“Mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha” (Mt 12, 31). Tội phạm đến Thần Khí này đã làm chảy bao nhiêu mực và tạo ra bao nhiêu lo âu! Các lời nói mạnh này tiếp theo các phép lạ của Chúa Kitô đã gây phiền hà cho tầng lớp giáo sĩ theo luật lệ. Trước khi nói đến tội chống Thần Khí, Đức Giêsu nói lên lòng nhân hậu của Người Cha, Đấng cho mỗi người những gì họ cần. Cuối cùng, những lời này nằm trong bối cảnh các cuộc chiến thiêng liêng mà qua đó, Đức Giêsu đã trừ quỷ cho nhiều người. Thêm một lần nữa, việc này làm cho người pharisêu nổi giận, họ kết án Ngài đuổi Satan nhân danh Satan.
Bối cảnh Thánh Kinh này giúp chúng ta hiểu hơn tầm quan trọng của những lời này. Giữa muôn vàn dấu hiệu của lòng thương xót và lời nói nhân hậu của Người Cha, Chúa Giêsu cảnh giác sự chai cứng tâm hồn có thể dẫn đến thái cực: từ chối để cho Thần Khí dạy dỗ và chạm đến chúng ta. Nói cách khác “phạm thượng” không phải là xúc phạm đến lời của Thần Khí; nhưng từ chối nhận ơn cứu độ của Chúa ban cho con người qua Thần Khí” (Đức Gioan-Phaolô II)
Điều này có nghĩa tội phạm đến Thần Khí mang hai chiều kích. Chiều kích thứ nhất là từ chối đưa tội ra ánh sáng qua hành động của Thần Khí. Trí thông minh thoát ra một cách có hệ thống mạc khải cứu rỗi tội, mạc khải được thực hiện qua các cuộc gặp gỡ và các bối cảnh của cuộc sống mà Thần Khí dạy dỗ chúng ta bên trong. Đó là cái chúng ta gọi là sự chối bỏ sự “biểu lộ của tội”.
Đức Giêsu cảnh báo sự chai cứng tâm hồn có thể dẫn đến thái cực
Đức Gioan-Phaolô II viết: “Đây là sự kháng cự bên trong, gần như là một sự không thể chấp nhận được của lương tâm, một tình trạng tâm hồn mà chúng ta có thể gọi là cố tình chai cứng. Đó là điều mà Sách Thánh gọi là ‘chai cứng tâm hồn’”. Điều này tương ứng với thời buổi chúng ta về việc “đánh mất ý nghĩa về tội” đi song song với “đánh mất ý thức về Chúa”. Kết luận là: “Giáo hội mong sự nguy hiểm của tội chống Thần Khí sẽ chuyển đổi qua một tinh thần sẵn sàng chấp nhận Thánh Thần đến ‘chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc xét xử’”. (Ga 16, 8).
Một khi tội lỗi được đưa ra ánh sáng, chiều kích thứ hai của tội chống Thần Khí là từ chối lòng thương xót của Chúa. “Nếu Đức Giêsu nói tội chống Thần Khí không tha thứ được ở đời này cũng như đời sau, là vì sự “không-xá miễn” dính với “không-ăn năn”, có nghĩa là từ chối dứt khoát hoán cải và đón nhận sự tha thứ của Chúa”. Đức Phanxicô thường hay nói “Chúa tha thứ tất cả!”. Nhưng chúng ta khép lòng, không cho mình được tha thứ. “Chúng tôi không muốn được tha thứ! Chúng tôi không để cho mình được tha thứ!” Chính vì vậy, quan trọng là phải xin Chúa cho mình một quả tim biết lắng nghe, biết để cho mình được giảng dạy; một lương tâm biết để cho mình được soi sáng; và cuối cùng là một quả tim ăn năn, vui vẻ đón nhận lòng thương xót của Chúa!
Marta An Nguyễn dịch
Bảy ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn đời sống chúng ta |
Khi rửa tội và khi thêm sức, chúng ta nhận bảy ơn Chúa Thánh Thần để cho chúng ta được phong phú.
Chúng ta có thể xem các ơn này là những trực giác cao lớn hướng dẫn chúng ta trong đời sống hàng ngày. Chúng ta nhận bảy ơn này lúc rửa tội và thêm sức để đời sống chúng ta được phong phú. Chúng ta là những người được Chúa chúc lành. Vì thế có một sự liên hệ song song giữa bảy ơn Chúa Thánh Thần và bảy mối phúc thật. Quả thật, bảy mối phúc thật là thái độ chúng ta khi đứng trước các ơn của Chúa Thánh Thần.
Ơn khôn ngoan
Đó là ơn quan trọng nhất trong tất cả các ơn. Ơn này củng cố tình yêu của chúng ta, vì đó là ơn giúp chúng ta nhận biết căn tính của mình trong Chúa. Tình yêu đòi hỏi ơn khôn ngoan và cùng lúc, ơn khôn ngoan gợi lên, củng cố và làm vĩnh cửu hóa tình yêu của chúng ta. Nhờ ơn này, chúng ta thấy mình được chúc lành: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt 5, 1-12). Những người đối diện với bình an trong chính mình, qua hành vi của họ, họ sẽ làm tiêu tan các xung đột nơi người khác, trong gia đình cũng như nơi làm việc.
Với những ai dựa trên ơn khôn ngoan, các lời sau đây là của họ: “Phúc ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ!” (Mt 5, 1-12). Quả thật, vì lòng trung tín với Chúa và với các điều răn của Ngài, đôi khi chúng ta bị đối xử thù nghịch hoặc bị sách nhiễu đủ chuyện.
Ơn thông minh
Ơn thông minh nâng đỡ chúng ta trong đức tin. Đó là thông hiểu những gì Chúa ra lệnh và cấm trong các điều răn của Ngài. Chẳng hạn, ơn thông minh giúp chúng ta hiểu vì sao Chúa Giêsu bị khổ nạn và vì sao Ngài sống lại. “Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5, 8). Vì tâm hồn trong sạch là một tình yêu đích thực. Chúng ta càng thông hiểu trong đức tin, chúng ta càng chiêm ngắm Ngài. Chúa càng quan trọng nhất thì chúng ta càng cố gắng không bỏ lễ ngày chúa nhật.
Ơn biết lo liệu
Đây là ơn cho chúng ta khả năng sửa sai sự nghèo khó về mặt thiêng liêng cũng như vật chất. “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương!” (Mt 5, 1-12). Chúng ta được mời gọi để thực thi lòng thương xót, chúng ta phục vụ người khác với các “việc làm thương xót” : nuôi kẻ đói ăn, săn sóc kẻ bệnh tật, giúp đỡ người nghèo, đưa những tâm hồn bị lạc hướng về đường ngay nẻo chánh.
Ơn sức mạnh
“Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng”. Nhò ơn sức mạnh, chúng ta kiên trì thực hiện các việc Chúa giao phó. Chúng ta không buông bỏ dù bị mệt, dù gặp trở ngại trên đường đi.
Ơn hiểu biết
Ơn hiểu biết giúp chúng ta nhận ra đường lối của Chúa. Chúng ta có thể nhận ra đường nào đưa chúng ta đến sự cứu rỗi đời đời, hoặc đường nào đưa chúng ta đến sự sa ngã (như một vài nghiện ngập). “Phúc thay ai sầu khổ vì họ sẽ được Chúa ủi an” (Mt 5, 1-12). Những người ăn năn tội của mình.
Ơn đạo đức
Ơn giúp chúng ta kiên trì trong lời cầu nguyện và trong việc chu toàn các hành động của chúng ta (học hành, làm việc) trong đường lối của Chúa. “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp” (Mt 5,1-12). Những người chu toàn các bổn phận Chúa giao phó.
Ơn kính sợ Thiên Chúa
Ơn này giúp chúng ta bám rễ trong sự khiêm tốn. Chúng ta tất cả đều nhỏ bé trước mặt Chúa. Chúa càng trở nên quan trọng thì chúng ta càng trở nên thứ yếu. Chúng ta luôn cố gắng đặt Thiên Chúa lên trên tất cả mọi sự. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khổ …” (Mt 5, 1-12). Những người mà qua suy nghĩ, qua mong ước của họ, họ không mong gì hơn là được thực hiện ý Chúa. Những người luôn làm việc cho một “ngày thánh thiện”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch