Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gioan (Ga 11:3-7.17.20-27.33-35)
3 Hai cô cho người đến nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng."4Nghe vậy, Đức Giê-su bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh."5 Đức Giê-su quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là cô Ma-ri-a và anh La-da-rô.6 Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở.7 Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: "Nào chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê! 17 Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi. 20 Vừa được tin Đức Giê-su đến, cô Mác-ta liền ra đón Người. Còn cô Ma-ri-a thì ngồi ở nhà.21 Cô Mác-ta nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.22 Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy."23 Đức Giê-su nói: "Em chị sẽ sống lại! "24 Cô Mác-ta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết."25 Đức Giê-su liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.26 Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không? "27 Cô Mác-ta đáp: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian."3 Thấy cô khóc, và những người Do-thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến.34 Người hỏi: "Các người để xác anh ấy ở đâu? " Họ trả lời: "Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem."35 Đức Giê-su liền khóc.
SUY NIỆM 1
Lazarô chết vì bệnh nặng. Hai chị em Maria và Mácta báo tin cho Chúa Giêsu. Vì là nơi thân tín nên Chúa đến thăm gia đình. Trong cảnh tang tóc, chia ly, đau buồn, lại đã chôn cất mấy ngày, chẳng còn hy vọng gì. Nhưng như lời Mácta: “nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. Câu nói ấy như tiếng thở dài, muộn màng rồi!
“Nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết”. Quả thật đã có thầy ở đây thì Lazarô không chết. Như Chúa nói với các môn đệ trước đó, “Lazarô bạn Thầy đang yên giấc, Thầy đi đánh thức anh ấy”. Đó không phải là lời nói đùa chơi, mà là một khẳng định. Có Chúa là có sự sống. Thiên Chúa là sự sống. Như sự hiện diện thể lý ở đây và ngay bây giờ, Chúa Giêsu đang ở đây với họ, không có sự chết nào cả. Sự nghi hoặc mà Mácta chất vấn Chúa Giêsu về sự sống lại như một gợi mở về sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa. Trong Ngài không có sự chết. Ngài sẽ làm cho Lazarô sống lại trong sự ngạc nhiên của mọi người. Sự sống lại đó báo trước về cuộc phục sinh vinh thắng của Ngài trên sự chết. Như lời Thánh Phaolô nói “sự chết không có quyền chi trên Người”. Lazarô được Chúa cho sống lại, vì có Chúa hiện diện đây, và trong quyền năng của Người, Ngài cho anh sự sống. Đó là sự sống thông ban, như chính Thiên Chúa thổi hơi thông ban sự sống của Người cho loài người từ nguyên thuỷ. Người thông ban sự sống của Người cho những ai kêu xin Người. Như trên thập giá, Chúa ban thiên đàng là sự sống đời đời cho tên trộm sám hối. Sự sống của Lazarô hôm nay, chỉ là hình ảnh tiên trưng về sự sống mà Chúa vinh thắng sau khổ nạn. Sự chết không còn giam cầm được người. Và ai được người giải thoát cũng sẽ không phải chết nữa. Đó là sự sống đời đời, đó là điều mà niềm tin Kitô dạy chúng ta phải tin tưởng và phó dâng cuộc đời của ta trong tay của Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con có sự sống của Chúa, để dù có chết trong thân xác này chúng con cũng được sự sống muôn đời với Người. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Suy Niệm 2
Bệnh tật và cái chết đeo đẳng lấy đời người.
Bệnh tật làm con người bị tê liệt.
Còn cái chết thì như một nhát dao
cắt đứt tất cả mọi dự tính về cuộc sống.
Ngay cả đối với người tín hữu,
cái chết vẫn là một mầu nhiệm làm họ run rẩy.
Ðức Giêsu trong Vườn Dầu cũng sợ hãi trước cái chết.
Cái chết đưa đến chia ly
nên có nước mắt, tiếc thương, nhung nhớ.
Hai chị em Macta và Maria rất đau buồn
trước cái chết của người em là Ladarô.
Cả hai đều tiếc vì Thầy không có mặt lúc ấy.
Bốn ngày đã trôi qua, đá đã lấp cửa mồ.
Thi hài người chết đã bắt đầu rữa nát.
Chẳng còn chút hy vọng nào…
Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng,
Ðức Giêsu vẫn trở lại Giuđê
để đến thăm gia đình mà Ngài có lòng quý mến.
Ngài biết Ngài sẽ làm gì để tôn vinh Chúa Cha,
và qua đó chính Ngài cũng được tôn vinh.
Dầu vậy, trước nỗi đau của hai chị em,
Ðức Giêsu vẫn thổn thức và xao xuyến.
Ngài bật khóc trên đường đi đến mộ.
Trước ngôi mộ đá, Ngài đã cất tiếng cảm tạ Cha,
vì Cha đã nhận lời Ngài xin
khi cho Ngài quyền làm cho người chết được sống lại.
Làm sao nói hết được niềm vui của ba chị em,
và sự kinh ngạc của những người chứng kiến.
Trong sứ điệp nhân ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1996,
Ðức Thánh Cha đã yêu cầu các bạn trẻ
“hãy trở nên những ngôn sứ của sự sống và tình yêu,
những ngôn sứ của niềm vui.”
Thế giới văn minh nhưng có nhiều bóng tối sự chết:
chiến tranh, đói kém, phá thai, tự tử, sida,
những vụ ám sát, đặt chất nổ, tai nạn giao thông…
Cái chết thân xác phản ánh một cái chết nguy hiểm hơn,
cái chết của tình yêu ở trong lòng con người.
Cái chết thắng thế khi con người sống buông xuôi,
chán chường và khép kín trong ích kỷ.
Ðức Giêsu là sự sống lại và là sự sống.
Ngài trả lại sự sống cho Ladarô.
Ngài lau khô nước mắt cho Macta và Maria.
Khi gắn bó với Ðức Giêsu, chúng ta cũng có khả năng
thông truyền sự sống và niềm vui cho thế giới.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của sự sống, đời này và đời sau.
Ngài say mê sự sống của con người.
Ước gì chúng ta dám cất đi những phiến đá che mộ
để người chết có thể bước ra.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu thương mến,
xin ban cho chúng con
tỏa lan hương thơm của Chúa
đến mọi nơi chúng con đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con
bằng Thần Khí và sức sống của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con
để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con,
để những người chúng con tiếp xúc
cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa,
không phải bằng lời nói suông,
nhưng bằng cuộc sống chứng tá,
và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
Mẹ Têrêxa Calcutta
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
Bệnh tật và cái chết đeo đẳng lấy đời người.
Bệnh tật làm con người bị tê liệt.
Còn cái chết thì như một nhát dao
cắt đứt tất cả mọi dự tính về cuộc sống.
Ngay cả đối với người tín hữu,
cái chết vẫn là một mầu nhiệm làm họ run rẩy.
Ðức Giêsu trong Vườn Dầu cũng sợ hãi trước cái chết.
Cái chết đưa đến chia ly
nên có nước mắt, tiếc thương, nhung nhớ.
Hai chị em Macta và Maria rất đau buồn
trước cái chết của người em là Ladarô.
Cả hai đều tiếc vì Thầy không có mặt lúc ấy.
Bốn ngày đã trôi qua, đá đã lấp cửa mồ.
Thi hài người chết đã bắt đầu rữa nát.
Chẳng còn chút hy vọng nào…
Bất chấp nguy hiểm đến tính mạng,
Ðức Giêsu vẫn trở lại Giuđê
để đến thăm gia đình mà Ngài có lòng quý mến.
Ngài biết Ngài sẽ làm gì để tôn vinh Chúa Cha,
và qua đó chính Ngài cũng được tôn vinh.
Dầu vậy, trước nỗi đau của hai chị em,
Ðức Giêsu vẫn thổn thức và xao xuyến.
Ngài bật khóc trên đường đi đến mộ.
Trước ngôi mộ đá, Ngài đã cất tiếng cảm tạ Cha,
vì Cha đã nhận lời Ngài xin
khi cho Ngài quyền làm cho người chết được sống lại.
Làm sao nói hết được niềm vui của ba chị em,
và sự kinh ngạc của những người chứng kiến.
Trong sứ điệp nhân ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 1996,
Ðức Thánh Cha đã yêu cầu các bạn trẻ
“hãy trở nên những ngôn sứ của sự sống và tình yêu,
những ngôn sứ của niềm vui.”
Thế giới văn minh nhưng có nhiều bóng tối sự chết:
chiến tranh, đói kém, phá thai, tự tử, sida,
những vụ ám sát, đặt chất nổ, tai nạn giao thông…
Cái chết thân xác phản ánh một cái chết nguy hiểm hơn,
cái chết của tình yêu ở trong lòng con người.
Cái chết thắng thế khi con người sống buông xuôi,
chán chường và khép kín trong ích kỷ.
Ðức Giêsu là sự sống lại và là sự sống.
Ngài trả lại sự sống cho Ladarô.
Ngài lau khô nước mắt cho Macta và Maria.
Khi gắn bó với Ðức Giêsu, chúng ta cũng có khả năng
thông truyền sự sống và niềm vui cho thế giới.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của sự sống, đời này và đời sau.
Ngài say mê sự sống của con người.
Ước gì chúng ta dám cất đi những phiến đá che mộ
để người chết có thể bước ra.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu thương mến,
xin ban cho chúng con
tỏa lan hương thơm của Chúa
đến mọi nơi chúng con đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con
bằng Thần Khí và sức sống của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con
để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con,
để những người chúng con tiếp xúc
cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa,
không phải bằng lời nói suông,
nhưng bằng cuộc sống chứng tá,
và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
Mẹ Têrêxa Calcutta
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J
SUY NIỆM 3
CHÍNH TA LÀ SỰ SỐNG LẠI
Đối diện với cái chết của Lazarô Chúa Giêsu thổn thức. Quả thật, xuống thế làm ngừoi, Chúa Giêsu đã chia sẻ trọn vẹn thân phận làm người. Thánh Phaolô đã minh định: Chúa Giêsu giống như chúng ta hoàn toàn ngoại trư tội lỗi (x. Pl 2,70), bởi đó những giọt nước mắt Chúa đổ ra do bởi một tình yêu trong mối tương giao bằng hữu với Lazarô. Đó cũng là những giọt nước mắt tỏ bày sự bất lực trước cái chết của thân phận làm người. Những giọt nước mắt Chúa đổ ra nói lên sự đồng cảm của Chúa với con người trước sự bất lực này.
Tuy nhiên sứ vụ của Chúa không dừng lại ở việc đồng cảm với thân phận hèn yếu của con người, nhưng còn phải làm cho con người vượt qua sự bất lực của mình để đạt tới sự sống, và không còn phải chứng kiến nỗi đau do sự chết gây nên. Cách thế để con ngừoi đạt tới sự sống chính là tin vào Chúa Giêsu, Đấng là sự sống , được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian để ban lại sự sống cho con người. Chính Đức Kitô đã minh định: Ai tin vào Ta, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết.
Tin vào Đức Kitô để được sống là một hành vi xác tin rằng, Người chính là nguồn mạch sự sống, và đức tin không là một lời nói suông, nhưng là một cuộc gặp gỡ sống động và cá vi giữa Đức Kitô và người tin. Chính trong cuộc gặp gỡ nầy chúng ta khám phá ra rằng, Đức Kitô không là một con người phi thường, một dị nhân nhưng Người là Đấng được thiên Chúa sai đến trần gian. Một sự nhận biết mang một tầm vóc quan trọng để có thể xác tín rằng: nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.
Sự xác tín như thế nhằm minh định rằng, chính Chúa Kitô không những là nguồn sống mà Người còn làm chủ lấy sự sống, điều đó cũng nhằm nói lên sống hay chết không thuộc về thế gian, nhưng thuộc thẩm quyền của Thiên Chúa. Quả thật thế gian không thể trao ban sự sống, vì ở nơi đó không có suối nguồn yêu thương. Thế gian chất chứa nguyên nhân đưa tới sự chết như sự thù hận ganh tương, lòng tham lam, tính ích kỷ, lòng mê đắm sự tà dâm, sự gian dối, tính kiêu ngạo… Ở thế gian này hết sự dữ này đến sự dữ khác tiếp nối lôi kéo con người đến với sự huỷ diệt, chẳng hạn từ nỗi lo về cuộc sống trong một môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại vì nạn ô nhiễm mối trường, đến lo lắng về nạn thực phẩm nhiễm độc không an toàn, nay xã hội lại đối diện vói sự bất an về nạn ấu dâm, các trẻ em không còn được an toàn khi vắng bóng cha mẹ….
Sự sống chỉ đến từ Thiên Chúa, bởi Ngài là Đấng yêu thương, và Đức Kitô xuất hiện trên trần gian là để trao ban sự sống này. Người đã đến với trọn vẹn lòng thương xót của Thiên Chúa. Người hiện diện để chữa lành, để cứu vớt, mọi hành vi, lời nói của Người đều chất ngất tình yêu thương và từ đó tuôn trào sự sống bất diệt. Nhưng không phải ai cũng nhận ra điều đó, chỉ có những người thường xuyên đón rước Chúa, thường xuyên gặp gỡ và đối thoại với Chúa mới có thể khám phá nguồn sống nơi Người.
Lạy Chúa, cuộc đời chúng con đối diện với bao thách đố, bao hiểm nguy, nhưng như cô Matta chúng con dám thân thưa: Lạt Thầy có Thầy ở đây chúng con không sợ gì, bởi chính Chúa là nguồn ơn cứu độ của chúng con. Amen
Lm. Antôn Hà Văn Minh
CHÍNH TA LÀ SỰ SỐNG LẠI
Đối diện với cái chết của Lazarô Chúa Giêsu thổn thức. Quả thật, xuống thế làm ngừoi, Chúa Giêsu đã chia sẻ trọn vẹn thân phận làm người. Thánh Phaolô đã minh định: Chúa Giêsu giống như chúng ta hoàn toàn ngoại trư tội lỗi (x. Pl 2,70), bởi đó những giọt nước mắt Chúa đổ ra do bởi một tình yêu trong mối tương giao bằng hữu với Lazarô. Đó cũng là những giọt nước mắt tỏ bày sự bất lực trước cái chết của thân phận làm người. Những giọt nước mắt Chúa đổ ra nói lên sự đồng cảm của Chúa với con người trước sự bất lực này.
Tuy nhiên sứ vụ của Chúa không dừng lại ở việc đồng cảm với thân phận hèn yếu của con người, nhưng còn phải làm cho con người vượt qua sự bất lực của mình để đạt tới sự sống, và không còn phải chứng kiến nỗi đau do sự chết gây nên. Cách thế để con ngừoi đạt tới sự sống chính là tin vào Chúa Giêsu, Đấng là sự sống , được Thiên Chúa Cha sai đến trần gian để ban lại sự sống cho con người. Chính Đức Kitô đã minh định: Ai tin vào Ta, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Ta, sẽ không bao giờ phải chết.
Tin vào Đức Kitô để được sống là một hành vi xác tin rằng, Người chính là nguồn mạch sự sống, và đức tin không là một lời nói suông, nhưng là một cuộc gặp gỡ sống động và cá vi giữa Đức Kitô và người tin. Chính trong cuộc gặp gỡ nầy chúng ta khám phá ra rằng, Đức Kitô không là một con người phi thường, một dị nhân nhưng Người là Đấng được thiên Chúa sai đến trần gian. Một sự nhận biết mang một tầm vóc quan trọng để có thể xác tín rằng: nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết.
Sự xác tín như thế nhằm minh định rằng, chính Chúa Kitô không những là nguồn sống mà Người còn làm chủ lấy sự sống, điều đó cũng nhằm nói lên sống hay chết không thuộc về thế gian, nhưng thuộc thẩm quyền của Thiên Chúa. Quả thật thế gian không thể trao ban sự sống, vì ở nơi đó không có suối nguồn yêu thương. Thế gian chất chứa nguyên nhân đưa tới sự chết như sự thù hận ganh tương, lòng tham lam, tính ích kỷ, lòng mê đắm sự tà dâm, sự gian dối, tính kiêu ngạo… Ở thế gian này hết sự dữ này đến sự dữ khác tiếp nối lôi kéo con người đến với sự huỷ diệt, chẳng hạn từ nỗi lo về cuộc sống trong một môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại vì nạn ô nhiễm mối trường, đến lo lắng về nạn thực phẩm nhiễm độc không an toàn, nay xã hội lại đối diện vói sự bất an về nạn ấu dâm, các trẻ em không còn được an toàn khi vắng bóng cha mẹ….
Sự sống chỉ đến từ Thiên Chúa, bởi Ngài là Đấng yêu thương, và Đức Kitô xuất hiện trên trần gian là để trao ban sự sống này. Người đã đến với trọn vẹn lòng thương xót của Thiên Chúa. Người hiện diện để chữa lành, để cứu vớt, mọi hành vi, lời nói của Người đều chất ngất tình yêu thương và từ đó tuôn trào sự sống bất diệt. Nhưng không phải ai cũng nhận ra điều đó, chỉ có những người thường xuyên đón rước Chúa, thường xuyên gặp gỡ và đối thoại với Chúa mới có thể khám phá nguồn sống nơi Người.
Lạy Chúa, cuộc đời chúng con đối diện với bao thách đố, bao hiểm nguy, nhưng như cô Matta chúng con dám thân thưa: Lạt Thầy có Thầy ở đây chúng con không sợ gì, bởi chính Chúa là nguồn ơn cứu độ của chúng con. Amen
Lm. Antôn Hà Văn Minh