Tin Mừng Chúa Giê-su Ki tô theo Thánh Gio-an (Ga 2:1-11)
1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su.2 Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự.3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi."4 Đức Giê-su đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến."5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo."6
Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người
Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít
nước.7 Đức Giê-su bảo họ: "Các anh đổ đầy nước vào chum đi! " Và họ đổ đầy tới miệng.8 Rồi Người nói với họ: "Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc." Họ liền đem cho ông.9
Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hoá thành rượu (mà không biết rượu
từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại10
và nói: "Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới
đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ."11 Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
SUY NIỆM 1
Việc nước
lã biến thành rượu ngon do Chúa Giêsu thực hiện tại tiệc cưới ở Cana
miền Galilêa đã trở thành câu chuyện nổi tiếng trong dân Do Thái, đến
nỗi khi khách du lịch tới Israel không thể không tơi thăm vùng đất Cana
để thưởng thức loại rượu nho được sản xuất tại Cana như để mang lấy cảm
giác cũng được uống thử thứ rượu ngon được biến hoá từ nước mà Chúa
Giêsu đã làm cách đây hơn 2000 năm.
Trong khi người ta đua nhau nếm thử rượu để tìm cảm giác ngon miệng thì người ta quên đi mục đích của Chúa khi làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon, đó chính là để minh chứng cho các môn đệ tin rằng, Người là thứ rượu mà nhân loại đang cần tới.
Thật vậy, con người tuy đã uống nhiều thứ rượu ngon nhưng sao cuộc sống vẫn lạt lẽo như nước lã. Bởi những thứ rượu con người thưởng nếm chỉ là là những thú vui ích kỷ, nó chỉ cung ứng cho những nhu cầu hưởng thụ làm thoả mãn cho cái tôi cao ngạo, nó không tạo ra bất cứ một năng lực nào để kiến tạo niềm vui đích thật, bởi tự nó không tuôn trào tình yêu trao ban. Và vì vậy cuộc sống vẫn chất đày nỗi khổ đau, hận thù, bất công. Lối sống hưởng thụ ích kỷ đã tạo ra một lối sống vô cảm, thờ ơ và không còn sự nhảy cảm để cảm thông, tha thứ rộng lượng bao dung…
Chúa Giêsu chính là thứ rượu mà con ngừoi cần đến, rượu yêu thương. Vâng, việc Chúa biến nước lã thành rượu không để “loè” thiên hạ, hay là làm cho mình trở thành một thần tượng. Vinh quang trần gian không là điểu Chúa kiếm tìm, bởi đó cũng chỉ là thứ rượu tầm thường, Chúa không mang thứ rượu đó đến cho nhân loại. Chúa muốn ban tặng cho nhân loại “rượu ngon”, rượu được mang đến từ trời, đó chính là con người của Người, Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân ( x. Ph 2, 6-7), sống ở giữa phàm nhân để chia sẻ thân phận của con người, và cuối cùng là hiến thân chết trên Thập giá để cứu con người, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự chết mà bước vào vùng sáng của sự sống. Qủa thật, Đức Kitô đã trao cho nhân loại một thứ rượu hảo hạng có sức mang lại cho con người niềm hoan lạc bất tận, vì chính từ rượu đó con người nhận được niềm vui và hạnh phúc đích thật.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con được thưởng nếm rượu hằng sống, rượu được chiết xuất từ một tình yêu trao ban. Xin cho chúng con khi nếm rượu này cũng được biến đổi để trở thành rượu ngon cho tha nhân. Quả là một sự bất xứng biết bao nếu chúng con khi được thưởng nếm rượu mến thương mà lại không thực hiện yêu thương. Xin đừng để chúng con hưởng thụ ích kỷ nhưng luông nhìn đến nhu cầu của tha nhân để xẻ chia, để phục vụ . Amen
GKGĐ Giáo Phận Phú Cương
Trong khi người ta đua nhau nếm thử rượu để tìm cảm giác ngon miệng thì người ta quên đi mục đích của Chúa khi làm phép lạ hoá nước thành rượu ngon, đó chính là để minh chứng cho các môn đệ tin rằng, Người là thứ rượu mà nhân loại đang cần tới.
Thật vậy, con người tuy đã uống nhiều thứ rượu ngon nhưng sao cuộc sống vẫn lạt lẽo như nước lã. Bởi những thứ rượu con người thưởng nếm chỉ là là những thú vui ích kỷ, nó chỉ cung ứng cho những nhu cầu hưởng thụ làm thoả mãn cho cái tôi cao ngạo, nó không tạo ra bất cứ một năng lực nào để kiến tạo niềm vui đích thật, bởi tự nó không tuôn trào tình yêu trao ban. Và vì vậy cuộc sống vẫn chất đày nỗi khổ đau, hận thù, bất công. Lối sống hưởng thụ ích kỷ đã tạo ra một lối sống vô cảm, thờ ơ và không còn sự nhảy cảm để cảm thông, tha thứ rộng lượng bao dung…
Chúa Giêsu chính là thứ rượu mà con ngừoi cần đến, rượu yêu thương. Vâng, việc Chúa biến nước lã thành rượu không để “loè” thiên hạ, hay là làm cho mình trở thành một thần tượng. Vinh quang trần gian không là điểu Chúa kiếm tìm, bởi đó cũng chỉ là thứ rượu tầm thường, Chúa không mang thứ rượu đó đến cho nhân loại. Chúa muốn ban tặng cho nhân loại “rượu ngon”, rượu được mang đến từ trời, đó chính là con người của Người, Đấng vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân ( x. Ph 2, 6-7), sống ở giữa phàm nhân để chia sẻ thân phận của con người, và cuối cùng là hiến thân chết trên Thập giá để cứu con người, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự chết mà bước vào vùng sáng của sự sống. Qủa thật, Đức Kitô đã trao cho nhân loại một thứ rượu hảo hạng có sức mang lại cho con người niềm hoan lạc bất tận, vì chính từ rượu đó con người nhận được niềm vui và hạnh phúc đích thật.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con được thưởng nếm rượu hằng sống, rượu được chiết xuất từ một tình yêu trao ban. Xin cho chúng con khi nếm rượu này cũng được biến đổi để trở thành rượu ngon cho tha nhân. Quả là một sự bất xứng biết bao nếu chúng con khi được thưởng nếm rượu mến thương mà lại không thực hiện yêu thương. Xin đừng để chúng con hưởng thụ ích kỷ nhưng luông nhìn đến nhu cầu của tha nhân để xẻ chia, để phục vụ . Amen
GKGĐ Giáo Phận Phú Cương
SUY NIỆM 2
Phép lạ đầu tiênTheo thánh sử Gioan, phép lạ
nước hóa thành rượu là phép lạ đầu tiên. Vì thế, phép lạ này mang ý
nghĩa đặc biệt. Tương tự như dụ ngôn “Người Gieo Giống”; đó là dụ ngôn
đầu tiên liên quan đến các dụ ngôn, đến lời của Đức Giêsu, đến sứ mạng
của Người và diễn tả tất cả các mầu nhiệm lớn của đức tin: sáng tạo,
lịch sử cứu độ, Nhập Thể, Thánh Thể và Vượt Qua.
(1) Vì là phép lạ đầu tiên, nên có thể nói, phép lạ nước hóa thành rượu là “phép lạ mẹ”, phép lạ của các phép lạ. Vì phép lạ này định hướng cho mọi phép lạ, và cho chính sứ mạng của Đức Giê-su; vì thế, Ngài đã hành động, cho dù có vẻ như chưa đến “Giờ của Ngài”. Đó là phục vụ sự sống, như chính Người tuyên bố: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28). Thế mà, sự sống được lưu truyền qua hôn nhân: tất cả chúng ta đều là “hoa trái” của bí tích và đời sống hôn nhân Chúa ban cho cha mẹ!
(2) Hơn nữa, con người không chỉ sống bằng lương thực, vốn vừa là của ăn vừa là hình ảnh diễn tả mọi phương tiện để sống, sinh hoạt…, nhưng còn sống bằng tương quan nữa, tương quan tình bạn tình yêu, đón nhận, bao dung, chia sẻ, hiệp thông. Thế mà, rượu ngon cưu mang cả hai chiều kích này. Thật vậy, theo khuôn mẫu của bí tích Thánh Thể, phép lạ này hướng tới chiều kích căn bản của sự sống là tương quan, nhưng lại không bỏ qua những phương tiện cụ thể tạo nên tương quan, đó là “rượu ngon”. Vì thế, sau này, các phép lạ chữa bệnh luôn hướng tới ơn tha tội, nghĩa là phục hồi tương quan với Chúa, với mình và với nhau.
(3)
Trong tiệc cưới Cana, Đức Giê-su đã bày tỏ Ngài mới là “Tân Lang”,
nghĩa là người đã mang lại rượu ngon dư tràn trong tiệc cưới. Sau này,
Ngài sẽ thực sự trở thành “Tân Lang” mới và đích thật, ban cho chúng ta
“rượu tuyệt hảo” là chính Máu của Ngài, để cho con người được sống và
sống dồi dào (x. Ga 10, 10).
Như thế, tất cả các phép lạ đều hướng về “dấu lạ chữa lành” của Thập Giá, vì đó dấu lạ chữa lành và phục hồi sự sống của con người cách triệt để, và sức khỏe, thân thể lành lặn, ăn uống chỉ là tạm thời và là dấu chỉ của ơn chữa lành viên mãn.
2. “Có tiệc cưới tại Cana”
a. Khung cảnh tiệc cưới
Trình thật Tin Mừng kể lại tiệc cưới diễn ra vào “ngày thứ ba”; và trước đó, Đức Giêsu đã bắt đầu thu nhận các môn đệ. Chính vì thế, họ có mặt cùng với Đức Giêsu tại tiệc cưới.
Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự.
(c. 1-2)
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm tiệc cưới. Nếu không phải tiệc cưới của mình, thì tiệc cưới của người khác! Nhất là của những người thân yêu hay của những người bạn, mà chúng ta có cơ hội tham dự, thậm chí đóng góp! Cho dù là tiệc cưới của người khác, nhưng cũng đủ, để chúng ta dễ dàng hình dung ra khung cảnh và có thể chiêm ngắm, hoặc áp dụng ngũ quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm và đụng.
Vậy, chúng ta hãy nhìn ngắm khung cảnh đám cưới, ghi nhận và cố gắng đi vào ý nghĩa của đám cưới, theo gương của Đức Maria, Mẹ của chúng ta: “ghi nhớ mọi biến cố và suy niệm trong lòng” (2, 19), “giữ lại mọi biến cố trong lòng” (2, 51). Đặc biệt, chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của đám cưới đối với đời người, gia đình, xã hội và Giáo Hội nữa. Ngoài ra, trong lịch sử cứu độ, đám cưới còn là những bước ngoặt quyết định: đám cưới nguyên thủy giữa Ông Bà Tổ Adam và Eva; sau đó là các biến cố hôn nhân vào thời các tổ phụ khởi đi từ tổ phụ Abraham, như bản gia phả trình bày cho chúng ta (x. Mt 1, 1-17). Đám cưới và đời sống hôn nhân là hình ảnh diễn tả cách đặc biệt:
Khi chiêm ngắm tiệc cưới, chúng ta hãy chú ý đặc biệt đến Đức Maria, và nhóm Đức Giêsu và các môn đệ. Trước hết, chúng ta cùng hiện diện với Đức Maria và đi vào tâm tư của Mẹ: Mẹ đã hiện diện ra sao trong đám cưới, để có thể biết được sự cố hết rượu giữa chừng và tại sao mẹ lại đi nói với Đức Giêsu:
Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi Họ hết rượu rồi!”
Dường như các ngài đến đến từ hai “thiệp mời” khác nhau. Giống như ở Việt Nam, trong tiệc cưới, có những vị khách vừa đến dự tiệc, nhưng vừa phụ việc nữa, chẳng hạn người thân, bạn bè, hàng xóm; và có những khách mời chỉ đến dự tiệc rồi về. Giả định này giúp chúng ta hiểu hai phản ứng khác nhau, một của Đức Mẹ và một của Đức Giê-su. Trong tiệc cưới, Đức Maria đã hiện diện không như khách, nhưng như thành viên đóng góp vào niềm vui, chính vì thế Mẹ biết rõ tình trạng thiếu rượu; và có lẽ chúng ta đã có kinh nghiệm dự đám cưới như Đức Maria.
Hết rượu là mất vui, là đụng chạm đến ý nghĩa của đám cưới. Thật vậy, ở Palestine và những dân tộc quanh biển Địa Trung Hải, rượu không chỉ cần cho bữa tiệc, nhưng còn tượng trưng cho niềm vui gặp gỡ. Để hiểu sự nghiêm trọng của sự cố hết rượu trong tiệc cưới, chúng ta có thể nhớ lại những bữa ăn đãi khách trong gia đình chúng ta: giữa chừng thì hết rượu hay hết bia! Trước sự cố này, Đức Giêsu có vẻ giữ khoảng cách, khi nói:
Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?
Giờ của tôi chưa đến.
Lời nói này làm chúng ta nhớ lại lời nói Người thưa với cha mẹ phải “cực khổ” tìm kiếm Người, ở Đền Thờ, lúc Đức Giêsu mười hai tuổi : « Tại sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? » (Lc 2, 49). Tuy nhiên, chúng ta được mời gọi “suy đi nghĩ lại” và nhận ra cả hai lời nói đều mang nặng ý nghĩa: Đức Maria phản ứng như người Mẹ hiền từ và như người hàng xóm tốt bụng, còn Đức Giêsu thì sống cho giờ của Người, nghĩa là cho kế hoạch của Chúa Cha.
Tuy vậy, mẹ vẫn tin tưởng nơi Đức Giêsu. Giờ của Ngài chưa tới, nhưng Mẹ tin rằng Đức Giêsu có thể « chỉnh giờ » lại. Hay một cách sâu xa hơn, Đức Mẹ còn hiểu rõ hơn cả Đức Giê-su về ý muốn của Chúa Cha ; theo Mẹ, « Giờ » của Đức Giê-su, con của Mẹ, đã đến rồi, đã đến lúc phải hành động rồi và hành động từ đây, từ biến cố đám cưới hết rượu giữa chừng; vì biến cố tuy hạn hẹp, nhưng tượng trưng cho sự sống và Đức Giê-su đến là để phục vụ cho sự sống, để làm cho con người được sống và sống dồi dào. Hơn nữa, rượu ngon còn diễn ra cách con của Mẹ phục vụ cho sự sống, như Người sẽ nói: « Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người » (Mt 20, 28).
3. Sáu chum nước và rượu ngon
Quả thực, Đức Giêsu đã hành động : vừa đáp lại lời cầu bầu của Đức Maria để cứu bữa tiệc, vừa mở rộng ý nghĩa của hành động này. Sáu chum nước lớn, vốn dùng để thanh tẩy, theo Luật cũ và đức công chính cũ, Ngài sẽ làm cho trở nên viên mãn khi làm cho chúng trở thành rượu, tượng trưng cho ơn tha thứ, hòa giải và niềm vui, cho đức công chính của Đức Giê-su, mà Thiên Chúa trao ban nhưng không cho loài người và cho mỗi người chúng ta. Tiến trình biến đổi ra sao, không ai biết, nhưng người quản tiệc công khai xác nhận hoa trái, đó là rượu ngon. Sự hiện diện và quyền năng của Chúa cũng vậy, thật kín đáo và mầu nhiệm, chúng ta chỉ nhận ra kết quả lạ lùng trong lịch sử và cuộc đời chúng ta mà thôi.
Hình ảnh nước biến thành rượu do quyền năng của Đức Giêsu và sự can thiệp của Đức Maria rất phù hợp với con người và cuộc đời của chúng ta : chúng ta cũng nhặt nhẽo như nước rô-bi-nê ! Từ nước lạt lẽo, thành rượu, rượu ngon tràn trề, từ bất xứng (vì thế cần được thanh tẩy bằng dấu chỉ nước) sang phục hồi phẩm cách trọn vẹn (trường hợp người con hoang đàng trở về), từ lo sợ sang niềm vui tràn trề. Hình ảnh “đổ đầy tới miệng” diễn tả sự trọn vẹn và dư tràn. Thực vậy, cuộc đời chúng ta, hành trình theo Chúa của chúng ta trong ơn gọi, có thể ví như một niềm vui đứt đoạn ; một hành trình lạt lẽo : xin Mẹ quan tâm phù hộ, cầu bầu và xin Chúa hành động để ban niềm vui và làm cho thơm ngon như rượu mới của tiệc cưới Cana.
Như thế, Đức Giêsu không chỉ đáp ứng, nhưng còn đáp ứng quá sự chờ đợi, cả về số lượng lẫn chất lượng, để hướng chúng ta về ơn huệ sự sống viên mãn Ngài sẽ trao bình an. Đó là dấu chỉ của ân sủng thần linh, tương tư như dấu chỉ bánh hóa nhiều. Thật vậy, thánh sử Gioan kể lại:
Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
(c. 11)
Phép lạ nhỏ bé, nhưng lại bày bỏ “vinh quang” của Đức Giê-su, nghĩa là bày tỏ căn tính Con Thiên Chúa và Ngôi Lời Thiên Chúa của Người. Xin cho chúng ta cũng nhận ra dấu lạ “nước hóa rượu”, Chúa thực hiện nơi cuộc đời chúng ta, khi ban cho chúng ta đức tin và mời gọi chúng ta đi theo Người trong đời sống hôn nhân hay đời sống thánh hiến, để làm chứng về lòng thương xót và “vinh quang” của Người.
Lời trách của ông quản tiệc đối với tân lang: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ” (c. 10) cho phép chúng ta nhận ra rằng, lúc này Đức Giêsu mới là « Tân Lang » thật, trong mức độ chính Người ban rượu ngon dư tràn. Thực vậy, Đức Giêsu mới là Tân Lang của một tiệc cưới mới, niềm vui mới, sự sống mới (nơi không còn dựng vợ gả chồng) và tương quan mới (vì nghe và sống Lời Thiên Chúa).
Người bảo gì các anh cứ làm theo.
Đây là lời nói cuối cùng của Đức Maria, không chỉ dành cho những người phục vụ tiệc cưới, nhưng còn cho người môn đệ của Đức Giê-su, nam cũng như nữ, thuộc mọi thời, trong đó có chúng ta hôm nay, vì đó còn là “Mầu Nhiệm Sự Sáng” thứ hai. Chúng ta hãy suy niệm thật lâu lời này, để hiểu Đức Maria, hiểu tương quan của Đức Maria trong quá khứ và tương lai với Đức Giê-su. Lời này của Mẹ giống với lời của Chúa Cha trong biến cố Biến hình: “Hãy nghe lời Ngài”.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
[1] Đúng là trong thực tế cuộc sống, hình ảnh đôi vợ chồng là hình ảnh hiển nhiên nhất của hạnh phúc con người. Vì thế, vào dịp đám cưới, người thân thuộc và bạn bè thường cầu chúc cho đôi tân hôn : trăm năm hạnh phúc, con đàn cháu đống, trăm năm đầu bạc… Ngược lại, vào ngày truyên khấn, các tu sĩ nam nữ thường nhận được những lời cầu chúc, đồng thời cũng là những lời khuyên : can đảm hi sinh, bền đỗ chịu đựng, kiên trì vác thập giá, chịu thương chịu khó, nhẫn nhục chịu đựng, hãm mình khổ chế… Ngoài ra, theo ngôn ngữ Kinh Thánh, hôn nhân còn là hình ảnh của Giao Ước giữa Thiên Chúa với con người, giữa Đức Kitô và Giáo Hội.
Tuy nhiên, hôn nhân không phải là hình ảnh có tính quyết định của Nước Trời. Hình ảnh quyết định của Nước Trời là tình « huynh đệ » giữa mọi người trong Đức Giêsu Kitô, và theo khuôn mẫu của Người trong « Gia Đình Mới », là tương quan thân thuộc bởi Lời Chúa, mà Đời Thánh Hiến sống và làm chứng. Hình ảnh mà ngay bây giờ thật đáng giá và thật cao quí để chúng ta dâng hiến cả cuộc đời để đón nhận với tâm tình cảm mến và ca tụng. Đó thực sự là một niềm vui và một hạnh phúc được kinh nghiệm ngay ở đời này và loan báo niềm vui và hạnh phúc viên mãn đời sau. Nếu hiểu như vậy, phải chăng chúng ta nên thay đổi lời cầu chúc dành cho những người sống đời dâng hiến ?
(1) Vì là phép lạ đầu tiên, nên có thể nói, phép lạ nước hóa thành rượu là “phép lạ mẹ”, phép lạ của các phép lạ. Vì phép lạ này định hướng cho mọi phép lạ, và cho chính sứ mạng của Đức Giê-su; vì thế, Ngài đã hành động, cho dù có vẻ như chưa đến “Giờ của Ngài”. Đó là phục vụ sự sống, như chính Người tuyên bố: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28). Thế mà, sự sống được lưu truyền qua hôn nhân: tất cả chúng ta đều là “hoa trái” của bí tích và đời sống hôn nhân Chúa ban cho cha mẹ!
(2) Hơn nữa, con người không chỉ sống bằng lương thực, vốn vừa là của ăn vừa là hình ảnh diễn tả mọi phương tiện để sống, sinh hoạt…, nhưng còn sống bằng tương quan nữa, tương quan tình bạn tình yêu, đón nhận, bao dung, chia sẻ, hiệp thông. Thế mà, rượu ngon cưu mang cả hai chiều kích này. Thật vậy, theo khuôn mẫu của bí tích Thánh Thể, phép lạ này hướng tới chiều kích căn bản của sự sống là tương quan, nhưng lại không bỏ qua những phương tiện cụ thể tạo nên tương quan, đó là “rượu ngon”. Vì thế, sau này, các phép lạ chữa bệnh luôn hướng tới ơn tha tội, nghĩa là phục hồi tương quan với Chúa, với mình và với nhau.
ĐỨC KI-TÔ đến để phục vụ
cho SỰ SỐNG của con người | |
Thể lý chữa bệnh, hồi sinh, cho ăn… | Tương quan Tha tội, kêu gọi, qui tụ, mời gọi tha thứ, đón nhận, yêu thương… |
BÍ TÍCH THÁNH THỂ
|
Như thế, tất cả các phép lạ đều hướng về “dấu lạ chữa lành” của Thập Giá, vì đó dấu lạ chữa lành và phục hồi sự sống của con người cách triệt để, và sức khỏe, thân thể lành lặn, ăn uống chỉ là tạm thời và là dấu chỉ của ơn chữa lành viên mãn.
2. “Có tiệc cưới tại Cana”
a. Khung cảnh tiệc cưới
Trình thật Tin Mừng kể lại tiệc cưới diễn ra vào “ngày thứ ba”; và trước đó, Đức Giêsu đã bắt đầu thu nhận các môn đệ. Chính vì thế, họ có mặt cùng với Đức Giêsu tại tiệc cưới.
Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự.
(c. 1-2)
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm tiệc cưới. Nếu không phải tiệc cưới của mình, thì tiệc cưới của người khác! Nhất là của những người thân yêu hay của những người bạn, mà chúng ta có cơ hội tham dự, thậm chí đóng góp! Cho dù là tiệc cưới của người khác, nhưng cũng đủ, để chúng ta dễ dàng hình dung ra khung cảnh và có thể chiêm ngắm, hoặc áp dụng ngũ quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm và đụng.
Vậy, chúng ta hãy nhìn ngắm khung cảnh đám cưới, ghi nhận và cố gắng đi vào ý nghĩa của đám cưới, theo gương của Đức Maria, Mẹ của chúng ta: “ghi nhớ mọi biến cố và suy niệm trong lòng” (2, 19), “giữ lại mọi biến cố trong lòng” (2, 51). Đặc biệt, chúng ta cần nhận ra tầm quan trọng của đám cưới đối với đời người, gia đình, xã hội và Giáo Hội nữa. Ngoài ra, trong lịch sử cứu độ, đám cưới còn là những bước ngoặt quyết định: đám cưới nguyên thủy giữa Ông Bà Tổ Adam và Eva; sau đó là các biến cố hôn nhân vào thời các tổ phụ khởi đi từ tổ phụ Abraham, như bản gia phả trình bày cho chúng ta (x. Mt 1, 1-17). Đám cưới và đời sống hôn nhân là hình ảnh diễn tả cách đặc biệt:
- Tình yêu. Hai người chọn nhau và được ban cho nhau.
- Hạnh phúc. Trong tiệc cưới, người ta thường chúc cho đôi tân hôn “trăm năm hạnh phúc”[1].
- Lưu truyền sự sống. Hôn nhân được Thiên Chúa chuẩn nhận và trao ban sứ mạng lưu truyền sự sống, vốn là hình ảnh của sự sống viên mãn. Và cùng với sự sống, các phong tục tập quán văn hóa và tôn giáo được lưu truyền cách bền vững. Vì thế, Đức Giê-su hay dùng hình ảnh tiệc cưới trong các dụ ngôn nói về Nước Trời.
Khi chiêm ngắm tiệc cưới, chúng ta hãy chú ý đặc biệt đến Đức Maria, và nhóm Đức Giêsu và các môn đệ. Trước hết, chúng ta cùng hiện diện với Đức Maria và đi vào tâm tư của Mẹ: Mẹ đã hiện diện ra sao trong đám cưới, để có thể biết được sự cố hết rượu giữa chừng và tại sao mẹ lại đi nói với Đức Giêsu:
Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người: “Họ hết rượu rồi Họ hết rượu rồi!”
Dường như các ngài đến đến từ hai “thiệp mời” khác nhau. Giống như ở Việt Nam, trong tiệc cưới, có những vị khách vừa đến dự tiệc, nhưng vừa phụ việc nữa, chẳng hạn người thân, bạn bè, hàng xóm; và có những khách mời chỉ đến dự tiệc rồi về. Giả định này giúp chúng ta hiểu hai phản ứng khác nhau, một của Đức Mẹ và một của Đức Giê-su. Trong tiệc cưới, Đức Maria đã hiện diện không như khách, nhưng như thành viên đóng góp vào niềm vui, chính vì thế Mẹ biết rõ tình trạng thiếu rượu; và có lẽ chúng ta đã có kinh nghiệm dự đám cưới như Đức Maria.
Hết rượu là mất vui, là đụng chạm đến ý nghĩa của đám cưới. Thật vậy, ở Palestine và những dân tộc quanh biển Địa Trung Hải, rượu không chỉ cần cho bữa tiệc, nhưng còn tượng trưng cho niềm vui gặp gỡ. Để hiểu sự nghiêm trọng của sự cố hết rượu trong tiệc cưới, chúng ta có thể nhớ lại những bữa ăn đãi khách trong gia đình chúng ta: giữa chừng thì hết rượu hay hết bia! Trước sự cố này, Đức Giêsu có vẻ giữ khoảng cách, khi nói:
Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?
Giờ của tôi chưa đến.
Lời nói này làm chúng ta nhớ lại lời nói Người thưa với cha mẹ phải “cực khổ” tìm kiếm Người, ở Đền Thờ, lúc Đức Giêsu mười hai tuổi : « Tại sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? » (Lc 2, 49). Tuy nhiên, chúng ta được mời gọi “suy đi nghĩ lại” và nhận ra cả hai lời nói đều mang nặng ý nghĩa: Đức Maria phản ứng như người Mẹ hiền từ và như người hàng xóm tốt bụng, còn Đức Giêsu thì sống cho giờ của Người, nghĩa là cho kế hoạch của Chúa Cha.
Tuy vậy, mẹ vẫn tin tưởng nơi Đức Giêsu. Giờ của Ngài chưa tới, nhưng Mẹ tin rằng Đức Giêsu có thể « chỉnh giờ » lại. Hay một cách sâu xa hơn, Đức Mẹ còn hiểu rõ hơn cả Đức Giê-su về ý muốn của Chúa Cha ; theo Mẹ, « Giờ » của Đức Giê-su, con của Mẹ, đã đến rồi, đã đến lúc phải hành động rồi và hành động từ đây, từ biến cố đám cưới hết rượu giữa chừng; vì biến cố tuy hạn hẹp, nhưng tượng trưng cho sự sống và Đức Giê-su đến là để phục vụ cho sự sống, để làm cho con người được sống và sống dồi dào. Hơn nữa, rượu ngon còn diễn ra cách con của Mẹ phục vụ cho sự sống, như Người sẽ nói: « Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người » (Mt 20, 28).
3. Sáu chum nước và rượu ngon
Quả thực, Đức Giêsu đã hành động : vừa đáp lại lời cầu bầu của Đức Maria để cứu bữa tiệc, vừa mở rộng ý nghĩa của hành động này. Sáu chum nước lớn, vốn dùng để thanh tẩy, theo Luật cũ và đức công chính cũ, Ngài sẽ làm cho trở nên viên mãn khi làm cho chúng trở thành rượu, tượng trưng cho ơn tha thứ, hòa giải và niềm vui, cho đức công chính của Đức Giê-su, mà Thiên Chúa trao ban nhưng không cho loài người và cho mỗi người chúng ta. Tiến trình biến đổi ra sao, không ai biết, nhưng người quản tiệc công khai xác nhận hoa trái, đó là rượu ngon. Sự hiện diện và quyền năng của Chúa cũng vậy, thật kín đáo và mầu nhiệm, chúng ta chỉ nhận ra kết quả lạ lùng trong lịch sử và cuộc đời chúng ta mà thôi.
Hình ảnh nước biến thành rượu do quyền năng của Đức Giêsu và sự can thiệp của Đức Maria rất phù hợp với con người và cuộc đời của chúng ta : chúng ta cũng nhặt nhẽo như nước rô-bi-nê ! Từ nước lạt lẽo, thành rượu, rượu ngon tràn trề, từ bất xứng (vì thế cần được thanh tẩy bằng dấu chỉ nước) sang phục hồi phẩm cách trọn vẹn (trường hợp người con hoang đàng trở về), từ lo sợ sang niềm vui tràn trề. Hình ảnh “đổ đầy tới miệng” diễn tả sự trọn vẹn và dư tràn. Thực vậy, cuộc đời chúng ta, hành trình theo Chúa của chúng ta trong ơn gọi, có thể ví như một niềm vui đứt đoạn ; một hành trình lạt lẽo : xin Mẹ quan tâm phù hộ, cầu bầu và xin Chúa hành động để ban niềm vui và làm cho thơm ngon như rượu mới của tiệc cưới Cana.
Như thế, Đức Giêsu không chỉ đáp ứng, nhưng còn đáp ứng quá sự chờ đợi, cả về số lượng lẫn chất lượng, để hướng chúng ta về ơn huệ sự sống viên mãn Ngài sẽ trao bình an. Đó là dấu chỉ của ân sủng thần linh, tương tư như dấu chỉ bánh hóa nhiều. Thật vậy, thánh sử Gioan kể lại:
Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
(c. 11)
Phép lạ nhỏ bé, nhưng lại bày bỏ “vinh quang” của Đức Giê-su, nghĩa là bày tỏ căn tính Con Thiên Chúa và Ngôi Lời Thiên Chúa của Người. Xin cho chúng ta cũng nhận ra dấu lạ “nước hóa rượu”, Chúa thực hiện nơi cuộc đời chúng ta, khi ban cho chúng ta đức tin và mời gọi chúng ta đi theo Người trong đời sống hôn nhân hay đời sống thánh hiến, để làm chứng về lòng thương xót và “vinh quang” của Người.
Lời trách của ông quản tiệc đối với tân lang: “Ai ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ” (c. 10) cho phép chúng ta nhận ra rằng, lúc này Đức Giêsu mới là « Tân Lang » thật, trong mức độ chính Người ban rượu ngon dư tràn. Thực vậy, Đức Giêsu mới là Tân Lang của một tiệc cưới mới, niềm vui mới, sự sống mới (nơi không còn dựng vợ gả chồng) và tương quan mới (vì nghe và sống Lời Thiên Chúa).
* * *
Chúng
ta cũng cần chú ý, Đức Maria vẫn không rời Đức Giêsu trong thời gian sứ
vụ công khai của Ngài (c. 2 và 12). Các Tin Mừng hầu như không nói gì
về Đức Maria trong cuộc đời công khai, nhưng rõ ràng Đức Maria đi theo
Đức Giêsu. Ở đây và một vài dịp khác, và nhất là dưới chân Thập Giá (bài
Tin Mừng ngày lễ Đức Mẹ sầu bi, ngày 15 tháng 09), khi mà các môn đệ bỏ
trốn hết. Nhưng tương quan giữa hai Mẹ Con từ từ được biến đổi cách sâu
xa, như chính Đức Giê-su sẽ tuyên bố: “Mẹ tôi và anh chị em của tôi là
những người lắng nghe và sống Lời Chúa”. Điều này thật ra đã được chuần
bị từ từ, và biến cố lúc Đức Giêsu mười hai tuổi cho thấy điều đó. Giống
như trong đời sống dâng hiến, “từ bỏ” gia đình, không có nghĩa là không
còn tương quan với gia đình và những người thân yêu, nhưng để cho Lời
Chúa tái tạo thành ttương quan mới của Nước Trời. Vậy, khi chiêm ngắm
Đức Giê-su trong đời sống công khai, chúng ta đừng quên chiêm ngắm cách
Đức Maria đi theo Đức Giêsu.Người bảo gì các anh cứ làm theo.
Đây là lời nói cuối cùng của Đức Maria, không chỉ dành cho những người phục vụ tiệc cưới, nhưng còn cho người môn đệ của Đức Giê-su, nam cũng như nữ, thuộc mọi thời, trong đó có chúng ta hôm nay, vì đó còn là “Mầu Nhiệm Sự Sáng” thứ hai. Chúng ta hãy suy niệm thật lâu lời này, để hiểu Đức Maria, hiểu tương quan của Đức Maria trong quá khứ và tương lai với Đức Giê-su. Lời này của Mẹ giống với lời của Chúa Cha trong biến cố Biến hình: “Hãy nghe lời Ngài”.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
[1] Đúng là trong thực tế cuộc sống, hình ảnh đôi vợ chồng là hình ảnh hiển nhiên nhất của hạnh phúc con người. Vì thế, vào dịp đám cưới, người thân thuộc và bạn bè thường cầu chúc cho đôi tân hôn : trăm năm hạnh phúc, con đàn cháu đống, trăm năm đầu bạc… Ngược lại, vào ngày truyên khấn, các tu sĩ nam nữ thường nhận được những lời cầu chúc, đồng thời cũng là những lời khuyên : can đảm hi sinh, bền đỗ chịu đựng, kiên trì vác thập giá, chịu thương chịu khó, nhẫn nhục chịu đựng, hãm mình khổ chế… Ngoài ra, theo ngôn ngữ Kinh Thánh, hôn nhân còn là hình ảnh của Giao Ước giữa Thiên Chúa với con người, giữa Đức Kitô và Giáo Hội.
Tuy nhiên, hôn nhân không phải là hình ảnh có tính quyết định của Nước Trời. Hình ảnh quyết định của Nước Trời là tình « huynh đệ » giữa mọi người trong Đức Giêsu Kitô, và theo khuôn mẫu của Người trong « Gia Đình Mới », là tương quan thân thuộc bởi Lời Chúa, mà Đời Thánh Hiến sống và làm chứng. Hình ảnh mà ngay bây giờ thật đáng giá và thật cao quí để chúng ta dâng hiến cả cuộc đời để đón nhận với tâm tình cảm mến và ca tụng. Đó thực sự là một niềm vui và một hạnh phúc được kinh nghiệm ngay ở đời này và loan báo niềm vui và hạnh phúc viên mãn đời sau. Nếu hiểu như vậy, phải chăng chúng ta nên thay đổi lời cầu chúc dành cho những người sống đời dâng hiến ?