1.
- H. Hình như Năm Thánh Giáo phận Phú Cường và Năm
Thánh ngoại thường được tổ chức trong cùng một thời gian?
- T. Đúng vậy, Năm Thánh ngoại thường lòng Chúa thương xót được
tổ chức từ ngày 08/12/2015 đến ngày 20/11/2016 và Năm Thánh Giáo phận Phú Cường
từ ngày 10/10/2015 đến ngày 08/10/2016.
2.
- H. Như vậy, việc tổ chức đồng bộ cho cả hai Năm Thánh
có gây khó khăn cho sinh hoạt chung?
- T. Không, không gây khó khăn nào, mà ngược lại, còn bổ sung
cho nhau nữa. Bởi lẽ, mục đích của Năm Thánh Giáo phận Phú Cường là nhắm đến sứ
vụ loan báo lòng Chúa thương xót, như được đề ra trong khẩu hiệu của Năm Thánh Giáo
phận: “Sống mầu nhiệm Thánh Thể và loan báo lòng Chúa thương xót”
9.
- H. Thế khẩu hiệu của Năm Thánh ngoại thường là
gì?
- T. Khẩu hiệu của Năm Thánh ngoại thường là “Thương xót như
Chúa Cha”
10.
- H. Với khẩu hiệu này, Đức Giáo hoàng muốn cổ vũ điều gì?
- T. Ngài muốn thúc đẩy mọi Kitô hữu:
- Trở nên trắc
ẩn với mọi người, quảng đại với mọi người như Chúa Cha
- Thực hiện
những việc làm thương xót con người, cả về thể lý cũng như tinh thần.
- Và đặc biệt
tha thứ lỗi lầm cho nhau.
11.
- H. Ý
nghĩa Logo của Năm Thánh ngoại thường là gì?
- T. Ý nghĩa đó được Đức Tổng Giám Mục
Salvatore Fisichella giải thích như sau: “Logo diễn tả tình yêu của Chúa Kitô,
Đấng mang trên vai mình con người lầm lạc. Bức vẽ giúp ta hiểu rằng, Vị Mục Tử
nhân hậu chạm đến sâu thẳm xương thịt con người và Ngài làm điều đó với tình
yêu có sức thay đổi đời sống con người... Với một lòng thương xót vô biên, Vị Mục
Tử nhân hậu đặt trên mình cả nhân loại... Chúa Kitô đã nhìn bằng đôi mắt của
Ađam và Ađam đã nhìn bằng đôi mắt của Chúa Kitô. Như thế, mỗi người khám phá ra
trong Đức Kitô, Ađam mới, nhân tính của mình và tương lai đang chờ đón họ. Cảnh
tượng này là một biểu tượng thân quen, nói lên sự hiện diện của bản tính, thiên
tính và nhân tính trong Đức Kitô”.
12.
- H. Ân Xá là gì?
- T. Ân Xá là việc tha thứ trước mặt Thiên Chúa những hình phạt
tạm đáng chịu vì những tội lỗi đã phạm, dù những tội đó đã được tha thứ. Để hưởng
nhờ ân xá, Kitô hữu phải hội đủ những điều kiện được thẩm quyền Hội Thánh quy định,
vì với tư cách là thừa tác viên của Ơn cứu chuộc, Hội Thánh có thẩm quyền phân
phát và chia sẻ kho tàng công phúc của Đức Kitô và các thánh: (Giáo Lý Công
giáo số 1471).
13.
- H. Có mấy loại Ân Xá?
- T. Có hai loại Ân xá: Tiểu xá và Toàn xá, tùy theo mức độ
giải thoát từng phần hay trọn vẹn các hình phạt tạm đáng phải chịu vì tội. Ân
xá trong Năm Thánh là ơn Toàn Xá.
14.
- H. Ta đón nhận và sử dụng ơn Toàn Xá Năm
Thánh thế nào?
- T. Mỗi ngày người tín hữu chỉ được
lãnh ơn Toàn Xá một lần, ngoại trừ trường hợp hấp hối, ta có thể lãnh ơn Toàn
Xá một lần nữa, cho dù trong ngày đã lãnh nhận rồi. Ngoài ra, ta có thể dành ơn
Toàn Xá cho mình hay có quyền chỉ Ân Xá ấy cho các linh hồn nơi luyện ngục.
15.
- H. Muốn lãnh nhận ơn Toàn xá cần phải giữ những điều kiện
nào?
- T. Cần phải có tinh thần siêu nhiên và hội đủ một số điều
kiện:
- Về tinh thần siêu nhiên:
· Cần phải có ý hướng quay về với Thiên Chúa trong cuộc sống,
· Phải có đời sống đức tin sâu đậm qua việc lãnh nhận Bí
tích Hòa Giải, cũng như Bí tích Thánh Thể.
· Phải có ý chí canh tân đời sống và dứt khoát với tội lỗi,
· Phải thể hiện đức tin qua những việc bác ái,
· Phải sống hiệp thông với Giáo hội được diễn tả qua việc cầu
nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.
- Một số điều kiện
phải giữ:
· Xưng tội và rước lễ,
· Cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng.
(thường đọc Kinh Lạy Cha, Kinh Tin kính)
· Thi hành một trong những việc được Giáo hội quy định như:
tham dự nghi thức ban ơn Toàn Xá, kính viếng các Đền thờ, Nhà thờ được chỉ định...
- Nếu tình trạng tâm hồn không trọn vẹn như thế, thì ơn
Toàn Xá chỉ có giá trị một phần.
16.
- H. Vì những lý cho chính đáng, một số tín
hữu không thể viếng Nhà thờ được chỉ định, Tòa Thánh có mở lối nào để giúp họ
hưởng nhờ ơn Toàn Xá trong Năm Thánh?
- T. Tòa Thánh, qua Tòa Ân giải tối cao, đã rộng lòng mở lối
cho họ hưởng nhờ ơn Toàn Xá:
- Một là: những người mắc ngăn trở chính đáng, như các tu sĩ dòng
kín, các bệnh nhân... có thể hiệp ý với các tín hữu đi hành hương và dâng những
đau khổ, những lời cầu nguyện, những thiếu thốn thua thiệt trong đời sống để hưởng
nhờ Ân xá Năm Thánh.
- Hai là: Ân Xá Năm Thánh cũng còn được lãnh nhận với những sáng
kiến hãm mình (như nhịn uống rượu, hút thuốc, kiêng thịt... trong một ngày, và
dành số tiền đó giúp những người nghèo khổ; hoặc dành thời giờ tự do tham gia
các công việc chung, hay những hình thức hãm mình khác).
- Ba là: Các tín hữu đi viếng thăm trong một thời gian nào đó những
anh chị em đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, đau khổ, khó khăn ( như các bệnh
nhân, tù nhân, người già cả và sống cô đơn, các người bị tàn tật, các thiếu nhi
bị bỏ rơi...) và thực thi các điều kiện xưng tội, rước lễ và cầu nguyện thì
cũng được lãnh nhận Ân Xá Năm Thánh.
16b. - H. Tại sao lại tìm hiểu hành hương Năm
Thánh?
- T. Hành hương Năm Thánh là một trong những sinh hoạt đạo đức
của Năm Thánh.
17.
- H. Tại sao hành hương được coi là hành động đạo đức trong truyền thống các
tôn giáo?
- T. Hành hương được coi là thói quen đạo đức bình dân và cổ
kính trong các tôn giáo là bởi vì:
- Từ thời cổ Hi lạp, người ta đã có thói quen tuốn đến những
đền đài hoặc để cầu vận thỉnh ý các thần minh, hoặc để khấn xin các thần minh
chữa lành bệnh tật.
- Người Rôma cũng biết đến những cuộc hành hương như thế.
- Ngay như những người Do thái, họ cũng thương đổ về những
nơi được xem là nơi thánh, như mồ của Áp-ra-ham hay mộ của các anh em nhà
Mác-ca-bê.
- Trong Hồi giáo cũng vậy, hành hương có một vị trí quan trọng
và đáng kính, như những cuộc hành hương vĩ đại được diễn ra hằng năm tại La
Mecque, một trong Năm Thánh địa của Hồi giáo.
18.
- H. Trong Cựu ước, Dân riêng Chúa đã thực
hiện những cuộc hành hương thế nào?
- T. Dân riêng Chúa đã đến những trung tâm hành hương, những
nơi gắn liền với lịch sử thánh để tìm gặp Thiên Chúa.
Đặc biệt, sau thời kỳ lưu đày,
Đền thờ Giêrusalem được coi là thánh điện duy nhất đón tiếp những cuộc hành
hương. Chính nơi đây, vào những dịp đại lễ trong năm, khách hành hương từ khắp
xứ Palestina và cả những người sống tản mác ở ngoại quốc, đều trẩy về để cầu
nguyện và thể hiện tình hiệp thông.
19.
- H. Kitô giáo bắt đầu tổ chức những cuộc
hành hương như thế nào?
- T. Kể từ khi thánh nữ Hélène, hoàng thái hậu của vua
Cônstantinô tìm ra Thánh Giá thật vào năm 324, phong trào hành hương tới
Giêrusalem đã khởi phát lên một cách mãnh liệt, không gì có thể ngăn cản được.
Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, hành hương Giêrusalem vẫn là cuộc hành hương quan
trọng nhất của Kitô giáo.
Nhưng khi đế quốc Rôma sụp đổ,
người ta lại đổ xô tìm đến mồ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô để kính viếng.
20.
- H. Tại sao các cuộc hành hương Kitô giáo
hiện nay lại nhắm đề cao giá trị liêng liêng?
- T. Bởi vì trong lịch sử Giáo hội, đã có thời kỳ người ta ngờ
vực, coi hành hương như một thứ quá độ cần phải khử trừ. Năm 1425, thánh Bênađô
thành Siêna đã lớn tiếng tuyên bố: tha thứ cho kẻ thù còn có giá trị hơn việc
đi tới mồ thánh. Có người còn đề nghị hoán đổi thiêng liêng tất cả những dữ kiện
hành hương: Kinh nguyện thay cho nơi thánh; Ăn chay và bố thí thay cho phí tổn
và công sức bỏ ra cho cuộc hành hương.
Có lẽ vì ý nghĩa thiêng liêng
tích cực này, mà các Đức Giáo hoàng đã nhanh chóng đồng ý ban ơn Toàn Xá cho những
ai không thể hay không muốn hành hương tới Rôma; và không cần rời khỏi nhà, người
ta cũng vẫn có thể lãnh ơn Toàn Xá, tất nhiên vẫn phải giữ những điều kiện thường
lệ.
21.
- H. Như vậy, ý nghĩa đích thực của hành
hương Năm Thánh là gì?
- T. Hành hương Năm Thánh là dịp để có thể nhận lãnh ơn Toàn
Xá, đền bù lại những hình phạt mà tội chúng ta đã gây ra, hoặc chỉ ân xá cho
các linh hồn nơi luyện tội. Nhưng điều quan trọng hơn, đó là nhờ ơn Chúa, chúng
ta can đảm từ bỏ con người cũ, nỗ lực canh tân đời sống đức tin, hân hoan tiến
bước trên đường trọn lành. Đây mới là ý nghĩa đích thực và toàn vẹn mà chúng ta
phải hướng về.
Như vậy, hành hương Năm Thánh vừa
có ý nghĩa thể chất, vừa có ý nghĩa tâm linh. Chúng ta đến một nơi thánh để thờ
phượng Chúa, nhưng chúng ta cần đi vào nội tâm đời sống để gặp Ngài. Nhờ đó,
chúng ta cảm nhận tình yêu của Chúa, nhận ra thánh ý Ngài trên cuộc đời chúng
ta để canh tân đời sống, làm vững mạnh những bước chân lữ hành trên con đường
tiến về quê hương đích thực, là Nước Trời.
22.
- H. Đâu là ý nghĩa của việc mở Cửa Thánh?
- T. Nghi thức mở đầu Năm Thánh được ghi dấu bằng việc mở Cửa
Thánh đền thờ thánh Phêrô, cửa Nhà thờ Chánh tòa, hay cửa Nhà thờ được chỉ định,
đều mang tính biểu tượng. Khung cửa là một lời kêu gọi vượt qua: vượt qua từ một
thực tế này sang thực tế khác, vượt qua từ thế giới trần tục sang thế giới
thánh thiêng, vượt qua từ bóng tối đến ánh sáng... Chính thánh điện cũng được
coi như thiên môn. Nơi đền thờ Giêrusalem, người ta vượt qua cửa, tiến tới tận
nơi cực thánh, nơi chỉ một mình vị thượng tế được vào mỗi năm một lần ngày Lễ
Xá Giải.
Nếu Thánh Vịnh đã hát lên: “Cửa
công chính hãy mở cho tôi vào tạ ơn Chúa. Chính đây là Cửa Thiên Chúa, hỡi người
công chính hãy mau tiến vào” (Tv 118, 19-20), thì hình như ta cũng nghe vọng lại
lời của Chúa Giêsu: “Tôi là Cửa, ai qua Tôi mà vào, sẽ được cứu thoát” (Ga 10,
9). Vượt qua Cửa, chính là chấp nhận sự trung gian của Chúa Kitô, chính là qua
Ngài mà ta được thanh tẩy, được dẫn vào trong thâm tình của Chúa Cha. Chính Chúa
Giêsu đã nhìn nhận mình là Cửa duy nhất dẫn tới chuồng chiên đích thực là Nước
Trời. Vượt qua Cửa Thánh như thế, là trở nên một dấu chỉ sống động, mời gọi đức
tin lên đường.
Chủ đề Năm Thánh mừng Kim Khánh
Giáo phận Phú Cường là:
“SỐNG MẦU NHIỆM THÁNH THỂ VÀ
LOAN BÁO LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”
Chủ đề gợi lên 3 nội dung cần
tìm hiểu học hỏi. Đó là:
1.
Nội dung về thực thể
Giáo phận Phú Cường, vừa trải qua 50 năm lịch sử đời mình.
2.
Nội dung về Mầu nhiệm
Thánh Thể.
3.
Nội dung về sứ vụ
loan báo Lòng Chúa thương xót.
Ý nghĩa của logo Năm Thánh ( Mời xem lại bài logo Năm Thánh)