Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

5 Phút cho Lời Chúa ngày 27/11/2017

Filled under:

PHẨM CHẤT QUÝ HƠN SỐ LƯỢNG
“Bà góa nghèo này đã bỏ nhiều hơn ai hết. ” (Lc 21,3)
Suy niệm: Tục ngữ có câu: “quí hồ tinh bất quí hồ đa,” nghĩa là phẩm chất quý hơn số lượng. “Tinh” vẫn đáng tôn trọng, còn “đa” thì còn tùy thuộc “đa” như thế nào, ví dụ như cũng có lời rằng “đa ngôn đa quá!” Nói cách khác, loài người vẫn muốn “tinh” hơn “đa” huống hồ Thiên Chúa. Hơn nữa, Chúa thấu suốt lòng dạ con người nên cái gì “tinh” Ngài biết cả; và cái gì “đa” Ngài cũng thấy nó tốt hay xấu, phát xuất từ động cơ nào, có chính đáng hay không. Dù bà goá mà Tin Mừng kể lại hôm nay dâng cúng số tiền ít ỏi nhất, nhưng trước mặt Chúa, bà lại bỏ nhiều nhất, vì tấm lòng vàng của bà, bà đã bỏ tất cả những gì bà có hôm ấy, còn ngày mai đối với bà “hãy để ngày mai lo.” Trong đời sống hằng ngày, ta vẫn thường quan tâm đến phẩm chất đồ vật, thích “tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” Trước mặt Thiên Chúa, giá trị của một con người không hệ tại ở công việc ta cho Chúa, hay cho người khác, nhiều hay ít mà là ta đã làm với tâm tình nào, với ý hướng nào.
Mời Bạn: Bạn đã và đang cống hiến nhiều thứ quý giá cho Chúa, cho cộng đoàn, vợ chồng, cha mẹ, con cái, hội đoàn… Bạn làm tất cả những điều ấy với ý hướng gì, vì yêu mến, vì thiện ích của người khác, vì Nước Trời hay vì lợi ích cá nhân của bạn?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày tôi loan báo “niềm vui Tin Mừng”  bằng việc cho đi một thứ gì đó, có thể là vật chất hay tinh thần, thời giờ hay của cải để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con đừng tiếc gì với Chúa, cũng như không tiếc xót gì trước nhu cầu chính đáng của người anh em. Nếu có tiếc, thì hãy hối tiếc vì những phung phí của mình.


 THÁNH MÁCXIMÔ 
GIÁM MỤC THÀNH RIEZ
Thánh Mácximô sinh tại Đêcômêcum, một địa sở thuộc địa phận Riez trong miền đông nước Pháp. Thời đó, người ta thường có thói quen rửa tội muộn cho con trẻ. Cha mẹ Mácximô trái lại lo rửa tội cho con mình sớm hết sức có thể, nghĩa là chỉ mấy giờ sau khi con trẻ lọt lòng mẹ.
Mácximô khỏe mạnh, chóng lớn và có nhiều đức tính hóm hỉnh. Nhưng nơi cậu, người ta cũng gặp thấy một nết xấu thường dễ có ở nơi những đứa trẻ khỏe mạnh, hoạt động, đó là tính thích chòng ghẹo, nạt nộ những trẻ cùng trạc tuổi; khuyết điểm đó sau này Mácximô đã sửa chữa đền bù lại bằng tâm tình hào hiệp và vị tha khác thường.
Trong khi còn ở nhà chưa đi học, Mácximô là một đứa trẻ ham chơi, đùa nghịch, nhưng khi đã được cắp sách đến trường, Mácximô học rất chăm chỉ và còn được tiếng là khoan ngoan, đạo đức. Dầu vậy, mãi tới tuổi trưởng thành, Mácximô mới có ý tưởng muốn đi tu dòng. Ngài liền đến gõ cửa tu viện Lérin do thánh Hônôra sáng lập và được thánh viện trưởng tiếp nhận một cách niềm nở. Người ta không được rõ thời gian ngài sống với tu viện trưởng Hônôra là bao lâu; chỉ biết rằng ngài được vị tu viện trưởng rất mực quý mến và tín nhiệm. Vì thế, khi được chọn làm Giám mục địa phận Arles, tu viện trưởng Hônôra đã đặt Mácximô thay mình coi tu viện. Ngài giữ chức vụ đó trong bảy năm và đã để lại nhiều ấn tượng sâu xa trong lòng mọi người. Chẳng thế mà Faustô, tu sĩ dưới quyền ngài bấy giờ và sau này lên thế vị ngài, đã ghi lại với giọng đầy mến phục như sau:
"Đức tin và việc làm của tu viện trưởng Mácximô nên như một cột lửa sáng soi cho cả cộng đồng không phải con đường đi thánh địa Palestina, nhưng là con đường dẫn tới nước trời".
Ông Đinamiô, người sống đồng thời và bên cạnh tu viện trưởng Mácximô, cũng kể lại một câu truyện chứng tỏ Mácximô có đức độ và quyền phép đến mực nào. Một tối kia, có một tu sĩ trẻ tuổi vì tò mò muốn lần bước theo xem thánh nhân làm gì trong khi rảo qua đồng vắng. Bất ngờ thầy bị hoảng hồn vì quỷ hiện hình một con rồng lửa để uy hiếp thầỵ  Tu sĩ ấy chạy một mạch về nhà và kinh sợ đến nỗi lên cơn sốt nặng. Còn Mácximô, ngài gặp như thế luôn, nhưng không sợ hại chút nào. Đêm đó ngài trở lại chữa cho tu sĩ kia lành bệnh.
Từ thời thánh Hônôra, tu viện Lérin đã nổi tiếng là thánh thiện và thông thạo về các khoa học thánh. Vì thế, khi Đức Frêjus là Giám mục địa phận từ trần, người ta đã đồng ý chỉ định tu viện trưởng Mácximô làm Giám mục thế vị. Ý kiến đó đã được các Giám mục trong giáo tỉnh phê chuẩn, và các ngài định ngày tấn phong cho Mácximô. Hay tin đó, ngài liền trốn vào một khu rừng và ẩn ở đó ba ngày, không ăn uống gì. Vì thế, các Giám mục nghĩ rằng không nên quá năn nỉ, ép buộc thánh nhân, và các ngài chọn Têôđôrê, người mà ít lâu sau sẽ có chuyện xích mích với tu viện Lérin. Nhưng không được bao lâu, hội đồng địa phận Riez, là địa phận quê quán của ngài lại có ý định bầu ngài làm Giám mục. Các vị chúa chiên thuộc giáo khu Aix mặc dầu trước đây đã bị thất bại cũng tán đồng và chiều theo ý họ. Lập tức một phái đoàn được cử đi tìm vị Giám mục tương lai bấy giờ đang lẩn trốn ở trong nơi hoang địa. Nhưng ngài trốn sao nổi khỏi những cặp mắt tìm tòi kia. Họ đã tìm thấy ngài và tấn phong ngài làm Giám mục địa phận Riez năm 433.
Khác hẳn với khi xưa, từ nay Đức Mácximô không còn nhút nhát e dè, nhưng ngài hăng hái tham gia vào việc cai quản của giáo phận, ngài nhóm họp và chủ tọa công đồng giáo tỉnh ở Riez năm 439, ở Orange năm 441; ngài cũng dự công đồng do tổng Giám mục ở Arles Ravennins triệu tập để dàn xếp vụ tranh chấp giữa hai Giám mục Frêjus, Thêôđôrê và tu viện trưởng Lérin là Phauta. Tại Riez, ngài đã xây cất được hai ngôi thánh đường: một ngôi dâng kính thánh Phêrô, một ngôi đặt dưới quyền phù trợ của thánh Albanô.
Để tán thưởng nhân đức và những công việc ngài làm, đôi khi Chúa cũng cho thánh Giám mục Mácximô làm những phép lạ vĩ đại hầu cứu giúp người ta phần hồn phần xác. Theo ông Đinamiô cho biết, thánh Giám mục đã cải tử hoàn sinh cho ba người: người thứ nhất là một em bé chết bất đắc kỳ tử khi ngã từ tường thành cao xuống đất; thứ đến là một thiếu nữ con một của bà góa kia; sau cùng là một chàng thanh niên chết vì chó dại cắn. Nhờ quyền lực của ơn Chúa và lòng tin tưởng mạnh mẽ, thánh Giám mục đã chữa lành bệnh cho những người què, mù, ốm yếu một cách dễ dàng như trở bàn tay, không phải khó nhọc và tốn mọât viên thuốc nhỏ. Ngày kia, có một người bị bò húc lòi ruột, họ đem nạn nhân đến xin Đức Giám mục Mácximô khấn nguyện cho kẻ xấu số đó; thánh nhân lấy tay nhồi những khúc ruột đã lòi ra rồi dạy lấy dây vải băng lại. Lạ thay! Chỉ mới qua một ngày mà miệng viết thương đã khép kín lại và nạn nhân không còn cảm thấy đau đớn nữa.
Chẳng những trong lúc còn sinh thời và cả sau khi đã ly trần, Thiên Chúa vẫn tiếp tục đề cao uy danh của thánh Giám mục Mácximô bằng những phép lạ tương tự như trên.
Ngày 27 tháng 01 năm 455, do thánh ý Chúa dun dủi, Đức Giám mục Mácximô có ý trở về bản quán thăm anh em bà con thân thuộc của ngài. Nhưng Đức Mácximô có ngờ đâu rằng đó là một chuyến đi cuối cùng để vĩnh biệt những người thân yêu của ngài. Đức Giám mục bị bệnh và từ trần tại quê nhà. Trong cuộc rước thi hài ngài về toà Giám mục ở Riez, người ta có đem thi thể một thiếu nữ cho chạm đến thi hài của thánh Giám mục; vừa chạm tới, thiếu nữ kia liền phục sinh tức khắc.
Thánh Grêgôriô thành Turônê cũng kể lại một phép lạ mà chính ngài đã được mục kích. Quả phụ kia có một đứa nhỏ đau yếu quặt quẹo luôn. Chiều hôm ấy, bà bế con đến mộ thánh Mácximô với niềm thâm cảm mạnh mẽ rằng: chỉ thánh nhân mới có thể cứu chữa con bà cho khỏe mạnh được. Nhưng chưa kịp tới nơi thì con bà tắt thở dọc đường. Lòng đầy sầu muộn nhưng không thất vọng, bà để xác con bên mộ thánh nhân như có ý bắt đền vị thánh phải cứu chữa. Sáng hôm sau bà trở lại, sung sướng và kinh ngạc biết bao khi thấy đứa con nhỏ đang vịn vào hàng rào chấn song sắt chập chững bước đi.
Những phép lạ như thế dần dần người người nơi nơi đều biết đến, khiến ai nấy càng thêm lòng sùng mộ thánh Giám mục Mácximô. Phong trào tôn kính thánh nhân vì đấy chóng được lan rộng và sầm uất. Từ thời trung cổ, trong nhiều địa phận thuộc miền Tây Nam nước Pháp như địa phận Riez, Frêjus... người ta đã mừng lễ thánh Giám mục Mácximô vào chính ngày ngài qua đời. Thói lành đó dần dần được nhiều địa phận lân bang và dòng tu nam nữ khác tán thành. Tại những địa phận thuộc miền Bắc Pháp như ở Têruan mà từ đó truyền lan đi nhiều địa phận khác, lòng sùng kính thánh Mácximô còn được phát huy mạnh mẽ hơn nữa, đến nỗi không kẻ ngày 27 tháng 01, người ta còn mừng lễ rước thánh cốt của ngài trong ba ngày: mồng 03 tháng giêng, 20 tháng 10 và mồng 04 tháng 12 hằng năm.
Thật "Vinh dự và hạnh phúc thay những con người đã sống đẹp lòng Chúa". Thánh Giám mục Mácximô thật đã đáng những lời ca hát sau đây của Giáo hội: "Người đã làm cho Chúa đang giận được nguôi lòng. Vì người mà Chúa đã giữ vững lời giao ước. Chúa đã đổ xuống cho người muôn ân phúc... Chúa sẽ cho người triều thiên vinh hiển"
Mỗi người giáo hữu chúng ta hãy noi gương thánh Mácximô để sống đẹp lòng Chúa và nên thánh, không phải bằng cách làm những sự lạ lùng và vĩ đại, nhưng với lòng trung thành chu toàn điều Chúa muốn. Có như thế chúng ta mới đáng Chúa chúc phúc và ban ân thưởng bội hậu mai ngày.

Tiếng Vọng Rừng Sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: "Tôi ghét người". Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: "Con ơi, đó là định luật  trong cuộc sống của chúng tạ Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bãọ Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con".
Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêụ Bạo động và hận thù không thể là phương thế để cải tạo xã hộị Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng ngườị Bạn hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an tự trong đáy tâm hồn chúng ta.