Tin Mừng Chúa Giê-su Ki tô theo Thánh Mac-cô (Mc 3: 20-21)
(20)Người trở về nhà và đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được.
(21)Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.
(21)Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí.
SUY NIỆM 1
Trong Tin
Mừng của thánh Maccô, Chúa Giêsu đã chịu 3 lần từ chối lần thứ nhất là
lần kể trong Tin Mừng hôm nay do các người họ hàng của Người. Lần thứ
hai là do những người đồng hương Nazareth (Mc 6, 1-6), lần thứ ba là do
chính các môn đệ của Ngài (Mc 14, 50). Theo thánh sử, cả ba lần từ chối
này đều có ý nghĩa thần học. Chúng ta biết rằng văn hóa Palestin thời
thế kỷ thứ nhất rất coi trọng giá trị của gia đình và danh tiếng tốt của
dòng họ. Họ chỉ có bấy nhiêu đó vì họ chẳng có tiền của, chẳng có đường
thăng quan tiến chức, hay ảnh hưởng gì trên những sự việc đang đẩy đưa
cuộc đời họ. Gia đình và tiếng tốt là những sở hữu quí giá. Không có gì
xúc phạm đến họ hơn là làm mất danh giá của gia đình.
Sứ mệnh của Chúa Giêsu tại Galilêa đã gặt hái được thành quả mỹ mãn. Không ai biết rõ nhà truyền giáo và người chữa bịnh này là ai, nhưng rõ ràng là ông ta đã lôi cuốn được đám đông dân chúng. Chắc chắn là những tuyên bố về Đấng Messia đang lưu hành trong dân gian, và điều này luôn là một mối nguy hiểm dưới mắt chính quyền Roma. Những cuộc nổi loạn dựa trên những tuyên bố đó vừa bùng nổ vài lần trong những năm ngay trước Chúa Giêsu. Dường như Chúa Giêsu không làm gì để dẹp im những lời đồn thổi nguy hiểm này. Tất cả những điều này có những hệ quả cho gia đình Chúa Giêsu và họ hàng gần xa của Ngài. Nên khi Chúa Giêsu trở về quê nhà, những người họ hàng của Ngài thấy đám đông dân chúng vây quanh Chúa Giêsu thế nào và họ đã kinh hoàng, người ta có thể tưởng tượng sự sợ hãi và hoảng hốt họ cảm thấy; vì sự việc trên đặt Chúa Giêsu cũng như gia tộc của Ngài trong mối nguy hiểm. Chỉ có một kết luận hợp lý là những người họ hàng của Ngài phải nói Ngài bị bất bình thường, mất trí, điên khùng. Ngài phải bị chặn lại. Điều mỉa mai ở đây là Tin Mừng có ý cho chúng ta suy nghĩ lại xem điều gì mới thật sự là bất bình thường và điên khùng.
Dưới mắt của nhiều người, chúng ta, những người theo Chúa Kitô dường như ít nhiều cũng điên khùng. Tin vào Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể cũng là ngớ ngẩn khùng điên đối với những ai không có đức tin. Trong vương quốc kỳ diệu của Thiên Chúa, điều mà xem ra điên khùng lại thực sự là lành mạnh. Điều xem ra ngớ ngẩn lại thực sự là khôn ngoan.
Chúng ta hãy xin cho được ơn khôn ngoan và can đảm theo Chúa Kitô bất chấp điều suy nghĩ của thế gian.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Sứ mệnh của Chúa Giêsu tại Galilêa đã gặt hái được thành quả mỹ mãn. Không ai biết rõ nhà truyền giáo và người chữa bịnh này là ai, nhưng rõ ràng là ông ta đã lôi cuốn được đám đông dân chúng. Chắc chắn là những tuyên bố về Đấng Messia đang lưu hành trong dân gian, và điều này luôn là một mối nguy hiểm dưới mắt chính quyền Roma. Những cuộc nổi loạn dựa trên những tuyên bố đó vừa bùng nổ vài lần trong những năm ngay trước Chúa Giêsu. Dường như Chúa Giêsu không làm gì để dẹp im những lời đồn thổi nguy hiểm này. Tất cả những điều này có những hệ quả cho gia đình Chúa Giêsu và họ hàng gần xa của Ngài. Nên khi Chúa Giêsu trở về quê nhà, những người họ hàng của Ngài thấy đám đông dân chúng vây quanh Chúa Giêsu thế nào và họ đã kinh hoàng, người ta có thể tưởng tượng sự sợ hãi và hoảng hốt họ cảm thấy; vì sự việc trên đặt Chúa Giêsu cũng như gia tộc của Ngài trong mối nguy hiểm. Chỉ có một kết luận hợp lý là những người họ hàng của Ngài phải nói Ngài bị bất bình thường, mất trí, điên khùng. Ngài phải bị chặn lại. Điều mỉa mai ở đây là Tin Mừng có ý cho chúng ta suy nghĩ lại xem điều gì mới thật sự là bất bình thường và điên khùng.
Dưới mắt của nhiều người, chúng ta, những người theo Chúa Kitô dường như ít nhiều cũng điên khùng. Tin vào Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể cũng là ngớ ngẩn khùng điên đối với những ai không có đức tin. Trong vương quốc kỳ diệu của Thiên Chúa, điều mà xem ra điên khùng lại thực sự là lành mạnh. Điều xem ra ngớ ngẩn lại thực sự là khôn ngoan.
Chúng ta hãy xin cho được ơn khôn ngoan và can đảm theo Chúa Kitô bất chấp điều suy nghĩ của thế gian.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
Sau khi Đức Giê-su “lập Nhóm Mười Hai,
để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền
trừ quỷ” (Mc 3, 14-15), Người trở về nhà và có ba nhóm người kéo đến:
- Trước hết là đám đông: “Đám đông lại kéo đến, thành thử Người và các môn đệ không sao ăn uống được” (c. 20)
- Sau đó, có thân nhân của Người: “Thân nhân của Người hay tin ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói rằng Người đã mất trí” (c. 21)
- Ngoài ra, còn có các kinh sư: “Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ” (c. 22; bài Tin Mừng của thứ hai, sau Chúa Nhật III Thường Niên)
Với những gì bài Tin Mừng
theo thánh Mác-cô của Thánh Lễ hôm nay kể lại, chúng ta được mời gọi
chiêm ngắm đám đông kéo đến với Người, và tự hỏi: Người đã làm điều gì
lạ lùng cho họ, đến độ người thân của Người cho rằng “Người đã mất”
trí”?
* * *
Đám
đông kéo đến với Đức Giê-su, vì nghe biết những gì Người đã làm: Người
đã chữa lành người bại tay trong hội đường vào ngày sa-bát (Mc 3, 1-6);
sau đó, Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân khác (c. 10); Người trừ quỉ
và thiết lập Nhóm Mười Hai, để “các ông ở với Người và để sai các ông đi
rao giảng với quyền trừ quỉ” (c. 11 và c. 14-15). Đám đông kéo đến, khi
Người trở về nhà. Mặc dù thánh sử Mác-cô không kể ra những gì Đức
Giê-su làm cho họ, nhưng chúng ta có thể đoán ra rằng: Người tiếp tục
chữa lành các bệnh nhân và giải thoát những người bị quỉ ám. Chính vì
thế mà Người và các môn đệ không có giờ để ăn uống và bị người thân và
các kinh sư phản ứng.
Để hiểu phản
ứng của họ, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm Đức Giê-su phục vụ cho sự
sống của con người, và Người phục vụ ở cả hai chiều kích của sự sống:
chiều kích thể lý (chữa lành bệnh tật) và chiều kích tương quan (giải
thoát con người khỏi sự thống trị của ma quỉ). Chúng ta thường bị ấn
tượng và ưa thích những phép lạ chữa bệnh, vì bệnh tật làm cho con người
khốn khổ. Tuy nhiên, bệnh tật lại thuộc về thân phận con người, đã là
người thì phải trải qua, không tránh được: sinh lão bệnh tử. Nhưng sự
sống của con người còn bị quấy phá, bị chi phối bởi ma quỉ, bởi thần dữ;
và tình trạng này mới là bi đát, trong mức độ ma quỉ gieo vào lòng con
người và vào tương quan giữa người với người sự nghi ngờ, loại trừ, bạo
lực, ham muốn, ghen tị, dục vọng… Và ai trong chúng ta cũng có kinh
nghiệm, những sự dữ này còn phá hoại sự sống của chúng ta hơn cả bệnh
tật.
Đức Giê-su phục vụ cho sự sống
của con người bằng hành động chữa bệnh và trừ quỉ. Nhưng tại sao người
thân của Người lại cho rằng Người mất trí và muốn bắt Người về? Vì Người
không trở nên điều mà họ mong chờ: luật sĩ hay kinh sư thay vì ngôn sứ
loan báo Lời Thiên Chúa; vì Người không đi con đường họ muốn: quyền bính
thay vì phục vụ, như sau này chính ông Phê-rô, đứng đầu Nhóm Mười Hai,
cũng sẽ không chấp nhận con đường phục vụ đến cùng của Người (x. Mc 8,
32); hay đơn giản là vì Người đã không ưu tiên phục vụ cho họ (x. Lc 4,
23). Vì thế họ muốn “bắt Người” để gây áp lực, thậm chí làm chủ, sử dụng
và buộc người làm theo ý họ.
Nhưng
“người thân của Người” là ai? Hiển nhiên là anh chị em họ hàng hay làng
xóm của Người (x. Mc 3, 31). Nhưng, chúng ta có thể hiểu theo nghĩa
rộng, là loài người chúng ta và từng người chúng ta, như thánh sử Gioan
nói: “Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,
11). Loài người và chúng ta hôm nay nữa ở mức độ nào đó, cũng không
hiểu biết, yêu mến và đón nhận Người.
Vì
thế, những gì xẩy ra ở đây, tại quê hương và trong “nhà của Người” đã
loan báo tầm mức phổ quát của mầu nhiệm Thập Giá rồi: Thập Giá dưới mắt
loài người là “điên rồ và sỉ nhục”, nhưng với những ai được tuyển chọn,
đó lại là “sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa (x. 1Cr 1, 22-14), bởi
vì đó là lúc Người bày tỏ “chân dung rạng ngời” của Thiên Chúa Cha, qua
việc phục vụ cho sự sống của loài người chúng ta đến cùng và triệt để
nhất; đó là mang lại cho chúng ta sự sống của Thiên Chúa, không chỉ ở
đời sau, nhưng ngay hôm nay, khi giải thoát sự sống của chúng ta khỏi Sự
Dữ và những gì liên quan đến Sự Dữ. Bởi lẽ, chỉ có Lời Chúa, và tuyệt
đỉnh là “Lời Thập Giá” (1Cr 1, 18) mới có thể chữa lành, giải thoát
chúng ta khỏi Sự Dữ và những gì thuộc về Sự Dữ.
* * *
Tuy
nhiên, Đức Giê-su còn có một “Người Thân” khác nữa, đó là Đức Maria, Mẹ
của Người. Mẹ của Người cũng sẽ đi tìm Người (x. Mc 3, 31-35; là bài
Tin Mừng của thứ ba tuần tới, sau Chúa Nhật III Thường Niên), nhưng
không phải để bắt Người, nhưng để đi theo Người cách khiêm tốn như người
môn đệ, và nhất là để trở thành người thân đích thật của Người, qua
việc chăm chú lắng nghe và sống Lời Thiên Chúa, để trở thành Người Mẹ
trong Gia Đình Mới của Người. Xin cho chúng ta lắng nghe, yêu mến, đón
nhận và đi theo Đức Giê-su đến cùng, đến tận chân Thập Giá, như Đức
Maria, Mẹ của Người và cũng là Mẹ của chúng ta.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc