Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

HOÁN CẢI CON NGƯỜI

Filled under:

Chúa Giêsu dành 3 năm để đào tạo 12 môn đệ. Và các môn đệ tiếp tục biến đổi thế giới. Dĩ nhiên Ngài cũng có những bài giảng quan trọng trước đám người rất đông như Bài Giảng Trên Núi. Tuy nhiên, các sự kiện này ít phổ biến trong Kinh Thánh, và mức ảnh hưởng các sự kiện đó đối với người ta có vẻ cũng ít hơn so với ảnh hưởng của Chúa Giêsu đối với các môn đệ. Nghĩa là, chúng ta không nghe nói về những người mà Ngài rao giảng, Chúa Giêsu đã ảnh hưởng thế nào đối với linh hồn của họ. Nhưng chúng ta biết chắc điều gì đã xảy ra đối với 12 môn đệ mà Chúa Giêsu trực tiếp đào tạo. Họ tiếp tục xây dựng Giáo hội của hơn 1 tỷ người.
Trong thời đại chúng ta, có sự nhấn mạnh về việc Phúc Âm hóa, dạng phổ biến nhất xảy ra ồ ạt. Các cộng đoàn vẫn tiếp tục được thành lập với ý hướng tốt lành vì Giáo hội hoàn vũ và loan báo Tin Mừng. Các nỗ lực làm cho Giáo hội “tươi tắn” hoặc “phù hợp” với giới trẻ, và ngày càng có nhiều người Công giáo đầy nhiệt huyết.
Dù vậy, chúng ta thấy vẫn có những người tiếp tục rời xa Giáo hội. Chúng ta thấy có những người yêu mến Chúa mà lại bỏ đức tin. Có mức tăng về số người Công giáo “tự phục vụ” (Cafeteria Catholics), họ chỉ chọn các giáo huấn nào của Giáo hội mà họ thích thì họ chấp nhận và tin theo, giáo huấn nào không thích thì “xin chào”.
Trong 3 năm để đào tạo 12 môn đệ, Chúa Giêsu không nhấn mạnh sự tương tác của các nhóm đông đảo. Ngài thân thiết với 12 người, Ngài hướng dẫn, dạy bảo và đào tạo họ. Ngày nay, chúng ta thấy những người trong thời đại chúng ta. Chúng ta biết họ và cuộc đời họ. Nhưng có người trong số đó là thánh nhân mà chúng ta không biết.
Khi nghe Tám Mối Phúc, đám đông đã ảnh hưởng. Nếu đó là cách tốt để cứu rỗi linh hồn, sao chúng ta không thấy Chúa Giêsu vẫn đang làm như vậy? Sao chúng ta không nghe nói về những người này trong Kinh Thánh hoặc trong lịch sử Giáo hội?
Có thể có nơi để Phúc Âm hóa hàng loạt người, thường thì nỗ lực này tạo sự chú ý bằng bản chất của công việc. Khi đề cao công việc truyền giáo và nỗ lực đạt tới nhiều người hơn, chúng ta phải loại bỏ tính kiêu ngạo. Làm cho người ta biết Phúc Âm hơn là chú ý vào những người tiếp nhận Lời Chúa. Điều này cần thiết để hướng dẫn chúng ta truyền bá đức tin của lòng yêu mến của người nào đó có ảnh hưởng tới nhiều người hơn là việc trở lại của một con chiên lạc.
Thật vậy, việc ảnh hưởng nhiều người là điều tốt và đáng giá. Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo. Điều này đã xảy ra trong Kinh Thánh. Nhưng chúng ta không có ý gặp lại đám đông. Cũng như trong Kinh Thánh, chúng ta chỉ đang “khuấy động” đám đông, và chúng ta đối mặt với đám đông la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mt 27:23).
Khi loan báo Tin Mừng cho đám đông, chúng ta gieo hạt trong khu vườn mà chúng ta biết chẳng có gì. Liệu chúng có thể được gieo trồng và chăm sóc? Liệu chúng có phát triển trên đất sỏi đá? Hoặc chúng có rơi vào đất tốt để được nâng đỡ mà sinh hoa kết trái?
Có nhiều người rời xa Giáo hội, có nhiều người thích dạng Công giáo “tự phục vụ” (Cafeteria Catholicism), có nhiều cuộc hôn nhân Công giáo theo thế tục là ly thân, ly hôn và ngoại tình. Hoa Kỳ có những người Công giáo ly hôn mà vẫn được công khai tái hôn. Vậy là sao? Và chúng ta lại tiếp tục rao giảng cho hàng loạt người. Chúng ta sẽ không biết linh hồn họ sẽ sống đức tin như thế nào. Đó là trò đùa và mối nguy của sự vượt trội như vậy (the travesty and the danger of such outreach). Mối nguy là các linh hồn đó sẽ sa ngã, lỗi tại chúng ta. Vì chúng ta đã giới thiệu đức tin với họ nhưng lại không hướng dẫn họ cách duy trì đức tin.
Sự trở lại thực sự chỉ xảy ra khi tâm hồn gặp được vẻ đẹp đích thực. Làm sao chúng ta hy vọng có được sự hoán cải thực sự khi chúng ta tương tác với con người ảnh hưởng theo số đông hơn là chính mỗi cá nhân được đào tạo?
Có vẻ như đức tin là điều gì đó cần được đào tạo theo từng cá nhân. Khi cùng nhau khiêm nhường bẻ bánh, trong việc đào tạo, răn bảo, giáo dục, và đưa một người đến gần Chúa, hãy làm như Chúa Giêsu đã đào tạo 12 con người trong 3 năm.
Chúng ta đừng ham vẻ hào nhoáng của số đông, hãy theo “Con Đường Nhỏ” của Thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu. Hãy biết rằng, khi tạo các mối quan hệ, chúng ta sẽ đổi mới khuôn mặt của Giáo hội và thế giới.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)




Chúa Giêsu truyền lệnh: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5:48).
Nếu chúng ta được kêu gọi nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện, chúng ta phải tìm kiếm sự hoàn thiện vượt qua khả năng tự nhiên, vượt xa ngoài biên độ hạn hẹp của khả năng tưởng tượng, vượt quá bất kỳ thứ gì mà cách lý luận hạn chế của mình có thể tính toán. Đây là lý do mà những người muốn tuân phục Đức Kitô, những người muốn hoàn thiện như Cha trên trời, trước tiên phải tới gần Thiên Chúa bằng chính động thái của những người ăn xin.
Trước mầu nhiệm Tình Yêu Thiên Chúa (tức là Lòng Thương Xót của Chúa), chúng ta thực sự chỉ là những kẻ ăn mày mà không biết mình cần gì và không biết cách cầu xin. Lòng nhân hậu không thể được nắm bắt bằng sự tài giỏi của chúng ta hoặc được bắt chước bằng kỹ xảo của mình. Một linh hồn cân nhắc bằng tinh thần tự mãn sẽ thiếu sự tự do mà tặng phẩm này đòi hỏi. Ở đây chúng ta gặp một mầu nhiệm vĩ đại. Tính ưu việt của ân sủng trong đời sống Kitô giáo là chủ yếu đối với sự hoàn thiện Kitô giáo.
Nếu chúng ta là những kẻ ăn mày, theo ý nghĩa nào đó, cầu xin những gì mình không có và thậm chí không thể hiểu, Lời của Đức Kitô thúc đẩy chúng ta không chỉ là những kẻ ăn mày khi theo đuổi tặng phẩm này – vì mệnh lệnh mầu nhiệm của Ngài mặc khải một mệnh lệnh luân lý, một mối quan hệ. Chúng ta không được yêu cầu trở nên hoàn thiện như một vị thần linh nào đó hoàn hảo nhưng không thể lĩnh hội. Nếu chúng ta được yêu cầu làm vậy, mệnh lệnh của Đức Kitô sẽ hoàn toàn bất khả dĩ.
Vả lại, chúng ta được yêu cầu hoàn thiện như Cha trên trời, Đấng yêu thương chúng ta quá nhiều đến nỗi đã trao ban chính Con Một của Ngài. Chính nhờ tặng phẩm là Chúa Giêsu mà chúng ta mới nhận biết Chúa Cha và sự hoàn thiện của Ngài. Chính nhờ Chúa Giêsu bị treo trên Thập giá mà sự hoàn thiện của Chúa Cha mới xuyên qua trái tim chúng ta và thay đổi con người chúng ta. Niềm tin vào Đức Kitô khiến chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Chúng ta không còn là nô lệ mà là những người con, vậy sự hoàn thiện như Cha trên trời là khả thi.
Sự khác nhau giữa người Cha và người Chủ, người con và nô lệ, là cách mỗi người chúng ta quan tâm lẫn nhau. Điều này nói tới tính ưu việt của việc suy niệm trong đời sống Kitô giáo. Mặc dù đức tin buộc chúng ta làm những việc tốt lành để tôn kính và làm vinh danh Thiên Chúa, sự hoàn thiện Kitô giáo không có những quy luật làm việc tốt lành. Thay vì thế, chúng ta được tạo nên hoàn hảo nhờ sự vâng lời của đức tin, một đức tin tham dự với Thiên Chúa qua tình yêu. Trong lời cầu nguyện âm thầm, lời cầu nguyện mà tâm trí hướng về Chúa, chúng ta để cho Chúa Cha thấy chúng ta qua tình yêu, tận hưởng sự hiện diện chú tâm của chúng ta với tư cách những người con của Ngài.
Khi chúng ta để cho Ngài thấy chúng ta qua tình yêu, những ước muốn tốt đẹp nhất được sinh ra trong tâm hồn chúng ta. Những điều không thể mà chúng ta chưa hề biết sẽ bất ngờ hiện hữu trong những dịp cụ thể trong những trường hợp thuộc đời sống thật của chúng ta. Tâm hồn vui vẻ phát hiện ra rằng khả năng thêm vào niềm vui của Chúa Cha theo cách mới luôn luôn chỉ là một quyết định xa. Đó là vì ánh mắt của Chúa Cha không thụ động – ánh mắt ấy khôn dò, luôn khả dĩ biến không thành có.
Khi Chúa Cha thấy chúng ta qua tình yêu, sự đại lượng quá mạnh của trái tim Ngài đổ đầy vào chúng ta: Ngài phong phú hóa chúng ta bằng mỗi tặng phẩm và mỗi phước lành để sự hoàn thiện của Ngài khả dĩ được mặc khải bằng cách chúng ta sống trong mọi trường hợp, để chúng ta có thể trở nên hình ảnh sống động của Đức Kitô, hình ảnh của Thiên Chúa. Với lời cầu nguyện như vậy, ánh mắt của chúng ta, tham dự nhờ ân sủng trong tình yêu sáng tạo vĩnh hằng luôn biến thành hành động, nên giống như Ngài: Chúng ta trao đổi ánh mắt với Thiên Chúa để hoàn thiện như Cha trên trời.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ BeginningToPray.blogspot.com)

c tin là điều gì đó cần được đào tạo theo từng cá nhân. Khi cùng nhau khiêm nhường bẻ bánh, trong việc đào tạo, răn bảo, giáo dục, và đưa một người đến gần Chúa, hãy làm như Chúa Giêsu đã đào tạo 12 con người trong 3 năm.

Chúng ta đừng ham vẻ hào nhoáng của số đông, hãy theo “Con Đường Nhỏ” của Thánh nữ Teresa Hài Đồng Giêsu. Hãy biết rằng, khi tạo các mối quan hệ, chúng ta sẽ đổi mới khuôn mặt của Giáo hội và thế giới.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)


HỌC LÀM NGƯỜI
Có những khoảnh khắc làm ta rưng rưng nước mắt khi nhìn thấy những người nghèo khổ, thiếu thốn cả những gì cơ bản nhất. Cái dư thừa của người này, thậm chí với họ chỉ là… rác, nhưng với người nghèo thì có thể là điều họ khao khát. Quả thật, “một miếng khi đó bằng một gói khi no”… Miếng ăn thêm khi chúng ta no là miếng ăn của người nghèo khổ. Nếu vậy thì chúng ta thiếu nhân đạo! Một danh nhân đã xác định: “Chỉ những ai có lòng thương người thì mới xứng đáng nhận danh hiệu con người”. Câu này đáng để chúng ta suy ngẫm và xem lại chính mình!
Hãy nhớ điều này: Mỗi ngày có khoảng 10.000 người chết vì đói và suy dinh dưỡng. Thật đáng giật mình để mà chấn chỉnh cách sống lãng phí của chúng ta ngày nay!
Trong một liên hoan phim ngắn tại Berlin (Đức), khi xem phim ngắn Chicken à la Carte (có thể xem ở http://www.cultureunplugged.com/play/1081/Chicken-a-la-Carte), cả ban giám khảo và khán giả đã xúc động khi thấy người cha nghèo ngăn đứa con gái thò tay lấy miếng thịt gà, rồi cả nhà cùng làm dấu, tạ ơn Chúa và cầu nguyện trước khi ăn. Thật ra những miếng thịt gà kia chỉ là những cổ, chân, cánh,… bị gặm dở mà người cha đã lấy từ thùng rác của một nhà hàng sang trọng và đem về cho vợ con ăn.
Yêu thương là luật của Thiên Chúa. Đức Kitô đã chạnh lòng thương hàng ngàn người đi theo mình nên Ngài hóa bánh ra nhiều cho họ được no nê (x. Mt 14:13-21 và 15:32-39). Ngài rất thực tế, không nói suông, cũng không nói bóng gió. Ngài đã bỏ đàn chiên 99 con để đi tìm chỉ 1 con chiên lạc (x. Mt 18:12-14). Đặc biệt là Bát Phúc trong Bài Giảng Trên Núi (x. Mt 5:3-12). Đó là những bài học làm người mà Ngài dạy chúng ta.
Chuyện kể rằng Ðại sư Tinh Vân có một đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền đi học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm dùi mài kinh sử, đệ tử đó hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui. Một hôm đệ tử đó về vinh qui bái tổ và thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư phụ, nay con đã có bằng Tiến sĩ rồi, con còn phải học những gì nữa không?"
Ngài Tinh Vân bảo: “Học làm người”. Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. Ngài Tinh Vân cho rằng bất luận là sĩ, nông, công, thương là những người ở tầng lớp có học thức và có tiến bộ, hãy chia sẻ với người khác về những điều mình hiểu biết. Nhưng dù là ai thì vẫn cần phải học không ngừng. Phải tu thân trước, rồi mới đủ uy tín trị quốc, và sau đó mới khả dĩ bình thiên hạ. Đạo Làm Người là đạo quan yếu nhất, dù theo đạo nào và ở cương vị nào thì trước tiên vẫn phải biết Làm Người. Đây là vài “tín chỉ” trong “môn học làm người”:
1. Học Nhận Lỗi. Con người thường không chịu nhận phần lỗi mình, tất cả lỗi lầm đều đổ cho người khác, vì chúng ta cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra “không biết mình” là lỗi lầm lớn nhất. Đừng nghĩ mình “lớn” thì hoàn hảo và vô tội. Càng lớn càng dễ lỗi lầm vì có thể đổ lỗi cho người dưới. Ðối tượng mà mình nhận lỗi có thể là ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè,… và bất kỳ ai trong xã hội, thậm chí là người nhỏ hơn mình và với chính người không tốt với mình. Nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân và được khâm phục. Biết nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu thân lớn và là một nhân đức.
2. Học Khiêm Nhu. Răng cứng, lưỡi mềm. Nhưng cuối cuộc đời, răng rụng hết mà lưỡi vẫn còn nguyên. Đó là bài học về sự mềm mỏng, khiêm nhu. Được vậy thì đời người mới có thể tồn tại dài lâu, chứ “cứng” thì chỉ thiệt thòi. Tâm hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu thân. Có tâm hòa thì mới có nhân hòa. Chúng ta thường hình dung những người cố chấp có tấm lòng và tính cách rất “lạnh”, rất “cứng” như sắt thép vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở và tâm tính, dần dần khiến “ngựa chứng” phải thuần thục thì cuộc sống sẽ vui tươi, hạnh phúc và kiên vững.
3. Học Đức Nhẫn. Nhẫn nhục là loại “cỏ quý”, là “bùa hộ thân” đặc biệt. Biết nhẫn một chút thì có thể làm sóng yên biển lặng. Nhường nhịn không phải là chiến bại. Nhẫn để tiêu trừ điều ác. Nhẫn là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Muốn sinh tồn thì phải biết nhẫn để có thể phân biệt đúng – sai, thiện – ác, tốt – xấu, thậm chí chấp nhận nó.
4. Học Thấu Hiểu. Không hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm,... Nên thấu hiểu để biết cảm thông và giúp đỡ nhau. Không cảm thông nhau không thể tha thứ cho nhau, không thể có hòa bình. Tâm phẫn xí tắc bất đắc kỳ chính!
5. Học Khước Từ. Cuộc đời như một chiếc va-li, lúc cần dùng thì xách nó lên, không cần thì đặt nó xuống. Lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo túi hành lý nặng nề vậy, cuộc đời luôn trĩu nặng. Cuộc đời hữu hạn, biết phục thiện, biết tự trọng và tôn trọng, biết bao dung thì mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết khước từ chính mình để có thể sinh tồn.
6. Học Xúc Ðộng. Nhận ra ưu điểm của người khác thì chúng ta nên hoan hỷ, thấy điều không may của người khác nên biết xúc động. Vui với người vui, buồn với người buồn. Trắc ẩn là lòng thương yêu, là thiện tâm. Trên đời có rất nhiều cảnh thương tâm, nhiều cuộc đời rất đáng thương, vô cảm là độc ác.
7. Học Sinh Tồn. Ðể sinh tồn, chúng ta phải biết giữ gìn sức khỏe – tinh thần và thể lý. Tinh thần thoải mái thì thân thể khỏe mạnh, và ngược lại. Thân thể khỏe mạnh không chỉ ích lợi cho bản thân mà còn làm cho gia đình, bạn bè an tâm. Đó cũng là biết sống hiếu đễ với người thân.
TRẦM THIÊN THU