Thời gian ở trong cấu trúc vĩnh cửu. Nó đã có trước khi vũ trụ được tạo dựng. Nó thoát được sự kiểm soát của các thần thánh. Vũ điệu trình diễn của hành tinh đã cho nó nhịp điệu đầu tiên. Con người, trong nhu cầu cần kiến trúc của mình đã ngăn ô, đã chia nó từ đơn vị năm-ánh sáng đến đon vị sát-na giây. Cho mục đích này, con người đã phát triển các dụng cụ để đo thời gian: đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, đồng hồ nước, và từ cuối thế kỷ 18 là đồng hồ cơ khí có kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây.
Phút giây thì ghen với giờ, tuần thì ghen với năm, thế kỷ thì nhớ thời đã qua. Như thế, thời gian thấy trước mắt nó những chuyện khó coi, tính toán, đo đạc, ước lượng những chuyện phù du mà nó hoàn toàn không thèm biết đến.
Còn với chúng ta, thời gian trở thành khoảng không gian giữa hai sự kiện khi nó đã xảy ra. Quá khứ và tương lai cách nhau bởi một cái màn rất nhỏ mà người ta gọi là hiện tại. Chúng ta sống trong một chuỗi giây phút kết tụ lại theo ... thứ tự thời gian.
Bạo chúa của sự chính xác thì áp đặt ngày, giờ giấc, thời khóa biểu, lịch làm việc. Để rồi chúng ta nợ thời gian vì sốt ruột, vì stress, vì đồng hồ báo thức ... vì xức dầu. Như vậy chúng ta là đội ngủ của một chế độ đúng giờ mà thời gian thì lúc nào cũng đi trễ.
Dù vậy cũng có các phương tiện để mình tự do với vĩnh hằng. Về phần ông, ông từ chối ... có tuổi. Độ dài thì tương đối, những giây phút vui vẻ thì qua nhanh hơn những giây phút buồn bã. Nếu ông phải mất năm phút để hút một điếu thuốc lá, mà ngôi làng ở cách đây hai mươi phút thì ông phải mất bốn điếu thuốc lá. Một cách để xem thường các bó buộc của giờ giấc.
Ông thích dùng thì giờ và giữ thì giờ hơn là giết thì giờ vì không có gì làm. Giữa lúc mình sinh ra và khi mình chết, chúng ta có thì giờ của một đời, như thế là có một chuỗi co giãn được đo đạc theo tính khí của mình, lúc hăng say lúc chán nản, để rồi kết thúc trong nghỉ ngơi của một thời gian chết.
Vì sao nước chảy?
Sean, 6 tuổi
Vì nó lỏng. Nước mưa, nước mắt đều nhỏ giọt để cần cù làm thành vũng nước. Nước có thể yên lặng trong hồ, nơi nó như ngủ. Khi nước ra biển thì nó hòa vào dòng thủy triều nước mặn với sóng biển. Và có khi nó hiền hòa thấm vào lòng đất để thành giếng.
Trên không khí thì nó bốc hơi để tạo sức khỏe. Nhưng nước thì mong manh, dễ dàng bị ô nhiễm; nước cũng có thể là môi trường cấy nơi bệnh tật ẩn trú ở đó. Không phải lúc nào nó cũng sung sướng được chảy!
Trái đất có đặt trên xe lửa được không?
Lucas, 4 tuổi
Không! Nhưng ngược lại. Trái đất là hành tinh được chia thành vĩ tuyến, kinh tuyến. Kinh tuyến gặp nhau trên các cực. Vĩ tuyến song song và thay đổi theo đường tròn: hai vòng ở các cực thì nhỏ hơn vòng ở xích đạo. Quả đất quay trên các đường ray là chí tuyến Cự giải (Cancer) và chí tuyến Ma kết (Capricone). Kinh tuyến và vĩ tuyến làm thành mạng đường sắt quy định chính xác thời gian đường đi của ... đoàn xe trong không gian.
Vì sao tất cả chúng ta đều khác nhau?
Joanna, 8 tuổi
Vì đó là ưu đãi của loài người và của nhiều động vật có vú. Nếu chúng ta giống nhau thì sẽ không có cá nhân và đời sống chúng ta sẽ nhàm chán như con kiến, như những kẻ cuồng tín và những người bị tù khổ sai.
Nếu tất cả chúng ta giống nhau, thì mình không thể nào biết nhau và các người trọng tội đều có vân tay giống nhau. 
Ai xây trời?
Tristan, 4 tuổi
Trời không phải là cái nắp, cũng không phải là cái trần, cái vòm. Đó là khoảng không gian không có biên giới trải dài đến vô tận. Vì thế không thể hình dung nó như cái khung sườn, cái trụ, cái cột. Tổ tiên chúng ta đã sợ nó vỡ từng mảnh như kiếng vỡ. Trời không được dựng lên như một tòa nhà, nhưng dựng lên để chứa các thiên thể, các tinh tú, các sao băng “xoẹt qua xoẹt về” mà không sao.
Con người đi với đôi chân, nhưng con người suy nghĩ với cái gì?
Julia, 3 tuổi
Chính yếu con người suy nghĩ và suy tư với bộ óc ở trong hộp não. Nhưng cơ thể con người thì nghĩ khắp chu thân. Bao tử thì nghĩ đến bữa ăn sắp tới, ở đầu mỗi ngón tay có một bộ óc nhỏ, tim đập theo nhịp của cảm xúc.
Nhà thơ không thể diễn tả mà không có chân.
Và người nông dân sẽ làm gì nếu họ không có đôi chân vững chắc?
Người làm bếp, người thủy thủ sẽ làm gì nếu họ không có đôi bàn chân phẳng đạp đất?
Không có chân làm sao người thợ vườn nho làm rượu nho?
Tất cả để nói với con, mỗi cái chân là để đi, chắc chắn rồi, nhưng nó cũng phụ vào nhiều công việc khác. Đương nhiên có những cái chân thông minh hơn các chân khác. Còn ông, chân của ông thích dẫm lên cỏ xấu.
Khi con nói, cơ thể con hay tâm hồn con có nói không?
Julien, 8 tuổi
Chung chung chính cơ thể nói để tâm hồn nói lên. Và cái đầu lo mọi sự, với nhiên liệu là khí ôxy cho hai lá phổi. Cơ thể cũng là chủ nhân của cái lưỡi, cơ quan cần thiết để nói lên lời các tư tưởng của chúng ta. Cũng như trong một công ty, mỗi người có công việc của mình, người này cần người kia.
Vì sao 2 + 2 = 4?
Joe, 6 tuổi
Bởi vì toán học là rất hữu ích!
Hệ thống thập phân của chúng ta dựa trên con số các ngón tay. Con người ở trong hang động ngày xưa đã học đếm như vậy. Dù vậy chúng ta cũng thấy ngón này khác ngón kia ... không phải là nó không làm rắc rối một ít chuyện.
Chẳng hạn chúng ta có thể nói hai đứa con trai + hai đứa con gái = 4 đúa bé. Nhưng hai khúc bánh mì và hai khúc thịt nướng thì sao? Thì làm thành một bánh mì xăng-wich.
Để tính toán thì phải chấp nhận các con số với giá trị của nó. Nhưng chúng ta phải có một chút khoan dung cho các con số, vì không bao giờ có ai hỏi số 4 có thích số 7 không?
Mấy hòn đá có suy nghĩ không?
Stephan, 8 tuổi
Các hòn đá thì không có bộ óc, nhưng không vì thế mà nó không có ký ức, ký ức của nó có từ hàng triệu năm.
Thỉnh thoảng ông cầm một hòn đá, ông áp vào lỗ tai và ông nghe ... Phải tưởng tượng qua sự im lặng của nó.
Khi hòn đá ở trong đống đổ nát, nó kể câu chuyện bị cướp phá mà nó làm chứng.
Một hòn đá lăn như đá cuội tả cho ông biết những người chết đuối mắc cạn trên bãi cát sỏi.
Đá hóa thạch kể câu chuyện thời xa xưa của nó.
Chúng ta đừng quên thạch anh (quartz) ở trong đá hoa cương và là cấu trúc của cát, mà bây giờ nó làm mạch cho bộ nhớ của máy tính.
Khi còn nhỏ, ông đã ném một hòn đá để làm vỡ khuôn cửa sổ mà ông thấy nó nhìn ông không thiện cảm. Bây giờ ông muốn tìm lại nó để biết vì sao có chuyện này. Nếu các hòn đá không suy nghĩ thì chúng cũng là chất liệu để mình suy nghĩ.
Tái bút: Một ngày nọ, trong một bữa ăn trưa, cựu tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing cũng đã đặt cho ông câu hỏi này!
Con người sẽ có thể lên ở trên một hành tinh khác không?
Adrien, 11 tuổi
Sắp tới đây thì sẽ rất cần vì trái đất chúng ta đang ở trong một tình trạng đau buồn. Vấn đề duy nhất là các hành tinh khác không ở được. Điều phải làm bây giờ là đổ hết mớ macma trong lòng trái đất ra, rồi dọn dẹp bề mặt bên trong, dùng miệng núi lửa làm ống thoát hơi. Tất cả giống như văn sĩ Jules Verne đã tiên đoán trước trong quyển sách Du hành vào trọng tâm Vũ trụ. Tất cả được rọi sáng bằng chiếc đèn pin khổng lồ ở giữa.
Tái bút: Người ta có thể tháo một phần nước ở đại dương, như thế sẽ có thêm diện tích cho Quả đất.
Điều thần diệu thật sự có tồn tại không?
Simon, 9 tuổi
Điều thần diệu là điều không giải thích bề ngoài được. Ảo thuật gia biểu diễn dựa trên các phù phép mà chỉ có họ là người nắm bí mật. Có nghĩa là khi họ chơi bài, xoay các vòng hay xoay mũ là họ chơi trò ảo tưởng.
Điều thần diệu đích thực mình tìm thấy ở thiên nhiên. Con quan sát con sâu cuộn trong cái kén, rồi khi ra khỏi cái kén nó hóa thành con bướm với đôi cánh muôn màu muôn sắc khác nhau.
Trong cuộc sống cũng có những giây phút thần diệu. Đôi khi mình thấy hạnh phúc cũng dựa trên chuyện ảo tưởng. Dù sao những giây phút thần diệu này là những giây phút đáng sống, phải biết thưởng thức!
Làm thế nào chúng ta xây dựng cuộc sống?
Valentine, 6 tuổi
Đầu tiên hết là xây nền móng cho cuộc đời ể nó có nền tảng vững chắc. Qua giáo dục và qua hiểu biết. Cứ mỗi cục gạch, mỗi cục đá xây tường là một hiểu biết mới, một kinh nghiệm mới. Với tuổi thơ, chúng ta có tầng trệt với sảnh rộng mênh mông để thuận tiện cho việc đi tới đi lui, cha mẹ ngồi canh ở chòi gác cổng.
Tới tuổi vị thành niên thì chúng ta lên tầng một, nơi chúng ta có thể đi lên tiếp. Nếu chúng ta có tham vọng, chúng ta có thể dùng thang máy. Tuy nhiên chúng ta sẽ không biết khi nào có động đất, có hỏa hoạn hay có dội bom. Khi đó tất cả phải bắt đầu lại.
Và đó là cách thế nào chúng ta xây dựng cuộc sống. Nhưng ông sẽ nói một bí mật: dù leo lên cầu thang là chuyện tốt, nhưng có được người thuê nhà cùng leo thì cuộc đời cũng có lợi lắm.
Làm thế nào mà con người lại từ con khỉ đi xuống?
Sam, 6 tuổi rưỡi
Từ đầu Thánh Kinh, sách Sáng Thế đã viết: “Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài .” Vì Ngài đã có vóc dáng của người trưởng thượng nên Ngài tạo một người cũng giống khỉ như Ngài. Như thế từ nguyên thủy ông A Dong là con khỉ và bà Eva là con khỉ cái của ông. Và sau đó con cái cháu chắt của họ tiến triển, khi mất lông lá thì con người phát triển trí thông minh và đạt đến giai đoạn Người tinh khôn (Homo sapiens) như hiện nay.
Như con thấy đó, vậy thì không có nghịch lý nào giữa câu chuyện của tôn giáo về tạo dựng con người và câu chuyện khoa học xác định chúng ta từ khỉ xuống: ông chân thành hy vọng lý thuyết của ông có thể hòa giải được người tin và người theo khoa học!
Nếu rừng già Amazzonia biến mất thì chúng ta sẽ không còn không khí để thở phải không?
Paul, 8 tuổi
Đây là câu trả lời buồn cho một câu hỏi buồn. Với sự giúp đỡ của mặt trời, cây cối sản xuất khí ôxy cho chúng ta thở. Không có rừng, chúng ta bị nghẹt thở. Chúng ta phá hành tinh, chặt rừng mà không suy nghĩ đến tương lai. Một bài hát xưa có lời: “Chúng ta không còn đi vào rừng, thân cây đã bị chặt!” Đó là lời tiên tri.
Do đó ngay từ bây giờ chúng ta phải trồng cây trong căn hộ của mình. Như thế, khi đi học về, khi đi làm về, mình có thể an toàn bỏ khẩu trang ôxy. Nếu đó là cây ăn trái thì phải có ong thụ phấn; còn muốn có tiếng líu lo thì phải có vài ba con chim; và tại sao lại không có mấy con sóc để vừa vào nhà là chúng ra đón chúng ta như trong một túp lều.
Trích sách “Không trả lời có, cũng không trả lời không”, tác giả Tomi Ungerer. Nxb. l’écoles des loisirs.
Marta An Nguyễn dịch