LỜI CHÚC ĐẦU NĂM CỦA CHÚA
“Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây? Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6,31-33)
Suy niệm: Trong những ngày đầu năm mới, chúng ta vẫn có thói quen chúc nhau những điều thật tốt đẹp. Thế nhưng chúng ta cũng mường tượng rằng những lời chúc đó nếu không phải là những ngôn từ rập theo khuôn sáo thì cùng lắm cũng chỉ là những ước mơ mà thôi. Phần Chúa, Ngài cũng dùng Lời Ngài mà chúc chúng ta, cách đặc biệt trong phụng vụ ngày đầu năm mới. Lời chúc của Ngài nhắm thẳng vào những nhu cầu thường nhật nhưng cấp thiết, là những mối bận tâm lo lắng hàng đầu của chúng ta: “ăn gì, uống gì, lấy gì mà mặc”. Thế nhưng, tất cả những thứ đó “Chúa đã biết thừa”. Ngài sẵn lòng ban cho chúng ta những điều đó, –“ban thêm” – sau khi Ngài ban cho chúng ta điều quan trọng hơn, quí giá hơn nhiều; đó là chính trọng tâm lời chúc của Ngài: “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người”. Lời chúc cũng là lời hứa. Mà đã hứa thì Chúa sẽ thực hiện.
Mời Bạn: Bạn có dám tin vào lời hứa của Chúa, hoặc dám nhận lời chúc của Ngài không? Mà dám tin cũng có nghĩa là dám liều: dốc sức việc “tìm kiếm Nước Thiên Chúa” trước, và sẵn sàng phó thác những sự khác “ăn gì, uống gì hay lấy gì mà mặc” để cho Chúa tuỳ nghi định liệu.
Sống Lời Chúa: Trong ngày đầu năm mới bạn và gia đình bạn đọc kinh gia đình và dâng lên Chúa lời cầu xin và quyết tâm của toàn thể gia đình.
Cầu nguyện: Đọc Kinh Trông Cậy.
THÁNH TÔMA TIẾN SĨ
(1225 -1274)
Hồi trống vang lên làm rung động những lớp sương còn rớt lại. Ánh
nắng ban mai dịu đẹp chiếu nhẹ trên ngàn cây hoa lá. Tất cả cảnh đẹp của
một buổi sáng cuối xuân như chung sức gợi lên trong lòng lớp người sinh
viên một niềm vui hứng thú. Họ cười cười nói nói không kể chi đến kỷ
luật sau tiếng trống vào lớp. Họ còn vui vẻ đến kiêu hãnh, trố mắt khinh
thị những người hiền từ ít nói. Họ ngạo nghễ chỉ vào một chàng sinh
viên trẻ tuổi, nét mặt có vẻ trầm ngâm, nổi bật đôi mắt đăm chiêu đang
yên lặng bước vào lớp và nói: "Ô kìa, con bò câm đảo Sicilia". Hiểu cậu
sinh viên của mình, thánh Anbêtô, giáo sư đại học Paris, sau bản kinh
khai lớp, đã nghiêm nét mặt nói với tất cả các sinh viên: "Các bạn bảo
cậu sinh viên trẻ tuổi kia là bò câm, nhưng tôi bảo thực cho các bạn,
rồi đây tiếng rống của nó sẽ chấn động cả hoàn cầu". Vừa nói thánh nhân
vừa chỉ tay vào chàng sinh viên. Mọi cặp mắt bỡ ngỡ nhìn chọc vào chàng,
khiến chàng thẹn đỏ măït. Chàng sinh viên ấy chính là Tôma.(1225 -1274)
Tôma sinh tại kinh thành Napôli năm 1225 trong một dinh thự thời danh là Rocca Secca. Thân phụ Tôma là bá tước Lanđônphô làm lãnh chúa tỉnh nhỏ Aquinô; thân mẫu gọi là Têôđôra thuộc giòng các trưởng tộc Nômăng (Normands), đã lập hầu quốc Nam Ý từ thế kỷ XII. Bà là người nhân đức, lại được mấy người con gái cũng nổi tiếng sốt sắng.
Trong cảnh vực gia đình ấy, Tôma đã hấp thụ một nền đạo đức chắc chắn để tiến lên đỉnh thánh thiện, một ý chí sắt đá giúp ngài cương quyết theo ơn kêu gọi, một nền học vấn uyên thâm hầu có thể đáp lại những gì thời đại đòi hỏi. Lên năm tuổi, Tôma được cha dẫn vào trọ học ở một tu viện thuộc dòng Biển đức và danh tiếng nhất trên núi Cassino.
Thân phụ Tôma có cao vọng sau đó con mình sẽ làm bề trên tu viện, một vinh dự lớn lao cho dòng tộc. Tôma ở đó như một người tập sự, ngày đêm chuyên lo kinh nguyện và cặm cụi với đèn sách. Ai nấy đều nhận thấy Tôma có một trí thông minh sắc sảo, một tinh thần tế nhị đặc biệt. Người ta nói cậu luôn miệng hỏi các thầy rằng: "Thiên Chúa là gì ?" Câu hỏi đó sau này đã thành một đề tài phong phú chi phối đời sống và tư tưởng của Tôma.
Sau chín năm ở tu viện Cassinô, bỗng một biến cố chính trị xẩy đến đánh dấu cuộc chuyển hướng ơn kêu gọi và đời sống Tôma. Vì một lý do chính trị, Hoàng đế Phêđêrích II ra lệnh giải tán tu viện núi Cassinô. Tôma bị trả về gia đình; nhưng theo lời khuyên của tu viện trưởng, cậu lại được gửi đến đại học đường thành Napôli.
Tôma ghi tên theo học văn khoa và luân lý tại đại học thành Napôli. Nơi đây, Tôma được tiếp xúc với các tu sĩ dòng áo trắng, tức là dòng thánh Đaminh mà lý tưởng của các ngài là sống nghèo nàn để phản đối thói xa hoa của hàng giáo sĩ thời ấy, và thông thái để truyền thông cho kẻ khác chân lý đã suy niệm (Contemplari ettcontemplata aliis tradere). Lý tưởng ấy đã làm say mê sinh viên Tôma không ít. Cho đến bấy giờ Tôma vẫn mặc áo đen của một người tập sự dòng Biển đức. Nhưng từ năm 1244, Tôma tỏ ý muốn cởi áo đen để được khoác bộ áo trắng của dòng Đaminh. Phải chăng ngài muốn nhập dòng Đaminh để sống một đời truyền giáo hoạt động hơn? Hay để tránh tham vọng của gia đình vốn thầm ước Tôma sẽ làm tu viện trưởng núi Cassinô? Hoặc vì lòng yêu ở khó nghèo mà ngài không được thỏa mãn đối với cách sống của dòng Biển đức thời ấy? Có lẽ, tất cả bấy nhiêu lý do đều ảnh hưởng đến sự quyết định chọn ơn kêu gọi vào dòng Đaminh của Tôma.
Năm 1244, Tôma mặc áo dòng Đaminh tại Napôli. Mọi người đều bỡ ngỡ, nhất là giới sinh viên, những người đã từng kính phục tài đức và biết Tôma thuộc dòng quí tộc. Ngay gia đình Tôma cũng không khỏi xúc động khi được tin đó.
Gia đình không đồng ý cho Tôma đổi ơn kêu gọi vào dòng mới. Thân phụ Tôma lúc này đã qua đời rồi; thân mẫu Têôđôra thì khi được tin đó, tức tốc lên đường đến tận nơi để bắt con đổi ý. Nhưng Chúa quan phòng đã khéo thu xếp: được mật báo bà sắp đến, các cha dòng đã kín đáo đưa thầy trốn sang Rôma. Rồi sau đó bề trên cả lại sai thầy Tôma sang học ở Paris. Được tin Tôma đã lên đường, bà lập tức biên thư cho hai con lớn lúc đó đang ở trong quân ngũ, phi ngựa đuổi bắt em về. Gặp Tôma gần thành Bôlônia hai anh định lột áo dòng của em ra, song thầy Tôma nhất định cưỡng lại. Vì thế hai anh bắt Tôma lên ngựa đem về.
Thế là Tôma đương nhiên trở thành một tù nhân của gia đình. Bà bá tước giam con trong một phòng nhỏ hẹp và tìm mọi cách quyến rũ con trở về thế gian. Bà cấm không cho ai vào, trừ hai em gái của Tôma. Các cô vào với sứ mệnh duy nhất là lôi cuốn anh trở về. Nhưng Chúa vẫn dành phần thắng lợi cho đầy tớ trung tín của Người. Tôma lợi dụng thời cô đơn đó để học hành; chịu đói khát để tập giữ luật dòng; còn hai em đã không lôi cuốn nổi anh, trái lại vì lời khuyên nhủ và cách sống kiên chí của anh, một trong hai em đã cởi áo quý tộc và nhất định cũng theo ơn gọi tu trì.
Thấy con không đổi ý, bà Têôđôra nóng lòng và định tâm làm một việc mù quáng. Bà muốn khuất phục con bằng cách phá đức trinh khiết của con. Bà cho một cô gái vốn có tiếng lẳng lơ vào truyện vãn với Tôma, hy vọng nhờ lời lẽ tình tứ, cách ăn mặc khêu gợi của cô, Tôma sẽ xiêu lòng nghe lời bà? Nhưng Chúa ở với thầy; Người cho thầøy tiên cảm thấy mọi mưu mô của người đời. Vì thế tấn kịch diễn ra không làm thầy mất bình tĩnh. Thầy cứ thản nhiên và sau cùng đã toàn thắng với một thanh củi làm khí giới: Tôma đã cầm thanh củi đang cháy dở đuổi cô gái "lãng mạn" kia ra khỏi phòng. Hài lòng vì ý chí tận hiến của Tôma, Chúa đã sai sứ thần xuống thắt giây lưng trinh khiết, biểu hiệu huy chương chiến thắng cho thầy.
Hơn một năm giam con trong phòng với trăm ngàn mưu chước, bà bá tước vẫn không đạt được kết quả như lòng mong muốn. Sau cùng bà đành nhắm mắt để Tôma trốn thoát. Đêm hôm ấy trời tối vì thiếu trăng, Tôma lén qua cửa sổ, bắt một con ngựa và phi thẳng về tu viện thành Napôli. Mọi người chan hòa vui sướng sau bao ngày cầu nguyện cho Tôma trở về.
Sau một năm ở nhà tập, năm 1245 thầy Tôma được gửi đến Côlônia để tiếp tục việc học vấn. Tại đây thầy thụ huấn với thánh Anbêtô Cả, một học giả thời danh bấy giờ. Quả thực, anh hùng không cần đợi thời gian: ngay buổi học đầu tiên Tôma, đã làm cả lớp sinh viên phải thán phục qua những câu trả lời gãy gọn, xác đáng đáp lại những vấn đề hóc búa mà giáo sư nêu lên. Thầy Tôma trổi vượt chúng bạn về mọi môn học, nhưng đời sống của thầy còn sáng ngời những nhân đức.
Mãn thần học, thầøy Tôma đến Paris và vẫn tiếp tục làm môn sinh của thánh Anbêtô. Năm 1248, thầy lại trở về Côlônia không phải để làm sinh viên, nhưng để làm một giảng sư. Bốn năm sống tại đây, thầy đã soạn nhiều sách triết lý biểu lộ một trí khôn sắc sảo một óc suy luận sâu xa. Sau đó thầy thụ phong linh mục. Tuy đầy đủ tài đức, cha Tôma vẫn khiêm nhường không nhận làm Giám mục thành Napôli theo lời yêu cầu của gia đình; cũng không nhận chức tu viện tưởng núi Cassinô mà Đức Giáo Hoàng Innôxentê IV vẫn muốn dành cho cha. Chúa quan phòng muốn thế. Người không muốn Tôma làm Giám mục hay tu viện trưởng, nhưng làm một giảng sư đại học mặc dầu ngài còn trẻ quá với tuổi 27. Cha xuất hiện tại đại học đường như một sứ giả của Thiên Chúa, một vị dũng tướng của Giáo hội. Cha đã có mặt kịp thời để đương đầu với mọi phong trào tư tưởng sai lạc, mọi ảnh hưởng nguy hại của nền triết học ngoại giáo đang ào ạt tràn vào Tây phương thời ấy. Chúa muốn cha thành ngọn hải đăng soi chiếu chân lý cho mọi tâm hồn, nhất là lớp người trí thức đang hoang mang trước những học thuyết có vẻ hấp dẫn và kiêu kỳ của Platôn và Arístốt , những nhà triết học cổ thời của Hi lạp. Trung thành với chân lý công giáo, cha Tôma chỉ dẫn cho họ biết phải lĩnh hội hệ thống triết học ấy như thế nào cho có ích lợi và khỏi sai lạc. Ở đây chúng ta không thể phân tích dù là đại cương hệ thống triết và thần học của cha. Chúng ta cũng không thể kể ra hết những tác phẩm ngài đã biên soạn như để làm pháo đài bảo toàn toà nhà chân lý của Giáo hội. Công trình tuyệt tác và vĩ đại nhất của cha là Bộ Tổng luận thần học (Summa theologica) Cha đã dầy công biên soạn trong suốt 21 năm dậy học. Và đây một trong trăm ngàn lời ca tụng giá trị cao sâu của bộ sách số một ấy: "Không có gì trung thành với chân lý và giúp cho chúng ta có cái nhìn sáng sủa và hữu ích về Nước Trời bằng bộ Tổng luận thần học". Ngoài ra theo những tài liệu còn để lại, chính cha đã được Đức Giáo Hoàng Ubanô IV chỉ định soạn bộ kinh lễ về lễ Mình Thánh Chúa.
Để đạt được sự nghiệp vinh hiển ấy, cha đã phải qua bao nhiêu vất vả, bao nhiêu thử thách. Không kể những lần phải biện luận với những con người mù quáng vì say mê tư tưởng triết học ngoại giáo đã chủ trương đi ngược lại với chân lý của đạo Chúa, như giới trí thức mà Sigiê Brabăng (Siger de Brabant) là đại diện, cha còn được mời tới công khai bênh vực lập trường của mình trước mặt Giám mục giáo phận Paris và các cha dòng thánh Âutinh là những người đã kết án lý thuyết của cha. Cha Tôma quả là con người cương quyết và tùng phục. Cương quyết trước mọi chủ trương ngược với tinh thần công giáo và tùng phục mọi huấn điều của Giáo hội.
Đời sống trí thức và luân lý của cha được diễn tả một cách thích hợp trong tước hiệu "vị tiến sĩ thiên thần" mà Giáo hội sau này đã truy tặng cha. Thực vậy, với thánh Tôma, óc suy luận và lý trí của con người đã được khai thác đến triệt để và đưa lên tới độ chót. Với cha, không gì quý trọng hơn sự trong trắng của tâm hồn. Nhờ đó cha thâu nhận dễ dàng mọi chân lý, mọi khía cạnh sâu xa của vấn đề mà các nhà đại tư tưởng như Platôn, Arístốt đã không vươn tới. Phải chăng chúng ta có thể nói thánh nhân đã trực tiếp lãnh nhận nơi Chúa một sự thông hiểu về khoa học, một tâm hồn thanh khiết như các thiên thần? Cha không viết một điều gì trước khi suy nghĩ và cầu nguyện. Nếu gặp điểm nào nghi ngờ, cha liền đến cầu nguyện trước bàn thờ. Cha cầu nguyện bằng tâm hồn, bằng nước mắt và bằng việc đánh tội. Thêm vào đó cha còn sống một đời rất nhiệm nhặt: cha ăn rất ít, thường mỗi ngày một bữa và chỉ dùng những thức rẻ tiền. Người ta nói: cha ngủ không quá bốn tiếng mỗi đêm. Đang khi đó cha làm việc liên miên, suốt ngày chỉ cần cù với sách vở, triền miên trong kinh nguyện.
Ngày 06-12-1273, đang khi dự lễ ở nhà nguyện thánh Nicôla cha nghe thấy tiếng Chúa phán: "Tôma con yêu quý, con đã viết nhiều về Ta, con muốn Ta ban phần thưởng nào cho con?" Cảm động, cha thưa với Chúa: "Lạy Chúa, con không muốn phần thưởng nào khác ngoài Chúạ" Từ bấy giờ cha có tiên cảm giờ chết đã đến gần. Quả thực, đầu năm 1274, vâng lời Đức Grêgôriô X, cha lên đường đi dự công đồng tại Lyon để bàn về vấn đề hợp nhất Giáo hội Đông phương. Nhưng vừa đến biệt thự Maenja một biệt thự của cháu gái cha, cha ngã bệnh và được các tu sĩ Xitô đón về phụng dưỡng. Ở đây dù mỏi mệt vì bệnh tật, cha cũng cố gắng chú giải tập Diễm ca theo lời xin của các tu sĩ Xitô. Công việc chưa hoàn thành thì ngày 07-05-1274, cha được Chúa cất về trời sau một quãng đời ngắn ngủi, nhưng đã dùng hết khả năng tinh thần và lý trí để phụng sự Chúa.
Sau cái chết lành thánh đó, nhiều phép lạ đã xẩy ra trên mộ cha. Vì thế, năm 1318, Giáo Hội đã bắt đầu cổ động và điều tra việc phong thánh cho ngài. Tới ngày 18-07-1328, Đức Giáo Hoàng Gioan XXII tôn phong cha Tôma lên bậc hiển thánh. Năm 1567, Đức Giáo Hoàng Piô lại phong thánh nhân lên bậc Tiến sĩ Giáo Hội với một danh hiệu đặc biệt: "Tiến sĩ thiên thần". Ngày 4-8-1880, Đức Lêô XII lại đặt thánh nhân làm quan thầy các trường công giáo.
Nhân Vô Thập Toàn
Theo
một cổ truyện của người Hồi Giáo, thì Nasruđin là hiện thân của những
người độc thân khó tính. Trong một buổi trà dư tửu hậu, khi được hỏi về
lý do tại sao ông không bao giờ lập gia đình, Nasruđin đã giải thích như
sau: "Suốt cả tuổi thanh niên, tôi đã dành trọn thời giờ để tìm kiếm
người đàn bà hoàn hảọ Tại Cairo, thủ đo của Ai Cập, tôi đã gặp một người
đàn bà vừa đẹp vừa thông minh, với đôi mắt đen ngời như hạt oliụ Ðẹp và
thông minh, nhưng người đàn bà này không có vẻ dịu hiền chút nàọ Tôi
đành bỏ Cairo để đi Baghdad, thủ đô Iraq, để may tìm ra người đàn bà lý
tưởng tôi hằng mơ ước. Tại đây, tôi đã tìm thấy một người đàn bà hoang
hảo như tôi mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh và cũng có
tấm lòng quảng đại nữạ Nhưng chỉ có điều là hao chúng ta không bao giờ
có đồng quan điểm với nhau về bât cứ điều gì.
Hết
người đàn bà này đến người đàn bà khác: người được điều này, người
thiếu điều kiạ Tôi tưởng mình sẽ không bao giờ tìm được người đàn bà lý
tưởng cho cuộc đờị Thế rồi, một hôm tôi gặp được nàng, người đàn bà cuối
cùng trong cuộc tìm kiếm của tôị Nàng kết hợp tất cả những đức tính mà
tôi hằng mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh, vừa quảng đại
tử tế. Nàng đúng là người đàn bà hoàn hảọ
Nhưng
cuối cùng, tôi đành phải quyết ở độc thân suốt đờị Các bạn có biết tại
sao không? Nàng cũng đang đi tìm một người đàn ông hoàn hảọ Và tôi đã
được nàng chấm như một người đàn ông còn quá nhiều thiếu sót.
Người
đàn ông suốt đời độc thân trong câu chuyện trên đây đã quên một trong
những quy luật cơ bản nhất của cuộc sống: đó là luật thích nghị Thay vì
bắt người khác và cuộc sống phải thích nghi với chúng ta, chính chúng ta
phải là người thích nghi với người khác và cuộc sống. người đàn ông
trong câu chuyện đã tìm được người đàn bà lý tưởng, nhưng chỉ tiếc rằng
ông chưa biết trở thành một người đàn ông lý tưởng để có thể ăn đời ở
kiếp với người đàn bà ấy.
Tâm
lý thông thường của con người là thích đòi hỏi người khác hơn là đòi
hỏi chính mình. Chúng ta đòi hỏi người khác phải thế này thế nọ với
chúng ta, nhưng chúng ta quên rằng chúng ta chưa làm những gì người khác
cũng trông chờ nơi chúng tạ
Chúa
Giêsu đã đề ra cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc để xử sự trong cuộc
sống: "Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi
cũng đừng làm điều đó cho người khác". Nếu chúng ta không muốn ai đối xử
bất công với chúng ta, chúng ta hãy sống công bình. Nếu chúng ta không
muốn ai cư xử hẹp hòi ích kỷ với chúng ta, chúng ta hãy sống quảng đại,
độ lượng. Nếu chúng ta không muốn người khác cau có với chúng ta, chúng
ta hãy luôn mang bộ mặt của tươi vui, phấn khởi đến với người.