Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Từ điển Công giáo Việt Nam sẽ giúp tránh hiểu nhầm

Filled under:


Từ điển gồm hơn 2.000 mục từ và mất 9 năm mới hoàn thành. Giáo hội Công giáo vừa phát hành cuốn Từ điển Công giáo bằng tiếng Việt nhằm giúp mọi người hiểu được đức tin Kitô giáo, truyền giáo và tránh hiểu nhầm từ ngữ Kitô giáo.
Các nữ tu mua Từ điển Công giáo Việt Nam  Ảnh ucanews com
Các nữ tu mua Từ điển Công giáo Việt Nam Ảnh ucanews com
“Cuốn Từ điển Công giáo này là một công trình khoa học rất quan trọng đối với Giáo hội Công giáo tại Việt Nam”, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc của Sài Gòn cho biết khi ngài chủ tế Thánh lễ đặc biệt đánh dấu ngày phát hành cuốn từ điển hôm 9-12.
Đức cha Đọc nói thêm cuốn từ điển đầu tiên này sẽ giúp người Công giáo hiểu được các từ ngữ căn bản về giáo lý, kinh thánh và thần học, và giúp họ sống đức tin.
Ngài hy vọng sẽ tránh được những hiểu nhầm về từ ngữ như một trường hợp được Đức cha Giuse Nguyễn Năng, phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, kể khi một nhóm bạn trẻ hiểu cụm từ nhân bản (các giá trị của con người) là nhân bản vô tính người.
Cha Phêrô Nguyễn Chí Thiết, trưởng Ban Từ vựng Công giáo, cho ucanews.com biết cuốn từ điển này có 2.022 từ thông dụng nhất được trích từ sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Các từ Hán việt vẫn còn sử dụng cũng được đưa vào từ điển.
Cha Thiết cho biết 150 chuyên gia thần học, kinh thánh, luân lý, phụng vụ, ngôn ngữ và văn hóa đã biên soạn cuốn từ điển này trong 9 năm qua.
Ngài nói cuốn từ điển sẽ đặt nền tảng căn bản cho các thế hệ trẻ nghiên cứu thêm về ngôn ngữ tiếng Việt, văn hóa Kitô giáo và phát triển nền thần học Việt Nam.
Các mục từ tiếng Việt trong từ điển được đặt bên cạnh các cụm từ tương đương về nghĩa bằng tiếng La tinh, Anh, Pháp và Trung Hoa để tiện tham khảo.
Các thừa sai hải ngoại đến Việt Nam vào thế kỷ 16 và bắt đầu phát triển chữ quốc ngữ dựa trên bảng chữ cái Latinh và các ngôn ngữ của người Roman với sự trợ giúp của người Công giáo Việt Nam nhằm phục vụ cho công cuộc truyền giáo.
Chữ quốc ngữ đã trở thành hệ thống chữ viết chính thức của người Việt.

Phóng viên ucanews.com từ Sài Gòn 

Giám mục Thụy Sĩ khuyên các Linh mục không ban bí tích Xức dầu cho những ai tìm Trợ tử

Trước tình hình trợ tử gia tăng ở trong nước, một giám mục Thụy Sĩ đó chỉ thị các linh mục Công Giáo không ban bí tích Xức Dầu cho những người bị tình nghi là tìm kiếm sự trợ giúp tự tử (trợ tử, xin xem note *).
swiss.jpg
"Đây là một vấn đề khó khăn, khó mà quyết định đúng đắn khi phải đứng trước một cái chết, thậm chí có thể nói là một cảm giác bất lực," là lời cuả Đức Giám mục Vitus Huonder của giáo phận Chur, đồng thời là giám quản tông tòa giáo phận Zurich.

"Sự việc, một bệnh nhân đang đau khổ sẵn sàng nhờ sự giúp đỡ cuả một người khác để tự tử, đặt các linh mục đứng trước một tình huống khó xử. Trong những điều kiện như vậy, thì việc đón nhận bí tích (Xức Dầu) là vô hiệu, vậy thì việc mà các linh mục nên làm là đưa ra một lời cầu nguyện và phó thác người hấp hối vào lòng thương xãt của Thiên Chúa. "

Huấn thị được đưa ra nhân dịp Ngày Nhân Quyền 10 tháng 12, đức giám mục cho biết xã hội đương đại đang "đắm chìm trong một biển cả đầy dẫy những dữ liệu đối chọi nhau" và thường tỏ ra có một "sự nông cạn đáng sợ đối với vấn đề đạo đức."

Tuy nhiên, ngài nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội thì rất rõ ràng, việc điều trị y tế phải "tôn trọng sự sống cũng như cái chết," và không "làm giảm quá trình tự nhiên của cái chết."

"Khả năng Y học hiện đại làm cho chỳng ta ngày càng phụ thuộc vào nó, đặc biệt làm mất khả năng phán đoán trên giai đoạn cuối cựng của sự sống", Đức Cha Huonder nói.

"Nhưng từ quan điểm Kitô giáo, thì sự sống và cái chết là ở tay Thiên Chúa mà chúng ta không có quyền quyết định cho chính mình. Tự tử, như giết người, mâu thuẫn với trật tự thế giới của Thiên Chúa."

Được biết, trợ tử (Euthanasia) được luật cuả Thụy Sĩ cho phép, miễn là "động lực không do bởi sự tự cao tự đại". Những năm vừa qua trợ tử đó tăng nhanh chóng. Theo báo cáo ngày 05 tháng 12 cuả tờ báo Neue Zurcher Zeitung, thì trung bình mỗi ngày trong năm 2015 có đển 999 người chết 'êm dịu' được ghi nhận về mặt pháp lý, tăng 35 phần trăm so với năm 2014, thêm vào đó sự "thay đổi các giỏ trị xã hội" đó làm cho việc trợ tử trở thành "một bình thường mới".

Trong huấn thị, Đức Cha Huonder nói những tiến triển về phương pháp giảm đau đó gây ra những "vấn đề xã hội, nhân đạo, tôn giáo và mục vụ".

Trong khi chúng ta đều biết rằng cái chết thì không nên "trì hoãn vô trách nhiệm" bằng "mọi phương pháp trị liệu với bất cứ giá nào." Tuy nhiên, một "sự thay đổi về thái độ trong xã hội" đó tạo ra những khó khăn mục vụ cho hàng giáo sĩ, vì các tổ chức an tử nhấn mạnh rằng bệnh nhân có quyền lựa chọn khi nào thì chết.

"Việc ban bí tích sám hối, xức dầu và cho rước lễ là một nguồn an ủi cho những con bệnh nguy cấp và chờ chết", Đức Cha Huonder nói. "Tuy nhiên, cũng là bổn phận nặng nề của một linh mục, thực hiện đức ái qua mục vụ, là phải khuyên răn những dự tính tự hủy hoại, vì nó đi ra ngoài con đường cuả sự cứu rỗi đời đời, và phải giúp bệnh nhân hiểu và tuân theo ý muốn của Thiên Chúa."

Những huấn thị cuả ĐGM Huonder chắc chắn sẽ gặp nhiểu chống đối. Trợ tử đó được hợp pháp hóa tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg và đang là những dự luật ở một số nước châu Âu khác.

Trong một tuyên bố ngày 06 Tháng 12, công ty trợ tử Dignitas ở Zurich cáo buộc Đức Giám Mục Huonder đã "lan truyền mâu thuẫn". Họ cho rằng nhiều bệnh nhân nan y sẽ "chết sớm hơn nhiều" nếu để mặc cho "Thiên Chúa toàn năng."

Dignitas nổi tiếng là đă cung cấp thuốc độc miễn phí cho khách hàng.

Dignitas nói thêm rằng Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã phán quyết năm 2011 rằng các cá nhân, nếu "có khả năng suy nghĩ tự do và hành động phù hợp," có quyền quyết định "như thế nào và vào lúc nào mà cuộc sống của họ được kết thúc".

Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói việc điều trị y tế có thể được chấm dứt một cách hợp pháp khi "tốn kém quá sức, nguy hiểm, bất thường hoặc không còn xứng."

Tuy nhiên Sách cũng ghi chú rằng việc trợ tử một cách cố ý (intentional euthanasia) "dưới bất kỳ hình thức nào hay động cơ nào, thì vẫn là giết người."

"Trợ tử" ở đây được hiểu theo nghĩa “an tử chủ động” (active euthanasia, intentional euthanasia), tức là cố ý giết chết một người hấp hối, với sự ưng thuận của người đó. Trợ tử bị Giái lý Công Giáo kết án trong mọi trường hợp.

Còn "an tử thụ động" (passive euthanasia) tức là đình chỉ việc điều trị để không kéo dài sự sống. Trên quan điểm Phò Sự Sống thì việc "an tử thụ động" cũng không được khuyến khích, tuy nhiên sách Giáo Lý Công Giáo cho phép việc này khi việc điều trị là "tốn kém quá sức, nguy hiểm, bất thường hoặc không còn xứng."

Cần phải thảo luận với Cha Sở để được hướng dẫn khi phải đối mặt với những trường hợp như trên.

(Biển Đức Phan Anh, VCN 12.12.2016)