NHỮNG NHỊP CẦU
Ông Gio-an đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng: “Đây là Chiên Thiên Chúa.” (Ga 1,36)
Suy niệm: Nếu ngôi sao lạ trên trời chỉ đường cho các đạo sĩ phương đông, thì Gio-an Tẩy Giả là nhịp cầu dưới đất nối kết các môn đệ mình với Đấng Thiên Sai. Rồi như một hiệu ứng dây chuyền, An-rê và Phi-líp-phê lại trở thành nhịp cầu đưa dẫn những người khác nữa đến với Đấng mà họ đã gặp. Và cứ thế sự việc tiếp diễn cho đến hôm nay. Vai trò của người môn đệ Đức Giê-su là làm chứng về Thầy mình, để làm cho những người khác nữa cũng trở thành môn đệ (x. Mt 28,19). Những nhịp cầu, chứ không phải những bức tường, là biểu tượng của sứ mạng Giáo Hội.
Mời Bạn: Đến phiên mình hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi trở thành những nhịp cầu giúp anh chị em mình gặp gỡ Đức Giê-su. Đây là bản chất của Giáo Hội, của ơn gọi Ki-tô hữu. Ngày nào Giáo Hội không còn quan tâm đến sứ mạng loan báo Đức Ki-tô thì ngày đó Giáo Hội không còn là Giáo Hội nữa! Và lịch sử cho thấy bao giờ việc loan báo Đức Ki-tô cũng kèm theo những cái giá phải trả. Chứng nhân, ngay từ đầu, đã là những người tuẫn đạo (martyrs).
Chia sẻ: Theo bạn, ngày hôm nay chúng ta có thể làm những gì để đóng vai trò nhịp cầu đưa dẫn anh chị em mình đến với Đức Giê-su? Bạn hãy chỉ ra một vài gương chứng nhân của thời đại hôm nay.
Sống Lời Chúa: Hôm nay khi gặp gỡ tiếp xúc với người khác, tôi đặc biệt ý thức mình là một nhịp cầu.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin đốt lên trong con ngọn lửa nhiệt tình làm chứng cho Chúa, và xin cho con sẵn sàng đón nhận những phiền toái xảy ra trong đời sứ mạng của mình. Amen.
Phó tế J.B. Huỳnh Mai Trác
VietCatholic News (04/01/2006) -- Thánh Elizabeth Seton là vị thánh đầu tiên sinh trưởng tại Hoa Kỳ. Bà sinh ra hai năm trước cuộc Cách mạng Hoa kỳ, lớn lên ở New York. Bà là người ham mê đọc sách, bà đọc Thánh kinh cũng như tất cả những tiểu thuyết hiện đại.
Dù thuộc giai cấp thượng lưu nhưng bà sống một đời sống đơn sơ, trầm lặng và thường là cô đơn. Càng lớn bà càng ham mê đọc Thánh Kinh và những điều trong sách giúp bà có sự bình an và bà đã yêu mến Thánh Kinh cho đến trọn đời.
Năm 1794 Elizabeth kết hôn với một thanh niên giàu có, William Seton. bà đã ghi lại trong nhật ký về những năm hạnh phúc bên chồng. Hạnh phúc trên trần thế ít khi tồn tại lâu dài, vì nhiều người thân phải lần lượt ra đi. Ðời sống hạnh phúc chỉ được bốn năm, khi cha chồng bà qua đời, hai vợ chồng trẻ phải chăm sóc bảy người em và lo công việc nhâp cảng. Mọi sự trở nên buồn thảm vì sức khỏe của chồng bà trở nên yếu kém, công việc buôn bán trở nên thua lỗ. Hai vợ chồng đành phải khai phá sản.
Ðể cứu vãn tình trạng sức khỏe của chồng, bà cùng chồng đi về Ý tĩnh dưỡng. Ðến Ý thì chồng bà qua đời vì bệnh lao phổi. Ðiều làm bà cảm thấy an tâm là chồng bà đã trở lại cùng Chúa. Những thất bại và đau khổ vì chia ly, nên bà đã hướng về Chúa và đời sống vĩnh cửu. Chấp nhận vâng theo thánh ý Chúa, đó là điểm chính của đời sống linh thiêng. Niềm lo lắng về đời sống linh thiêng và sự an sinh của gia đình và bạn bè đã đưa đẩy bà tìm hiểu Ðạo Công giáo.
Bà Elizabeth là người hiền thục, kiên nhẫn, lịch lãm và khôn ngoan, đã làm cho nhiều người thán phục. Khi bà bày tỏ ước ao tìm hiểu Ðạo Công giáo, thì nhiều người bạn Ý sẵn sàng hướng dẫn bà. Ðiều mà bà yêu mến nhất là Bánh Hằng Sống nên bà quyết định theo Ðạo Công giáo. Bà mồ côi mẹ từ nhỏ, nên bà cảm thấy an ủi khi xin Mẹ Maria làm mẹ của mình. Bà xin Mẹ Maria giúp đỡ và hướng dẫn bà đến Niềm Tin chân thật. Cuối cùng, năm 1805 bà xin gia nhập Ðạo Công Giáo. Trở về Hoa kỳ, với sự khuyến khích của Viện trưởng Ðại Học St Mary ở Baltimore, Maryland, bà Elizabeth bắt đầu thành lập một ngôi trường tại đây. Bà cùng với hai bà khác giúp đỡ nên bà bắt đầu thành lập một Dòng tu. Ðó là trường học Công Giáo miễn phí đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 1809, bà Elizabeth tuyên hứa nghèo khó, trong trắng và vâng lời trong một năm. Từ đó người ta gọi bà Là Mẹ Seton. Mặc dù bây giờ Mẹ bị bệnh lao phổi nặng nhưng Mẹ vẫn hăng say lo công việc dạy dỗ cũng như điều hành nhà Dòng. Những luật lệ của nhà Dòng được chấp nhận vào năm 1812. Các luật lệ được phỏng theo luật lệ của Dòng Thánh Vincent dành cho các Nữ tu Bác Ái ở Pháp. Ðến năm 1818 các nữ tu lập thêm được hai nhà nuôi trẻ mồ côi và một trường học khác. Trong ba năm cuối đời, Mẹ cảm thấy đã sẵn sàng về với Chúa trong niềm an vui.
Mẹ Seton qua đời năm 1821, hưởng thọ 46 tuổi, sau 16 năm gia nhập đạo Công giáo. Mẹ Seton được phong hiển thánh ngày 14 tháng 9 năm 1975.
Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác
"Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ"
Nhà độc tài nào sau khi ra đi cũng trở thành bia cho không biết bao nhiêu những lời đàm tiếu của thiên hạ. Năm 1986, người ta nói đến trên 3,000 đôi giày đã trở thành bảo tàng viện của bà Imelda Marcos, phu nhân của cựu tổng thống Phi Luật Tân, ông Ferdinand Marcos. Sau đó, người ta lại bàn tán về những đôi giày của bà Elena, vợ của nhà độc tài Ceaucescu bị hành quyết tại Rumanị
Khi vợ chồng của cựu tổng thống Marcos bị bắt buộc phải bỏ nước Phi, dân chúng đã tuôn đến dinh tổng thống như một ngày hội: họ đến đó chỉ để xót xa so sánh cái cảnh giàu sang quá mức của gia đình nhà độc tài với cái đói khổ mạt rệp của dân chúng. Người dân Phi nói rằng, trong 9 năm liền, bà Imelda Marcos chỉ có thể mang một đôi giày không quá 3 lần là cùng. Sau khi hành quyết vợ chồng Ceaucescu, người ta mới khám phá ra rằng căn nhà mà họ cho là bình thường của họ chính là một biệt thự sang trọng với 40 phòng khác nhau được trang trí bằng những bức tranh đắt giá, phòng tắm được khảm bằng vàng. Mỗi phòng đều có truyền hình và máy videọ
Tài sản của ông Ceaucescu cũng không thua kém gì những của cải biển lận của ông Noriega, cựu tổng thống bị truất phế của Panamạ O�ng tướng này không chỉ có những căn nhà lộng lẫy trong nước, mà còn không biết bao nhiêu biệt thự tại Pháp và các nước khác. Máy bay và những chuyến du thuyền của ông không còn là những phương tiện để di chuyển, mà là cả một thú sưu tầm.
Không có một nhà độc tài nào mà không tham lam tiền củạ Người ta nói đến hàng tỷ Ðôla của ông Marcos. Nhà độc tài của một nước nghèo nàn như Haiti cũng có đến 400 triệu Mỹ kim. Somoza, người bị lật đổ tại Nicaragua, thì có đến hàng trăm triệu Ðô la đầu tư vào những kinh doanh đồi trụy như đĩ điếm, cờ bạc. Cựu hoàng đế Pokassa của một nước nghèo nàn lạc hậu như Cộng Hòa Trung Phi bên Phi Châu, đã làm lễ đăng quang năm 1976 với một phí tổn là 20 triệu Mỹ kim. Và hiện nay, người ta ước tính tài sản của tổng thống Zaire là ông Mobutu Sese Seko lên đến gần 5 tỷ Mỹ kim.
Giá của những tài sản bất chính ấy thường giống nhau: một cuộc lưu vong nhục nhã, một cuộc chốn chạy không kèn không trống, một cuộc hành quyết dã man hay một cuộc sống trong lo sợ từng ngày và làm mục tiêu cho những oán ghét.
Mỗi dịp đầu năm, dường như ai cũng muốn làm một quyết tâm. 50% người Hoa Kỳ quyết tâm giảm thiểu sự ăn uống để gìn giữ sức khỏẹ
Ðối với người Kitô chúng ta, sức khỏe tinh thần, sự cường tráng tâm linh có lẽ là điều quan trọng hơn cả. Quyết tâm của chúng ta phải là quyết tâm điều chỉnh lại sự lựa chọn cơ bản của chúng tạ Ðâu là cùng đích của cuộc sống chúng tả Ðâu là lý tưởng của chúng tả Ðâu là giá trị cao cả nhất trong cuộc sống của chúng tả Tiền bạc và nhất là tiền bạc bất chính có đem lại hạnh phúc cho đời Người không?