VIDEO
Cô gái gốc Việt Nam này có thể làm thay đổi thế giới?
IRVINE, NAM CALI - Các nhà nghiên cứu
tại trường Đại Học University of California, Irvine (UCI) vừa khám phá
ra cách gia tăng sức mạnh của những dây nano có thể được dùng để tạo ra
những cục pin lithium-ion bền 400 năm, đến mức hầu như không bao giờ
hỏng .
Cô gái gốc Việt Nam này có thể làm thay đổi thế giới
VIDEO
Người đứng đằng sau khám phá quan trọng có tính cách mạng trong kỹ nghệ
pin điện này là cô Mya Le Thai, một nghiên cứu sinh gốc Việt đang chuẩn
bị lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học UCI.
Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu vẫn tìm cách sử dụng dây nano trong pin
điện, bởi vì những sợi này mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần, có tính
dẫn điện tốt và có diện tích bề mặt lớn để chứa cũng như truyền hạt
điện tử. Vấn đề họ gặp phải chính là, dây nano cực kỳ mỏng manh và nhanh
chóng bị phá hủy sau nhiều lần mất điện và nạp điện.
Mya Le Thai giải bài toán về tính dễ vỡ này bằng cách bọc một sợi nano
vàng trong một lớp vỏ manganese dioxide, rồi gói toàn bộ trong một chất
điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas. Kết hợp này đã giúp
cho sợi nano bên trong trở nên bền vững hơn nhiều lần.
Và xem hình ở đây:
VIDEO
Phát minh này được công bố hôm Thứ Năm tuần này trong Bản Tin Năng Lượng của Hiệp Hội Hóa Học Mỹ.
Bản tin dẫn lời ông Reginald Penner, Trưởng khoa Hóa Học tại UCI, nói
rằng trong những thí nghiệm của mình, Mya Le Thai đã nạp đi nạp lại cấu
trúc sợi nano do cô chế tạo hàng trăm ngàn lần. Ông Penner cho biết,
thông thường loại sợi này chỉ nạp chừng 6-7,000 lần là bị hủy.
Kết quả của phát minh này là những cục pin điện bền cả một đời người sẽ
được dùng trong máy điện toán, điện thoại thông minh, đồ gia dụng, xe
hơi và cả phi thuyền.
Mya Le Thai đã nghiên cứu về công nghệ nano trong chương trình cử nhân
tại Đại Học UCLA. Cô làm trưởng phụ tá giáo sư tại UCI trong hơn 2 năm
sau đó. Năm 2015, cô đến Washington D.C. làm việc tại Trung Tâm Nghiên
Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, trước khi trở về
lại UCI đảm nhận một số công việc tổ chức cho các ban nghiên cứu về công
nghệ nano cho trường đại học.
Nhất Lang