Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Một kỹ sư vô thần ở Paris trở thành nhà thần học

Filled under:




Đời sống của kỹ sư Guillaume Bignon bắt đầu với những may mắn thành công nhất của một gia đình công giáo đàng hoàng, vừa học chữ, vừa học nhạc, vừa chơi thể thao. Khi Guillaume biết mình muốn gì, anh xa gốc rễ Kitô giáo của mình để rèn luyện theo xác tín riêng của mình.
 
Anh trở thành người vô thần cứng rắn và tiếp tục con đường học hành xuất sắc của mình, anh tốt nghiệp kỹ sư ngành toán và vật lý, một ngành mà sau này mở cho anh cánh cửa sự nghiệp trong ngành vi tính ở thị trường chứng khoán Wall Street.

Trong thời gian chàng thanh niên trẻ Paris vừa làm việc, vừa chơi thể thao, vừa chinh phục các cô thì Guillaume gặp một cô người New York khi anh đi nghỉ hè ở vùng biển Caraibe, một cuộc gặp gỡ quyết định cho cuộc đời anh.

Ngay lập tức quan hệ giữa hai người bị tương khắc, là người có đạo, cô không muốn có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Hai người quyết định vẫn duy trì liên lạc viễn liên giữa New York và Paris.

Mục đích mới của kỹ sư vô thần là làm sao cho cô bạn gái của mình thay đổi xác tín của cô. Anh bắt đầu suy nghĩ:

«Lý do nào để nghĩ rằng có Chúa và lý do nào để nghĩ rằng vô thần là có lý?»

Guillaume bắt đầu đọc Thánh Kinh trong mục đích duy nhất là bác bỏ Kitô giáo. Dù vậy anh cũng cầu nguyện như sau:

«Nếu có một Chúa, thì đây, con đây. Con sẽ đọc Thánh Kinh. Tại sao Chúa không mạc khải cho con? Con sẵn sàng mà.»

Một hoặc hai tuần sau lời cầu nguyện đặc biệt này, anh bị đau vai nặng, bác sĩ không tìm ra lý do. Bác sĩ khuyên anh nghỉ ngơi và nghỉ chơi bóng chuyền.

Trung thành với ý nghĩ không chấp nhận sự hiện hữu của Chúa, anh quyết định để ra một trong các ngày chúa nhật mà anh nghỉ chơi banh hoặc không có các buổi tập dợt để đến nhà thờ xem các tín hữu Kitô làm gì.

Anh đến một nhà thờ cơ đốc ở Paris, anh đến nhà thờ cũng như anh đi sở thú, anh sợ gặp người quen, anh sẽ xấu hổ nếu họ thấy anh ở đó.

Sau giờ kinh, anh chạy nhanh ra cửa vì đau bụng. Anh nghĩ:

«Tôi phải hiểu».

Anh đi thẳng đến văn phòng gặp mục sư, mục sư kiên nhẫn trả lời nhiều câu hỏi của anh và giải thích quan điểm của ông về thế giới. Chính sau cuộc gặp gỡ này mà anh bắt đầu nghĩ, có thể tất cả những chuyện này là chân lý. Anh cầu nguyện như sau:

«Lạy Chúa, nếu Chúa có thật, Chúa phải chỉ dẫn cho con rõ ràng để con dấn thân, nhưng đừng làm con trở thành một thằng ngốc.»

Một câu hỏi ám ảnh anh Guillaume:

«Tại sao Chúa Giêsu phải chết?»

Một ngày nọ trong căn hộ của anh ở Paris, anh bị một cơn nhức nhối lương tâm về tội. Trong quá khứ, anh đã làm một chuyện gì đó mà cả người không có tín ngưỡng cũng lên án. Tất cả những chuyện này anh dìm trong nói dối và xấu hổ. Nhưng Chúa đã thức tỉnh anh.

Anh quỳ xuống trong đau đớn vì mặc cảm tội lỗi và hối tiếc. Chính lúc đó là lúc anh nghĩ:

“Chính vì thế mà Chúa Giêsu phải chết cho: Tôi .”

“Ngài đã chuốc cái đau khổ mà đáng lý tôi phải đau khổ, đến mức mà trong lòng công chính của Chúa, tội của tôi được tha nhờ ơn, như một món quà chứ không phải do hành vi đúng đắn của tôi hay do các nghi thức tôn giáo .”

Sau đó, anh dọn đi New-York để ở với cô bạn gái của mình. Nhưng cũng sau đó họ chia tay nhau, anh đi theo con đường đức tin của mình, anh vào phân khoa Thần học, ở đây anh gặp vợ tương lai và có hai đứa con với cô.

Đầu tháng 11 năm 2015, anh trình luận án về thần-triết ở Trường Thần học London! (London School of Theology)

Anh là hội viên của Axiome, hội của các nhà hàn lâm kitô hữu người Pháp. Anh có một trang blog trên trang mạng của hội.

Vừa qua, anh nói về các vụ tấn công ở Paris như sau: “Nếu không có Chúa thì không có một chân lý khách quan nào về sự thiện và sự dữ .”

Như thế, đối với anh Guillaume, phản ứng của toàn thế giới, cùng nói một tiếng nói, rằng các biến cố ngày 13 tháng 11 là hành động đích thật và khách quan là xấu, đó là bằng chứng sự hiện hữu của một Chúa, Đấng lập lập pháp. Cảm nhận tập thể này theo anh, là khả thể của một lý do cho một hành động lập pháp tối hậu của Chúa trong lòng con người.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch


Con đường trở lại của một bác sĩ phá thai


“Tôi hành nghề phá thai, nhưng tôi buồn. Cho đến ngày Đức Gioan-Phaolô II …”​
 
Anh chị em bảo vệ sự sống trong từng giây phút phát triển của nó, anh chị em cố gắng hết sức mình để cho quả đất này luôn là nơi để tất cả mọi người có thể ở được. Các bạn trẻ của kỷ nguyên mới bắt đầu thân mến, khi nói “vâng” với Chúa Kitô, anh chị em nói “vâng” với tất cả các lý tưởng cao cả nhất của anh chị em. Tôi cầu nguyện để Chúa ngự trong lòng anh chị em và trên nhân loại của kỷ nguyên mới này. Anh chị em đừng sợ khi phó thác vào Chúa Kitô. Ngài sẽ hướng dẫn, cho anh chị em sức mạnh để anh chị em theo Ngài mỗi ngày và trong tất cả mọi trạng huống của cuộc sống .”

Đó là năm 2000, Năm Thánh lòng thương xót khi Đức Gioan-Phaolô II khai mạc Ngày Giới Trẻ tổ chức ở Rôma, ngài mời gọi các người trẻ “mở cửa ra cho Chúa Kitô .” Piero Rossi, bác sĩ phụ khoa, người rất kỵ hàng giáo sĩ và tích cực ủng hộï việc phá thai, ông làm việc ở dưỡng đường Mangiagalli, Milan, ông nghe những lời nói này của Thánh Gioan-Phaolô II. “Từ đó, cuộc đời tôi hoàn toàn thay đổi .”

Khi Rossi có mãnh bằng bác sĩ năm 1984, “tôi nghĩ, tôi là vua cuộc đời tôi. Tôi là người phạm tội nặng, giữa các tội này tội kia, tôi “chận đứng việc mang thai .” Tuy vậy khi cô bạn gái của mình mang thai, bác sĩ trẻ này lại chọn sự sống và làm đám cưới dân sự. “Tôi sẽ không bao giờ lấy một quyết định khác, nhưng tôi nghĩ mỗi người có tự do để làm cái gì mình thích .”

Bác sĩ phẫu thuật trong những năm mà trận chiến về phá thai ở nước Ý là trọng tâm tranh luận ở dưỡng đường Milan, trận chiến này trở nên biểu tượng ý thức hệ của phong trào nữ quyền: “Tôi ở trong những người cho rằng mình bị chống đối, nhưng tin chắc đây là điều ít gây thiệt hại nhất, cần thiết để giữ cho người phụ nữ được phá thai chui .” Rossi áp dụng triệt để luật 194 nghĩ rằng luật này là một luật đúng. “Tôi cố gắng tránh mọi cuộc phá thai, nhưng khi người phụ nữ không thay đổi ý kiến, tôi làm theo ý họ, dù về mặt tâm lý, thì rất nặng và cũng làm cho tôi đau buồn khi phá .”

Những ngày hành nghề phá thai ở bệnh viện, lúc nào bác sĩ Rossi cũng cảm thấy buồn: “Đó không phải là những ngày vui, dù tôi không hiểu tại sao tôi cảm thấy buồn .” Bác sĩ mô tả tình trạng hoang mang của mình như một trạng thái “ma quỷ: tôi nghĩ trái lương tâm là bỏ các phụ nữ .”

Năm 17 tuổi, khi bác sĩ Rossi quay lưng với Giáo hội thì “hoang mang chỉ có tăng thêm: tôi luôn cảm thấy mình thấp, làm những sai lầm tệ hại nhất, tôi tránh ma túy chỉ vì hèn .” Lòng hận thù tôn giáo bắt đầu khi một người thân chết vì bị sưng phổi, “tôi đổ tội cho Chúa. Tôi nói với cha tôi để ông bỏ cây thánh giá trong phòng tôi, tôi ghét và tôi phê phán các linh mục, các tu sĩ và cả Giáo hội”.

Cho đến khi bác sĩ Rossi nghe lời Đức Gioan-Phaolô II kêu gọi người trẻ ở Tor Vergata vào tháng 8, những lời này đã lay động ông: “Tôi cảm nhận tiếng Chúa gọi qua lời của một vị thánh. Chính xác đó là tiếng gọi của lòng thương xót trong Năm Thánh .” Bác sĩ Rossi xúc động, ông đi xưng tội ở Loreto, nhưng vì công việc phá thai và ông chưa làm đám cưới ở nhà thờ nên ông không được tha tội: “Tôi ra khỏi tòa giải tội lòng xấu hổ nhưng tôi không từ bỏ việc tôi làm. Tôi nghĩ rồi nó cũng sẽ đi qua. Chúa đang làm mọi sự .”

Tuy vậy bác sĩ Rossi cũng thố lộ với một nữ bệnh nhân mà ông chữa bệnh từ nhiều năm nay. “Bà giới thiệu tôi tổ chức Con đường giáo lý mới (Chemin Néocatéchuménal), ở đây họ nói với tôi, Chúa Giêsu thương chúng ta trong tình cảnh khốn cùng của mình, và tôi không làm gì khác là để Ngài yêu thương mình .” Sau một năm đi trên con đường này, Rossi hiểu ông không thể tiếp tục hợp tác với lò giết người thinh lặng, hàng năm giết hơn 6 triệu người Ý này. “Tôi đến gặp giám đốc bệnh viện phụ khoa, bác sĩ Giorgio Pardi, tôi giải thích và tôi xin ngưng công việc phá thai. Ông rất xúc động và nói, dù ông không hiểu, nhưng ông thấy tôi bình thản .” Đây là một cú sốc cho các đồng nghiệp của tôi, “một cú khiêu khích cho tất cả .” Nhưng sự thay đổi không phải bỗng chốc, “tôi ngưng hành động trực tiếp, nhưng tôi tiếp tục làm các vụ phỏng vấn ở dưỡng đường, sau vài năm tôi cũng bỏ các việc này, tôi thấy, tôi không thể thỏa hiệp với sự dữ .” Tôi cần thời gian để thay đổi não trạng đã bị ăn sâu, “nhưng Chúa rất kiên nhẫn, Ngài chờ tôi .”

Bây giờ bác sĩ Rossi hiểu sự nói dối nằm ở đâu: “Phụ nữ, mình không bao giờ giúp họ khi lấy đi món quà của họ, mình phải giúp họ đón nhận món quà. Bất cứ một con đường nào khác đều hủy hoại cho đứa bé và cũng cho cả người mẹ; vì thế tôi tìm cách làm cho họ hiểu, sự lo lắng là do tình trạng và các áp lực bên ngoài. Và tôi hướng họ đến người có thể giúp họ và tôi cũng đề nghị sự giúp đỡ của tôi .”

Năm mà bác sĩ phụ khoa đi đến quyết định này cũng là năm mà ông làm đám cưới ở nhà thờ với người vợ đã cho ông ba đứa con. Bây giờ cuộc sống của ông hoàn toàn thay đổi, dù “tôi vẫn nghèo như trước. Cái khác biệt là bây giờ tôi biết có sự hiện diện của Chúa trong đời sống của tôi,  tôi cũng nhận biết tội của tôi. Tôi có cảm tưởng như tôi là đứa con hoang đàng được người cha ăn mừng. Còn cộng đoàn của tôi, họ giúp tôi thấy Chúa nơi các người anh em của mình, một Thiên Chúa hiện diện và hoán cải tôi mỗi ngày .”

Câu chuyện của bác sĩ Rossi chứng tỏ cho thấy, trong khoảng khắc, mình có thể có thể đi ra khỏi một ý thức hệ, một “thói quen” đã ăn sâu. Nhưng tìm can đảm này ở đâu? “Sau đó, tôi khám phá ra, trong những năm tôi phá thai, có những người đã cầu nguyện cho tôi: tôi xa Chúa và chính Chúa đến với tôi. Rồi Ngài dẫn tôi đến chỗ này. Đến độ mà tôi như chẳng làm gì, Ngài tự đến cứu tôi. Tôi không xứng đáng để được tất cả những chuyện này, tôi không xứng đáng là người kitô hữu .” Quả thật, dù sự đau đớn do tội và “dù bao nhiêu vụ phá thai tôi đã làm là rất lớn, nhưng bây giờ tôi có tình thương của Ngài .” Và Chúa Cha, “tôi sẽ bị phán xét, nhưng tôi không sợ. Bởi vì Thiên Chúa là lòng thương xót và Ngài sẽ thương tôi vì tôi nói “vâng” với tiếng gọi của Ngài .” Chỉ thất vọng là vẫn còn luật cho phép các bà mẹ và các bác sĩ giết hàng ngàn trẻ em mỗi ngày.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch