Thứ Ba, 10 tháng 7, 2018

Phút suy niệm ngày 11/7/2018

Filled under:

Phút suy niệm ngày 11/7/2018
Các con hãy đi rao giảng rằng: 'Nước Trời đã gần đến' (Mt 10, 1-7).
Có lẽ nhiều người trong chúng con nghĩ rằng: Đức Giêsu khi căn dặn các tông đồ (Nước trời đã gần đến) là chỉ hù dọa các ông.
Hai ngàn năm qua, đối với chúng con có lẽ là một quãng đường dài, nhưng với lịch sử, hai ngàn năm có là bao so với hàng triệu năm trước đó.
Với Đức Giêsu, Người đến với thế gian chỉ một lần duy nhất, Ơn Cứu Độ cũng chỉ ban một lần duy nhất, thế nên Đức Giêsu đã triệu tập 12 tông đồ, ban cho các ông nhiều quyền hành, để các ông loan truyền Ơn Cứu Độ tới muôn dân.
Lạy Chúa. Xin cho Nước Chúa trị đến, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.




11/7 –  Thánh Bênêđictô, Viện phụ (480?-543)

     Không có tiểu sử về một người đã đã ảnh hưởng nhiều đến đới sống đan tu ở Tây phương như thánh Bênêđictô (phiên âm theo Việt ngữ là Biển Đức, đúng nghĩa chữ “benedictus” là ân phúc). Ngài được nhận ra trong cuốn “Những Cuộc Đối Thoại” (Dialogues) của thánh Grêgôriô, nhưng có những bản phác họa cho thấy những điều kỳ lạ trong cuộc đời ngài.
     Thánh Bênêđictô sinh tưởng trong một gia đình gia giáo ở Trung Ý, học tập ở Rôma. Ngay hồi còn trẻ ngài đã bị thu hút vào đời đan tu. Mới đầu ngài sống ẩn tu, xa lánh thế giới – quân đôi ngoại giáo hoành hành, Giáo hội bị phân tán vì ly giáo, con người khổ sở vì chiến tranh, luân lý suy đồi.
     Ngài sớm nhận ra mình không thể sống ẩn dật trong một thành phố nhỏ, thế rồi ngài thu mình vào một hang động cao trên núi trong 3 năm. Một số tu sĩ chọn ngài làm lãnh đạo một thời gian, nhưng thấy sự nghiêm khắc của ngài không hợp với họ. Ngài có ý định thu nhập các tu sĩ ở các dòng thành một “Đại Tu viện” (Grand Monastery) để họ có lợi về tình đoàn kết, tình huynh đệ, và phụng sự Chúa mãi mãi trong một ngôi nhà. Cuối cùng ngài xây dựng một nhà mà sẽ nổi tiếng nhất thế giới là Tu viện Monte Cassino, nơi có 3 thung lũng hẹp chạy về phía núi.
     Tu luật dần dần phát triển quy định đời sống cầu nguyện bằng phụng vụ, học tập, lao động chân tay và sống đời cộng đoàn dưới quyền một vị cha chung là Viện phụ. Đời khổ tu của Dòng Biển Đức có tiếng về sự tiết độ, đức bác ái của dòng luôn tỏ ra quan tâm những người xung quanh. Thời Trung cổ, đời sống tu trì ở Tây phương đều dần dần theo tu luật Biển Đức. Ngày nay, gia đình Biển Đức có 2 chi nhánh: Biển Đức và Xitô (Cistercians).