Tin Mừng Chúa Giê-su Ki tô theo Thánh Gio-an (Ga 1:35-42)
35 Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông.36Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa."37 Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su.38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế? " Họ đáp: "Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? "39 Người bảo họ: "Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.40 Ông An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su.41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô).42Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô).
SUY NIỆM 1
Trong Tin Mừng theo thánh Gioan, có hai lần thánh Gioan Tiền hô giới thiệu Chúa Giêsu: “Đây là chiên Thiên Chúa” (1, 29; 36). Lần trước thánh Gioan nói với dân chúng, lần thứ hai nói với chính môn đệ của mình. Hai môn đệ này, ngay sau đó đã đi theo Chúa Giêsu, trở thành tông đồ của Chúa là thánh Anrê và thánh Gioan tông đồ.
Trong Kinh Thánh, chiên là biểu tượng của người lành. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách “chiên” (người lành) ra khỏi “dê” (người dữ). “Chiên” ở bên phải (được hưởng sự sống đời đời), “dê” ở bên trái (bị trầm luân đời đời).
Nhưng “chiên” còn có nghĩa sâu xa hơn: Hằng năm, dịp lễ Vượt qua cử hành vào đầu mùa xuân, mỗi gia đình Do thái đều ăn thịt một con chiên non dưới một năm tuổi, không tì vết. Người Do thái ăn thịt chiên Vượt qua để kỷ niệm ngày Thiên Chúa dùng máu chiên như dấu chỉ của tình yêu giải phóng mà Thiên Chúa dành cho họ. Người giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập và cho họ vào Đất Hứa, miền đất của tự do. Bằng tình yêu giải phóng, Thiên Chúa đưa dân của Người vượt qua mùa đông tăm tối, tiến vào mùa xuân tươi sáng...
Chúa Giêsu chịu khổ nạn vào dịp chuẩn bị lễ Vượt qua. Bữa tiệc ly chính là tiệc mà Chúa Giêsu ăn lễ Vượt Qua trước với các môn đệ. Người sống lại vào chính đêm lễ Vượt qua ấy. Chịu chết và sống lại vào dịp lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu chính là “con chiên” của Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại.
Chúa Giêsu là con chiên hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông. Người khiêm nhường gánh lấy tội lỗi nhân loại.
Khi loan báo Chúa Giêsu là “chiên Thiên Chúa”, thánh Goan Tiền hô vừa cho biết trước sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu, vừa mời gọi mọi người hãy tin vào Chúa Giêsu đích thực là Đấng Thiên Sai sẽ cứu lấy toàn dân, vừa cho biết trước cái chết đổ máu hy sinh gánh tội và xóa tội của cả trần gian.
Người tín hữu thường được gọi là “Con chiên của Chúa”. Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại “chiên” trong ngày phán xét. Được đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Được vào hưởng vinh quang trong nước Chúa.
Nhưng danh hiệu đó cũng gợi lên một ước mong: Người tín hữu hãy sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Họ hãy theo chiên mẹ đầu đàn để nên hiền lành khiêm nhường. Từng con chiên cũng hãy tự hiến đời mình như của lễ dâng lên Thiên Chúa. Từng con chiên cũng hãy gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của nhau.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Trong Kinh Thánh, chiên là biểu tượng của người lành. Trong dụ ngôn về ngày phán xét, Chúa đã tách “chiên” (người lành) ra khỏi “dê” (người dữ). “Chiên” ở bên phải (được hưởng sự sống đời đời), “dê” ở bên trái (bị trầm luân đời đời).
Nhưng “chiên” còn có nghĩa sâu xa hơn: Hằng năm, dịp lễ Vượt qua cử hành vào đầu mùa xuân, mỗi gia đình Do thái đều ăn thịt một con chiên non dưới một năm tuổi, không tì vết. Người Do thái ăn thịt chiên Vượt qua để kỷ niệm ngày Thiên Chúa dùng máu chiên như dấu chỉ của tình yêu giải phóng mà Thiên Chúa dành cho họ. Người giải phóng họ khỏi ách nô lệ Ai Cập và cho họ vào Đất Hứa, miền đất của tự do. Bằng tình yêu giải phóng, Thiên Chúa đưa dân của Người vượt qua mùa đông tăm tối, tiến vào mùa xuân tươi sáng...
Chúa Giêsu chịu khổ nạn vào dịp chuẩn bị lễ Vượt qua. Bữa tiệc ly chính là tiệc mà Chúa Giêsu ăn lễ Vượt Qua trước với các môn đệ. Người sống lại vào chính đêm lễ Vượt qua ấy. Chịu chết và sống lại vào dịp lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu chính là “con chiên” của Thiên Chúa bị sát tế để cứu nhân loại.
Chúa Giêsu là con chiên hiền lành, không hé môi khi bị đem đi xén lông. Người khiêm nhường gánh lấy tội lỗi nhân loại.
Khi loan báo Chúa Giêsu là “chiên Thiên Chúa”, thánh Goan Tiền hô vừa cho biết trước sứ mạng cứu độ của Chúa Giêsu, vừa mời gọi mọi người hãy tin vào Chúa Giêsu đích thực là Đấng Thiên Sai sẽ cứu lấy toàn dân, vừa cho biết trước cái chết đổ máu hy sinh gánh tội và xóa tội của cả trần gian.
Người tín hữu thường được gọi là “Con chiên của Chúa”. Danh hiệu đó ngầm chứa một lời cầu chúc: Mong cho người tín hữu được xếp vào loại “chiên” trong ngày phán xét. Được đứng bên hữu Vua Thẩm Phán. Được vào hưởng vinh quang trong nước Chúa.
Nhưng danh hiệu đó cũng gợi lên một ước mong: Người tín hữu hãy sống theo gương của Chiên Thiên Chúa. Họ hãy theo chiên mẹ đầu đàn để nên hiền lành khiêm nhường. Từng con chiên cũng hãy tự hiến đời mình như của lễ dâng lên Thiên Chúa. Từng con chiên cũng hãy gánh lấy số phận của người khác, để yêu thương, đoàn kết, liên đới, chia sẻ với anh em tất cả mọi niềm vui nỗi buồn của nhau.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
Bài Tin Mừng trình bày cho chúng ta một khuôn mẫu của hành trình trở nên người môn đệ của Đức Giê-su. Hành trình bao gồm bốn bước.
- Bước thứ nhất: được giới thiệu
Thầy Gioan giới thiệu Đức Giê-su cho hai anh học trò của mình:
Đây là Chiên Thiên Chúa.
Lời giới thiệu này chất chứa cả một mầu nhiệm cứu độ và vì thế, trở thành bất hủ, vì được tuyên xưng tới bốn lần trong mỗi Thánh Lễ: sau khi chúng ta chúc bình an, cộng đoàn phụng vụ đọc hay hát: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…” (3 lần); tiếp đến, linh mục chủ tế dâng cao Mình Thánh trên Chén Thánh (hoặc Dĩa Thánh), long trọng công bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian…”.
Trong hành trình trở thành người môn đệ của Đức Kitô trong ơn gọi gia đình hay ơn gọi dâng hiến, chúng ta cũng cần có những “Gioan” giới thiệu, giúp chúng ta hiểu, yêu mến và đi theo Đức Ki-tô, là “Chiên Thiên Chúa”.
- Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Con Chiên vô tội, nhưng lại mang vào mình mọi tội lỗi của từng người và loài người chúng ta, như Người Tôi Tớ Đau Khổ, để ban cho chúng ta sự vô tội của Ngài.
- Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Con Chiên vô tội bị sát tế, để bày tỏ sự tín thác tuyệt đối vào đức công chính và sự sống mạnh hơn sự chết nơi Thiên Chúa, thay vì tự mình xét xử và lên án, để trở thành Đường Đi và Sự Sống cho chúng ta.
- Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Con Chiên hiền lành, thay vì dùng bạo lực chống lại bạo lực, diễn tả khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa: Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu thì hiền lành.
- Bước thứ hai: đi theo
Hai môn đệ, một trong hai mang tên Anrê, đi theo Đức Giê-su.
Hai môn đệ nghe ông (Gioan) nói,
liền đi theo Đức Giê-su.
liền đi theo Đức Giê-su.
Chúng ta được mời gọi thán phục hai người môn đệ này, vì hai ông đã đặt hết lòng tin nơi lời giới thiệu của thầy Gioan và đã liều lĩnh đi theo người mà mình chưa thực sự hiểu biết và gặp gỡ. Điều này giả định hai ông phải có khát khao gặt gỡ và tìm kiếm “Chiên Thiên Chúa”, tìm kiếm Đấng Cứu Độ; và việc hai ông “liền đi theo Đức Giê-su” cũng giả định sức thu hút của Người, cho dù Người chưa lên tiếng hay chưa làm gì cho hai ông.
Chúng ta hãy hình dung ra hình ảnh rất đẹp này: Đức Giêsu đi trước, hai người đi sau: hai bên vẫn chưa quen nhau, vẫn còn khoảng cách, nhưng lòng đã hướng về nhau rồi.
- Bước thứ ba: gặp gỡ
Đây là bước quyết định hay bước ngoặt. Đức Giê-su biết có hai người đi theo mình, nhưng có lẽ cố ý để như thế một hồi lâu. Hai người chủ động đi theo Đức Giêsu, nhưng chính Ngài dừng bước, quay lại, thấy và lên tiếng trước:
Hai anh tìm gì vậy?
Câu hỏi này xem ra thật bình thường, vì chúng ta vẫn hay hỏi nhau với những câu hỏi tương tự như thế trong đời thường. Nhưng vì là của Đức Giêsu, nên câu hỏi này mãi mãi và mỗi ngày đụng chạm đến nơi sâu thẳm của hai môn đệ và của tất cả những ai đang đi theo Đức Giêsu, trong đó có chúng ta.
Thật vậy, trong hành trình đi theo Chúa của chúng ta, ở mỗi giai đoạn sống, ở mỗi ngày sống, trong mỗi dự định và lựa chọn, trong mỗi công việc lớn nhỏ, và trong Thánh Lễ này nữa, Đức Giêsu cũng hỏi chúng ta: “Con tìm gì vậy?” Nếu Đức Giêsu hỏi đích thân từng người chúng ta, hỏi Cộng Đoàn chúng ta, chúng ta sẽ trả lời làm sao? Coi vậy mà không dễ trả lời, vì một đàng, điều chúng ta đi tìm đôi khi rất khó nói ra; đàng khác, điều chúng ta đi tìm, có thực sự là điều chúng ta khao khát trong sâu thẳm tâm hồn và một cách bền vững hay không, bởi lẽ lòng ước ao của chúng ta luôn vượt quá những gì những cụ thể, những gì được xác định hay phát biểu.
Quả vậy, vì khó trả lời, và hơn nữa bị hỏi rất bất ngờ nên hai người trẻ đã đáp lại hẳn là với sự bối rối bằng một câu hỏi:
Thưa Thầy, Thầy ở đâu?
Và câu hỏi này cũng thật kì cục, vì chưa làm quen gì hết mà đã hỏi người ta ở đâu! Tuy nhiên, Đức Giêsu chẳng bắt bẻ gì hết, ngược lại, Ngài như đã quen biết hai anh từ lâu, nên mời đến tham quan nơi ở của Ngài, Ngài nói với họ:
Hãy đến và các anh sẽ thấy.
Và họ đã không chỉ đến tham quan chỗ ở của Ngài, nhưng còn lưu lại với Ngài. Sau này, hai môn đệ này và tất cả những ai đi theo Đức Giê-su, trong đó có chúng ta, sẽ nhận ra rằng Đức Giêsu không có một nơi ở nào cố định hết trên trần gian này. Ngài đến từ Thiên Chúa và Ngài sẽ đi về cùng Thiên Chúa (x. Ga 13, 3). Đây cũng chính là hành trình của các môn đệ, của mỗi người chúng ta; và chúng ta được mời gọi “lưu lại với Ngài” mọi nơi mọi lúc, bởi vì Ngài là đường đi và chính Ngài cũng lưu lại với chúng ta mọi nơi mọi lúc, với mầu nhiệm Thánh Thể của Đấng đã chết, đã Phục Sinh, đang sống và hiện diện giữa và trong chúng ta.
- Bước thứ tư: giới thiệu
Vẫn còn một bước nữa, đó là, sau khi đến xem nơi ở của Đức Giêsu và lưu lại với Ngài, một trong hai người là Anrê đi giới thiệu Đức Giê-su cho người khác. Người khác ở đây không phải là người xa và lạ, nhưng là Simon, em của mình. Thực vậy, Anrê gặp em mình và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Messia”. Và Anrê không chỉ giới thiệu thôi, nhưng còn dẫn em Simon đến gặp Đức Giêsu. Như thế, ông Anrê đóng vai trò của thầy Gioan Tẩy Giả đối với em mình.
Một khi đã gặp được và tin vào Đức Giêsu, ai trong chúng ta cũng có sứ mạng giới thiệu Ngài cho những người thân cận và thân yêu và dẫn họ đến gặp Đức Giêsu. Và điều này rất tự nhiên, bởi vì gặp được Đức Giêsu là niềm vui, bởi vì Ngài mang lại ý nghĩa cho cuộc đời đầy khó khăn thử thách của chúng ta, và Ngài là ánh sáng và là con đường dẫn chúng ta ngay hôm nay đến với Nguồn Sự Sống, là chính Thiên Chúa.
* * *
Bốn bước (được giới thiệu về Đức Giêsu, đi theo Đức Giêsu, gặp gỡ Đức Giêsu và giới thiệu Đức Giêsu cho người khác, nhất là cho những người thân cận) diễn tả cho chúng ta bốn chặng đường làm nên hành trình trở nên môn đệ của Đức Giêsu.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ trải qua từng bước một lần là xong. Vì thế, bốn bước này cũng còn là bốn yếu tố lúc nào cùng phải có trong hành trình đi theo Đức Ki-tô của chúng ta: lúc nào chúng ta cũng cần được giới thiệu và dạy dỗ về Đức Ki-tô, lúc nào cũng cần đi theo Ngài, gặp gỡ Ngài đích thân, và lúc nào chúng ta cũng cần giới thiệu, loan báo, trình bày Ngài bằng lời và nhất là bằng cách sống cho người khác.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc