Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, khỏi sự hèn nhát,
khỏi sự sợ hãi. Chúng ta đừng quên những điều ấy. Chúng ta đã hãy sống
với đầy hy vọng, can đảm và kiên nhẫn. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế
trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Hãy nhớ lại những ngày đầu tiên ấy
Bài
đọc trích thư gửi tín hữu Do thái nói: “Anh em thân mến, anh em hãy nhớ
lại những ngày trước”: những ngày đầy lòng nhiệt thành, những ngày tiến
tới trong đức tin, những ngày vừa bắt đầu sống đức tin, những ngày phải
đương đầu với bao đau khổ lớn lao… Anh em không thể hiểu đời sống Kitô
hữu mà không ghi nhớ ký ức. Anh em cũng không thể hiểu đời sống thiêng
liêng nếu không ghi nhớ ký ức. Anh em không thể sống đời sống Kitô hữu
nếu không ghi nhớ ký ức.
Đó
là ký ức về ơn cứu độ của Thiên Chúa trong cuộc sống của bản thân mình.
Giữa những chao đảo của cuộc sống, Chúa đã cứu từng người chúng ta. Ký
ức ấy là ơn ban và là ơn để nguyện xin. Chúng ta thưa lên: “Lạy Chúa,
xin đừng quên dấu ấn của Ngài trong đời con; con sẽ không quên những
giây phút sáng tươi cũng như khi tăm tối, những niềm vui và những thập
giá”. Các Kitô hữu là những người luôn khắc ghi ký ức trong tâm khảm.
Nhìn tới tương lai với niềm hy vọng
Với
niềm hy vọng, chúng ta nhìn tới tương lai. Bạn không thể là Kitô hữu
nếu bạn không ghi khắc ký ức, cũng thế bạn không thể sống đời Kitô hữu
nếu bạn không nhìn tới tương lai trong niềm hy vọng được gặp gỡ Chúa.
Chúa có thể nói: “Một ít lâu nữa…” Ồ, sự sống tựa hơi thở phải không?
Đổi thay. Khi một người còn trẻ, người ấy nghĩ rằng vẫn còn nhiều thời
giờ phía trước, nhưng cuộc sống dạy cho chúng ta rằng thời gian đang
trôi đi. Chẳng bao lâu nữa, tôi hy vọng gặp sẽ Ngài. Đó là cuộc sống
luôn giằng co và đong đầy giữa ký ức và hy vọng, giữa quá khứ và tương
lai.
Can đảm thoát khỏi tâm hồn nhu nhược
Đừng
có tâm hồn co cụm chật hẹp… Có những điều răn dành cho mọi người. Điều
ấy là phải, nhưng đừng để cho các điều răn ấy bóp nghẹt bạn. Vì nếu
không cẩn thận, các điều luật sẽ lấy mất khỏi bạn những ơn phúc và hy
vọng. Bạn đừng lãng quên biết bao ơn lành đã lãnh nhận. Hãy ghi khắc vào
tâm can và bước đi với niềm hy vọng.
Cái
hiện tại của người Kitô hữu tựa như một người đi trên đường và gặp cơn
mưa bất chợt. Vì người ấy không đem theo áo đủ tốt, nên khi bị mưa làm
cho ướt, người ấy co rúm lại… Và có những tâm hồn co rúm co cụm như thế…
Đó là sự nhát đảm. Sự nhát đảm ấy làm cho chúng ta mất ký ức, mất hy
vọng, mất đi lòng dũng cảm. Còn Thiên Chúa, Ngài tăng sức cho chúng ta
mỗi ngày, để giúp chúng ta có một ký ức sống động, một niềm hy vọng lớn
mạnh. Ngài giải thoát chúng ta khỏi sự nhu nhược nhát đảm, khỏi nỗi sợ
hãi, khỏi sự co cụm của một tâm hồn chỉ lo tự vệ. Chúa Giêsu đã nói: “Ai
muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất.”
Đức Thánh Cha liên đới với các tín hữu đau khổ
VATICAN. ĐTC liên đới với những đau khổ của các tín hữu Chính
Thống Đông phương và đề cao vai trò của các vị tử đạo thuộc các Giáo Hội
này.
Ngài
bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 27-1-2017
dành cho 31 GM và thần học gia thành viên của Ủy ban hỗn hợp quốc tế đối
thoại thần học giữa Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương.
Khác với các Giáo Hội Chính Thống khác ly khai khỏi Công Giáo hồi thế kỷ
11, các Giáo Hội Chính Thống Đông phương chỉ chấp nhận 3 Công đồng
chung đầu tiên và ly khai khỏi Công Giáo hồi thế kỷ thứ 5, sau khi từ
chối chấp nhận Công đồng chung thứ 4 ở Calcedonia năm 451. Thuộc khối
Giáo Hội này hiện nay có Giáo Hội Chính Thống Copte Ai Cập, Chính Thống
Ethiopie và Eritrea, Arméni Tông Truyền, Giáo Hội Chính Thống Siriac và
Chính Thống Siro Malankara bên Ấn độ.
Ủy ban đối thoại thần học giữa Công Giáo và các Giáo Hội Chính Thống này được thành lập hồi năm 2003 và đã nhóm họp được 14 lần.
Lên
tiếng trong buổi tiếp kiến, ĐTC ghi nhận nhiều tín hữu thuộc các Giáo
Hội Chính Thống Đông Phương phải chịu nạn bạo lực và những hành vi kinh
khủng có những kẻ cực đoan cuồng tín gây ra. Những tình trạng đau khổ bi
thảm ấy càng dễ trở nên sâu đậm hơn trong những bối cảnh nghèo đói, bất
công, bị gạt ra ngoài lề xã hội, và cũng do tình trạng bất an do những
quyền lợi phe phái nhiều khi từ bên ngoài gây ra.
ĐTC
ca ngợi hoạt động của các Giáo Hội Chính Thống Đông phương hằng ngày
gần gũi với những người đau khổ và ngài cũng khẳng định rằng: 'Nếu một
chi thể đau khổ, thì toàn thể các chi thể khác cũng cùng đau khổ, như
thánh Phaolô đã viết (1 Cr 12,26). Những đau khổ này của anh chị em cũng
là đau khổ của chúng tôi. Tôi hiệp ý với anh chị em trong kinh nguyện,
cầu xin cho các cuộc xung đột chấm dứt và xin Chúa gần gũi những người
đang chịu thử thách, nhất là các trẻ em, bệnh nhân và người già..
ĐTC
nói thêm rằng ”Ước gì sự chuyển cầu và tấm gương của bao nhiêu vị tử
đạo và các vị thánh của chúng ta đã can đảm làm chứng cho Chúa Kitô là
một nâng đỡ mạnh mẽ cho các cộng đồng Kitô. Các vị tỏ cho chúng ta thấy
trọng tâm đức tin của chúng ta không hệ tại một sứ điệp hòa giải và hòa
bình tổng quát, nhưng hệ tại chính Chúa Giêsu đã chịu đóng đanh và sống
lại: Người là an bình và sự hòa giải của chúng ta” (Xc Ep 2,14; 2 Cr
5,18).. Trong tư cách là môn đệ của Chúa, chúng ta được đêu gọi làm
chứng khắp nơi, với lòng can đảm của Chúa Kitô và tình yêu khiêm tốn của
Chúa hòa giải con người thuộc mọi thời đại”. (SD 27-1-2017)
(Tứ Quyết SJ, RadioVaticana 27.01.2017)