Có nhiều người nghĩ rằng, người sáng lập facebook, Mark Zuckerberg, là một người vô thần. Điều đó từng là sự thật, nhưng có lẽ, bắt đầu có sự thay đổi nơi con người này.
Vào dịp lễ Giáng sinh vừa qua, Mark Zuckerberg đã tổ chức Giáng sinh và gửi những lời chúc tốt lành qua trang facebook từ gia đình của mình đến mọi người. Anh viết trên trang cá nhân:
“Mừng Chúa Giáng Sinh và mừng lễ Hanukkan[1] từ Priscilla, Max, Beast và tôi”
Một trong những người theo dõi facebook của Mark khi đọc những dòng này đã hỏi: “Anh không phải là người vô thần sao?”.
Mark trả lời: “Không, tôi được nuôi dạy như một người Do Thái Giáo, và rồi, tôi đã thắc mắc về nhiều thứ, nhưng bây giờ tôi tin rằng, tôn giáo rất quan trọng.”
Nhìn sơ lược tiểu sử của Mark, người ta thấy rằng anh được nuôi dạy trong gia đình Do Thái Giáo Cải Cách. Cha mẹ của anh tham dự các sinh hoạt tại đền thờ Beth Abraham tại Tarrytown, New York. Anh được học trong một trường tôn giáo và được dạy dỗ những lễ nghi Do Thái giáo.
Nhưng, bây giờ niềm tin của anh ra sao? Tôn giáo mà anh nói rất quan trọng đó là tôn giáo nào? Hay đó chỉ là “chiêu bài” trong kinh doanh của nhà tỷ phú này?
Còn nhớ, năm 2010, sau khi tham dự hội nghị Wisdom 2.0 bàn về đề tài “Sống một cách tỉnh táo trong thời đại kỹ thuật số” (Living mindfully in digital age), người sáng lập Facebook đã mời các chuyên gia từ đại học Berkeley, Yale và Stanford đến giảng cho các nhân viên của mình về những triết lý trong Phật giáo.
Cũng liên quan đến Phật giáo, trên trang Christian Time vào tháng 10/2015 đã tường thuật về Mark:
“… anh đã đưa hình ảnh anh đang cầu nguyện tại chùa Tháp Đại Nhạn tại Tây An, Trung Quốc lên trang cá nhân. Anh nói rằng, anh cầu nguyện cho vợ của mình là Priscilla, một người theo Phật giáo. Anh miêu tả Phật giáo như “triết lý và tôn giáo đầy kinh ngạc”. Anh nói rằng, anh muốn tìm hiểu nhiều về phật giáo.”
Mùa hè, năm 2015, anh thông báo, quyển sách anh dùng cho câu lạc bộ sách trên facebook của anh là quyển “The Varieties of Religious Experience” (Tạm dịch: Những loại kinh nghiệm tôn giáo) của William James.
Trong quyển sách này, William Jame đã phê bình những nhà khoa học hoài nghi về những điều vô hình. Những điều vô hình này không thể diễn tả được như là một phần của thực tại thể lý. Tác giả quyển sách nhận xét, toàn bộ đời sống tiềm thức của mỗi người, những xung động, niềm tin, những dự cảm đều hướng đến một kết quả, và điều gì đó trong mỗi người hoàn toàn biết rằng, kết quả này chính xác hơn bất kỳ một cuộc bàn luận mang tính suy lý logic chắc chắn nào.
Gần đây, tháng 08/2016, Mark và vợ đã gặp gỡ Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vatican. Sau cuộc gặp gỡ, anh đã thể hiện lòng cảm mến với Đức Thánh Cha và viết trên trang cá nhân:
“Chúng tôi đã nói với Đức Thánh Cha rằng, chúng tôi thực sự cảm phục thông điệp về lòng thương xót và nhân ái của ngài, cũng như cách thế mới mẻ Đức Thánh Cha đã tìm thấy để nối kết mọi người thuộc mọi niềm tin trên thế giới.”
Qua những hoạt động trong thời gian qua, có thể thấy, Mark đang bắt đầu mở ra với đức tin và quan tâm hơn đến tôn giáo. Với những cảm nhận mới mẻ trong tôn giáo, hy vọng rằng, ông chủ của Facebook sẽ nhận ra được chân lý trong tôn giáo, đặc biệt, anh sẽ khám phá ra đức tin Công giáo mà anh đã có trải nghiệm trong chuyến thăm Vatican vừa qua.
Theo Ncregister
[1]
Lễ hội tám ngày, tính từ ngày 25/03 theo lịch Do Thái, nhằm kỷ niệm sự
hiến dâng đền Giêrusalem cho người Do Thái giáo năm 165 trước Công
Nguyên.*********************************************
5 sự kiện sẽ đánh dấu thời sự tôn giáo trong năm 2017
Các chuyến tông du của Đức Thánh Cha, các dịp mừng kỷ niệm, các cuộc họp và đối thoại liên tôn…Đầu năm nay, báo La Croix đã chọn ra 5 sự kiện được cho là quan trọng liên quan tới hoạt động tôn giáo trong năm 2017.- Chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về giới trẻ
Đây là một hoạt động ngoại giao lâu dài và dự kiến sẽ lên đến đỉnh cao vào tháng Tư năm 2017. Bị ngưng trệ từ sáu năm qua, mối quan hệ giữa Tòa Thánh và các tổ chức có uy tín của phái Hồi giáo Sunni đã được Đức Thánh Cha Phanxicô theo dõi, quan tâm kể từ đầu triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Những cuộc gặp gỡ giữa các đoàn đại biểu đã được gia tăng: một phái đoàn Vatican đã đến thăm Cairo vào tháng Mười năm ngoái, một cuộc hội thảo chuyên đề cũng sẽ diễn ra tại đó vào tháng Hai tới…Trên tất cả, năm 2016 được đánh dấu bằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Đại Giáo chủ Hồi giáo Al-Azhar Ahmed al-Tayyeb hồi tháng Năm. Việc chính thức nối lại cuộc đối thoại giữa hai tôn giáo có thể diễn ra vào tháng Tư tới nhân một cuộc họp tại Rome. Các phương thức vẫn chưa được xác định cụ thể.
- Đức Thánh Cha hành hương Fatima
- Một cuộc gặp mặt đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hoa Kỳ
- Kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách Tin Lành
Tại Pháp, sự kiện này sẽ trùng với dịp “ngày hội Tin Lành”, do Hiệp hội Tin Lành nước Pháp (FPF) tổ chức ở Strasbourg từ ngày 27 đến ngày 29 tháng Mười. Ngoài ra, một lễ hội tại Zenith Strasbourg sẽ được phát sóng khắp châu Âu. Tại Thụy Sĩ, ngày “Chủ Nhật Cải Cách,” tức ngày 05 tháng Mười Một, sẽ khép lại dịp kỷ niệm với một nghi lễ chung cho tất cả các giáo phái địa phương thuộc Hiệp hội Tin Lành Thụy Sĩ.
Chuyển ngữ: Quang Khanh, S.J.
Nguồn La Croix 02-01-2017