Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Lòng quảng đại mang đến cho chúng ta rất nhiều điều tốt lành - bởi phanxicovn

Filled under:

Các tác động phụ của đức hạnh và của lòng quảng đại không phải là động lực duy nhất của chúng ta, chúng không làm gì tệ! Và đó là khoa học nói ...
Làm cái gì đúng đã là một phần thưởng cho mình, và nó giúp rất nhiều cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Một loạt nghiên cứu gần đây cho biết, là người đức hạnh, giúp người khác và tỏ lòng biết ơn của mình tạo ra các kết quả tích cực không những cho cuộc sống của những người chung quanh, nhưng ngay cả cho chính mình. Chắc chắn, chúng ta không dễ thương chỉ vì các việc tốt lành này tốt cho sức khỏe, nhưng nét đẹp của việc giúp người có thể có các tác động phụ tốt cho sức khỏe chúng ta, tại sao lại không làm?
Sau đây là 6 lợi ích mà các nhà khoa học chứng minh cho chúng ta thấy, đức hạnh tạo tốt lành trên sức khỏe thể lý cũng như tinh thần: 
  1. Thói quen tốt của giấc ngủ
Nếu đếm cừu và xoay qua trở về trên giường không giúp bạn tìm được giấc ngủ, thì sống cuộc sống đức hạnh và kiên định có thể giúp bạn tìm được giải pháp hoàn hảo không cần dùng đến thuốc ngủ. Một nghiên cứu gần đây cho biết, những người sống có một mục đích, họ ít có vấn đề về giấc ngủ, họ có khả năng nghỉ ngơi tốt. Những người tham dự cuộc nghiên cứu về giấc ngủ công nhận, sự việc họ có một mục tiêu cho cuộc đời giúp họ giảm stress, sự lo âu có một tác động trên thói quen về giờ giấc đi ngủ. Dù cuộc nghiên cứu làm với những người lớn tuổi, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết, khi giúp người khác có một đời sống có mục đích thì các vấn đề liên quan đến giấc ngủ sẽ giảm bớt.
  1. Sự gia tăng hạnh phúc nói chung
Các nghiên cứu trước đây cho biết, khi tiêu tiền cho người khác thì mình hạnh phúc hơn là tiêu cũng số tiền đó cho mình, trên thực tế, các thử nghiệm trên bộ não (IRM) cho thấy, các hành vi nhỏ của lòng quảng đại và đức hạnh làm cho bộ não tiết ra một “luồng hơi ấm” đáp ứng với các mức độ hạnh phúc được gia tăng. Dù bạn có ngân quỹ hạn chế nhưng bạn đừng lo, vì một nghiên cứu khác cho thấy, dù nhỏ, các hành vi tốt tự phát cũng cho phép bộ não cảm nhận luồng hơi ấm này.
Năm 2004, một nghiên cứu thứ ba yêu cầu các người tham dự làm năm hành vi tốt tự phát mỗi tuần trong vòng sáu tuần. Cuối cuộc thử nghiệm, những ai làm các hành vi nhỏ tự phát cảm thấy mình hạnh phúc hơn là những người ở nhóm không làm hành vi nào.
  1. Tăng cường cảm xúc tích cực
Một đời sống biết ơn có thể mang lại các cảm xúc tích cực. Khi cám ơn người khác, khi cả ngày chỉ nghĩ đến các điều tốt lành, viết những lời cám ơn thì những người này thấy mình có các cảm xúc tích cực nhiều hơn.
Theo nhà tâm lý Robert A. Emmons, không những lòng biết ơn tăng mức độ hạnh phúc mà còn tăng mức độ quyết tâm để có hạnh phúc, có nghĩa là mức độ hạnh phúc mình cảm nhận độc lập với hoàn cảnh. Niềm vui, tinh thần lạc quan, hăng say đó là các xúc cảm được tăng khi sống đức hạnh. Đức hạnh cũng xóa đi các cảm nhận xuống tinh thần, cay chua và ham muốn.
  1. Giảm mức độ suy thoái tinh thần
Cho thì giờ, cho tài năng, cho tiền bạc cũng có thể làm giảm suy thoái tinh thần. Một nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy, càng làm thiện nguyện thì càng hạnh phúc. Các nghiên cứu cũng chứng minh, có một “tương quan mạnh giữa làm thiện nguyện và sức khỏe: những ai làm thiện nguyện có sức làm việc cao, có mức tử suất thấp, mức suy thoái tinh thần thấp hơn người không làm thiện nguyện”. Thêm nữa những người này biết tránh các cảm xúc cô đơn và trầm cảm.
  1. Một sự thoải mái tự nhiên
Nhờ các kích thích tố nội tiết (endorphin) tràn ngập bộ não khi chúng ta làm việc tốt, chúng ta cảm thấy có sự thoải mái tự nhiên. Trên thực tế, một vài nghiên cứu cho thấy, những người giúp đỡ, những người cho, họ có sức khỏe tinh thần tốt hơn những người nhận sự dễ thương và quảng đại này. Giúp người khác cũng giúp cho mình biết mến chuộng hơn những gì mình nhận và đó là sự thánh hóa con người. Tập trung trên các nhu cầu của người khác góp phần tích cực cho các chiến đấu riêng của mình.
  1. Tự tin ở mình hơn
Sống quảng đại có thể cho chúng ta một mục đích. Chẳng hạn, làm thiện nguyện có thể giúp cho chính cộng đoàn mình, tạo một sự khác biệt trong đời sống của những người láng giềng và bạn bè của mình. Khi ít tập trung vào chính mình, dành nhiều thì giờ giao tiếp với người khác, chúng ta củng cố cảm nhận thuộc về của mình.
Khi cho thì giờ, chúng ta có thể có được các kỹ năng mới và sống với các kinh nghiệm mới. Chúng ta cảm thấy hài lòng. Đây cũng là dịp để đối diện với các nỗi sợ và mang lại một cái gì đó hữu ích cho xã hội.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Ngồi chỗ cuối

Khi thấy các khách dự tiệc có khuynh hướng chọn ngồi chỗ nhất, 
Đức Giêsu đưa ra một lời khuyên đối với họ (cc. 8-10). 
Mới nghe những lời khuyên này, 
ta có cảm tưởng đây chỉ là những lời dạy cách ứng xử khôn khéo. 
Nên chọn ngồi chỗ cuối, 
vì nếu chủ tiệc sắp xếp lại chỗ ngồi theo thứ bậc, 
bạn có cơ hội được mời lên chỗ trên. 
Thà ngồi dưới rồi được đưa lên, còn hơn ngồi trên mà bị kéo xuống. 
Như thế ngồi chỗ cuối rốt cuộc chỉ là một giả vờ, 
để che dấu tham vọng muốn được ngồi lên trên. 
Ngồi chỗ cuối chỉ là để tránh một xấu hổ, sỉ nhục, 
và nhắm đến một vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn (cc. 9-10). 
Đức Giêsu có ý khuyên dạy người ta như thế không? 
Chắc là không.
Qua dụ ngôn đơn sơ và có thể gây hiểu lầm trên đây (c. 7), 
Đức Giêsu muốn nói với khách dự tiệc một điều quan trọng hơn nhiều. 
Bài ca Magnificat đã nói đến một sự đảo ngược lớn lao sẽ xảy ra: 
Chúa dẹp tan kẻ kiêu căng, hạ bệ người quyền thế, đuổi kẻ giàu sang, 
nhưng nâng cao kẻ khiêm nhường, ban dư đầy cho người đói (1, 51-53). 
Các Mối Phúc cho và Khốn cho cũng nói lên sự đảo ngược này. 
Phúc cho người nghèo, người đói, người khóc than. 
Khốn cho người giàu, người no, người được ca tụng (6, 20-26). 
Dụ ngôn Ladarô và ông nhà giàu là một minh họa về điều đó (16, 19-31). 
Trong câu cuối của bài Tin Mừng hôm nay, 
Đức Giêsu cũng nói lên sự đảo ngược ấy khi Nước Thiên Chúa đến. 
“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống. 
Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (c. 11). 
Bị hạ xuống trong bữa tiệc, thật là điều hổ nhục. 
Nhưng bị Thiên Chúa hạ xuống trong ngày sau hết thì kinh khủng hơn nhiều. 
Nỗi hổ nhục sẽ muôn đời còn mãi.
Để thực hành lời khuyên của Đức Giêsu cho đúng đắn, 
thánh Basiliô cho ta một soi sáng như sau: 
“Chúng ta phải để cho chủ tiệc lo chuyện xếp chỗ các khách mời. 
Như thế chúng ta mới nâng đỡ lẫn nhau trong nhẫn nhục và bác ái, 
đối xử với nhau trong sự kính trọng, 
xa tránh mọi tìm kiếm hư danh và khoe khoang. 
Chúng ta không giả vờ khiêm tốn. 
Bởi lẽ thích tranh chấp và cãi vã là dấu hiệu kiêu ngạo 
còn lớn hơn chuyện ngồi ghế đầu khi phải ngồi chỉ vì vâng phục.” 
Kitô hữu vẫn phải đối diện với cám dỗ của tham vọng và quyền uy. 
Ngấm ngầm hay lộ liễu, những tranh giành ảnh hưởng vẫn xảy ra. 
Trong lòng, ai cũng nghĩ mình xứng đáng hơn người khác. 
Thèm muốn vinh dự, chức tước, đã gây bao chia rẽ trong Giáo Hội. 
Chỉ mong tôi thực sự hạ mình trước anh em tôi.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,
nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của con.
Cho con biết yêu 
những công việc bé nhỏ mỗi ngày,
những công việc âm thầm,
những bổn phận mà con làm vì yêu mến.
Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi ngày,
vui lòng đón nhận những thánh giá tuy nhỏ,
nhưng làm tim con đau đớn.
Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của trẻ thơ,
đơn sơ thú nhận mình yếu đuối và bất lực,
sung sướng nương tựa vào duy một mình Chúa.
Hơn nữa, xin cho con can đảm,
dám chọn những gì giúp con trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ đó con vui tươi phục vụ mọi người
và hạnh phúc khi thấy Chúa lớn lên trong con.
Mỗi lần bị cám dỗ tự cao,
xin cho con biết ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,
con đường bé nhỏ và khiêm hạ.
Ước gì con được làm bạn của Chúa
trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.