TÔN TRỌNG ĐỀN THỜ THÂN XÁC
“Các ông cứ phá hủy Đền Thờ này đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại… Nhưng Đền Thờ Đức Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Người.” (Ga 2,19.21)
Suy niệm: Bao người đã kinh ngạc, thán phục, và thích thú khi chiêm ngưỡng kiến trúc và vẻ đẹp của Thánh Đường Gio-an La-tê-ra-nô, được mệnh danh là “Mẹ và đầu của mọi nhà thờ trong thành phố và trên thế giới.” Là người tín hữu, ai không cảm thấy thích thú, sung sướng, khi được vào trong ngôi thánh đường đẹp đẽ, nguy nga như vậy. Tuy nhiên, thánh đường ấy vẫn là vật chất, và dù đã tồn tại từ thế kỷ thứ tư, một ngày kia, cũng sẽ bị tiêu tan. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su nói đến một ngôi Đền Thờ không bằng gạch đá, cũng chẳng bị hủy hoại. Đó chính là thân thể của Người, một thân thể phục sinh nay trở thành Đền Thờ sống động, nơi gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người.
Mời Bạn: Thánh Phao-lô khẳng định thân xác của con người là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần. Vì vậy, chúng ta phải biết tôn trọng thân xác của bản thân, và thân xác người khác nữa. Điều này không dễ chút nào trong một xã hội hưởng thụ, đề cao việc chiều chuộng thân xác, coi thân xác như phương tiện để thoả mãn tính dục. Còn bạn thì sao?
Chia sẻ: Cho một vài ví dụ cụ thể về việc tôn trọng thân xác người khác.
Sống Lời Chúa: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em” (1Cr 6,19).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con biết quý trọng thân xác Chúa ban cho, để con luôn biết tự trọng và biết tôn trọng anh em con. Amen.
KỶ NIỆM CUNG HIẾN ĐỀN THỜ LATÊRANÔ
Thời các tông đồ và trong nhiều thế kỷ sau, người ta xây dựng những đền thờ làm nơi các kitô hữu hội họp nhau cầu nguyện, chúc tụng Chúa, học hiểu các mầu nhiệm trong đạo, lĩnh các bí tích, nhất là tham dự vào hiến tế không đổ máu của Chúa Giêsu Kitô. Nhưng các nơi hội họp này là mục tiêu phá hủy của các lương dân, nếu các Giám mục không hề long trọng thánh hiến theo các nghi lễ đã được thiết định.
Việc cung hiến long trọng chỉ bắt đầu dưới triều vua Constantinô đại đế. Vị Hoàng đế này đã ra luật cho các kitô hữu được xây cất thánh đường trong toàn đế quốc. Chính ông đã làm gương bằng việc xây cất giếng rửa tội, nơi ông đã được Đức Sylvester rửa tội và một thánh đường cho Đức Giáo Hoàng sử dụng. Đây là thủ lãnh và là mẹ các đền thờ trên thế giới. Đức Hồng y Phêrô Đamianô đã viết cho các Đức Hồng y:
- Đền thờ Latêranô mang danh Chúa Cứu Thế là thủ lãnh các tuyển nhân, nên cũng có thể nói là mẹ, là thủ lãnh và là tuyệt đỉnh của mọi đền thờ trên thế giới.
Đàng khác, ngài gọi đền thờ này là "đền thờ trên mọi đền thờ, là nơi thánh trên các nơi thánh". Khi xây cất, Hoàng đế Constantinô đã trang hoàng đền thờ bằng nhiều bình quý và những vật trang sức đắt tiền để cử hành các mầu nhiệm thánh. Đức Thánh Giáo Hoàng Silvester đã cung hiến đền thờ trong một lễ nghi trang trọng sầm uất. Đồng thời, ngài cũng truyền chỉ được dâng thánh lễ trên bàn thờ bằng đá.
Khắp nơi cử hành việc kỷ niệm cung hiến đền thờ Chúa Cứu Thế vào ngày 09 tháng 11.
Dấu Chỉ Của Hòa Bình
Một trong những biểu tượng sống động nhất trên thế giới là khát vọng hòa bình của con người, có lẽ là bảo tàng viện và đài kỷ niệm những nạn nhân đầu tiên của bom hạt nhân tại thành phố Hiroshima bên Nhật Bản...
Bước vào tháng 8, kỷ niệm bom nguyên tử được dội xuống Hiroshima, hàng trăm ngàn người Nhật Bản đã tập trung trước đài kỷ niệm tại thành phố này để tưởng niệm những người đã chết. Từ 4 giờ sáng, chuông các chùa chiền và giáo đường trên toàn quốc đổ hồi để nhắc nhở người Nhật về biến cố đau thương này.
Hiroshima tưởng niệm những người quá cố, nhưng nó không là biểu trưng của hận thù, trái lại, trong những giây phút mặc niệm trước những nạn nhân của bom hạt nhân, tất cả mọi người Nhật đều được mời gọi để tha thứ và xây dựng hòa bình.
Ông Akihiro Takahashi, một nạn nhân còn sống sót của biến cố, nay đã được bầu làm giám đốc của bảo tàng viện hòa bình Hiroshima và đồng thời điều khiển tổ chức văn hóa phụng sự hòa bình của thành phố, đã nói lên tâm tình của ông như sau:
"Tôi đã không bao giờ quên ngày đó... Qua bao nhiêu năm, tôi đã thù ghét chế độ quân phiệt của Nhật Bản và quân đội Hoa Kỳ. Lúc đó, tôi là đứa bé khỏe mạnh, ngày nay tôi đã trở thành một người bệnh hoạn... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tôi đã gặp gỡ với rất nhiều người có tín ngưỡng, nhất là các bạn trẻ. Họ đã mời gọi tôi tha thứ... Qua những cuộc gặp gỡ này, tôi đã lướt thắng được hận thù. Tôi cũng đã nói chuyện với viên trung úy phi công ném bom và tôi đã có thể nói với ông rằng tôi không kết án ông nữa".
Nếu chết là một chấm hết, thì cái chấm hết ấy có lẽ chỉ có giá trị đối với sự thù hận. Người chết không còn hận thù nhau nữạ Dù có căm thù sâu sắc đến đâu, nằm kề bên nhau trong một nghĩa địa, những người chết sẽ không bao giờ thấy một cuộc chiến giữa những người chết. Nếu có một thế giới không còn chiến tranh, không còn vũ khí, không còn hận thù nhau nữẫ. có lẽ đó là thế giới của nghĩa trang. Nơi đó chính là nơi an nghỉ khỏi mọi thù hận.
Cái chết, dù độc ác đến đâu, cũng trở thành đấu chỉ của hòa bình... Ðó là điều mà chúng ta có thể xác quyết khi nhìn ngắm cái chết của Ðức Kitô trên thập giá. Ngài chết để lôi kéo mọi người đến với Ngàị Và để thực hiện điều đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, Ngài đã tha thứ ngay cho những kẻ đang hành hạ Ngài.
Trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những người quá cố đó có thể là những người thân của chúng ta, họ cũng có thể là những người chúng ta chưa hề quen biết, nhưng nhất là những người đã từng là kẻ thù của chúng tẫ. Tâm tình của người Kitô chúng ta trước hết phải là tâm tình tha thứ của Chúa Giêsữ. Cái chết của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và hòa bình. Cái chết của những người Nhật Bản tại Hiroshima đã trở thành một lời kêu gọi xây dựng hòa bình và tha thứ... Cái chết của những người mà chúng ta đang ngậm ngùi tưởng niệm trong suốt tháng 11 này cũng phải là một âm vang của chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá: Xin Cha tha cho chúng.