Hỏi: Thưa cha, Người Công giáo có được phép chưng trái cây lên
bàn thờ người đã khuất? và có được phép nói: “Người chết thiêng phù hộ
cho con cháu làm ăn, học hành tấn tới không?”(Lê Minh Hoàng, TP.HCM)
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Bạn Minh Hoàng thân mến, câu hỏi của bạn rất hợp cho tháng Mười Một ,tháng các Linh hồn, tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời.
Bạn Minh Hoàng thân mến, câu hỏi của bạn rất hợp cho tháng Mười Một ,tháng các Linh hồn, tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời.
Đi
sâu vào văn hóa, phong tục, ba ngày Tết nguyên đán, các cha thừa sai đã
để ý tới phong tục Việt Nam, nên đã dạy: Mồng Một thờ lạy Đức Chúa Cha,
lần hạt năm chục cầu cho ông bà tổ tiên, Mồng Hai thờ lạy Đức Chua Con
cầu cho các linh hồn ở Luyện ngục, Mồng Ba thờ lạy Đức Chúa Thánh Thần
lần hạt năm chục cầu cho được bằng yên. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện
nay dạy: Mồng Một Tết cầu cho được bình an, Mồng Hai Tết kính nhớ tổ
tiên và ông bà cha mẹ, Mồng Ba Tết thánh hóa công ăn việc làm.
Cái
sợ nhất của các ngài là sợ mắc vào tội thờ ngẫu tượng, mê tín dị đoan
nên đã có những tranh luận, cãi nhau ở Việt Nam và ngay ở Tòa Thánh. Sắc
lệnh Ex Quo singulari năm 1742 của Đức Giáo hoàng Bênêdictô 14 cấm
những hình thức thờ người quá cố, các nhân vật có công với xã hội, với
nghề nghiệp như là thần linh. Cho phép dùng từ ngữ Thiên Chúa, không cho
dùng từ ngữ “thiên, thượng đế, kính thiên “ v.v .
Mãi
sau nầy, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã xin phép Tòa Thánh cho tín hữu
Việt Nam được tôn kính tổ tiên, các anh hùng của đất nước vì đây chỉ là
cách bày tỏ lòng hiếu thảo, kính mến tổ tiên người có công trạng theo ý
nghĩa phần đời.
Theo Thông tủ của Hội Đồng Giám mục Việt Nam ngày 14-9-1965, ta phân biệt :
a/
Những việc chỉ có tính cách dân sự trần thế với mục đích nhớ ơn, tuyên
dương công trạng, bày tỏ hiếu thảo thì làm và tham dự chủ động. Thí dụ:
lập bàn thờ tổ tiên ở trong nhà có chưng hoa quả (nhưng phải dưới bàn
thờ Chúa, Đức Mẹ, Các Thánh) treo hình ảnh người quá cố, dựng tượng, lễ
tưởng niệm người có công trạng với quê hương v.v.
b.
Những lễ có tính tôn giáo để thờ lạy người quá cố, xem hương hồn người
quá cố về hưởng các lễ vật chất: rõ ràng không hợp với Giáo lý Công
giáo, những lễ kính các nhân vật, các thánh tổ như là thần linh như là
Thiên Chúa đều là hình thức thờ ngẫu tượng trái với Giáo lý Công giáo cử
hành ở nơi nào nhất là nơi thờ tự, tín hữu Công giáo không được tham
dự. Nếu cần thiết vì phép xã giao v.v. thì chỉ hiện diện như vị khách
(hiện diện cách thụ động).
c.
Những việc lẫn lộn giữa tôn thờ ngẫu tương và tôn kính thánh tổ, hoặc
người quá cố, phải căn cứ vào phép lịch sử và lòng hiếu thảo thì cần
theo dư luận chung của địa phương đó để tìm ra cho mình một thài độ
thích hợp khi mình có mặt tai buổi lễ đó.
Chung
quanh vấn đề báo hiếu người quá cố, Hội Thánh cấm những gì không hợp
với Giáo lý Công giáo, thí dụ: thắt hồn bạch, thu hồn bạch (tấm lụa hoặc
tấm vải trắng dài đặt trên ngực người hấp hối, khi bệnh nhân tắt thở,
tầm vải thâu lấy hơi thở cuối cùng và thắt tấm vải thành hình người để
thờ trên bàn thờ sau bát hương. Khi tế đề chủ, người ta thâu hồn bạch,
rồi viết tên húy, tên họ, quan chức người quá cố vào hai mảnh gỗ do quan
đề chủ viết và gia đình thờ người quá cố ở bài vị đó).
Về
việc ăn của cúng, thánh Phaolô dạy giáo dân Corintô: “Nếu có người
ngoại giáo nào mời anh em đi ăn tiệc, anh em bằng lòng đi thì người ta
dọn gì anh em cứ ăn, đừng có gạn hỏi vì cớ lương tâm”. Nhưng nếu có ai
bảo : “Đó là đồ cúng thần thì anh em đừng ăn vì người ta đã mách bảo
(1Cor 10, 27-30). Ăn trong đám tế thần ở nơi thờ tự của họ: không được
(Văn thư Tòa Thánh năm 1768 và 1844 ). Người trong nhà ăn của cúng như
ăn cơm thường vì ngoài của cúng chủ nhà không còn nấu gì nữa. Hành khất
xin của ăn người mua bán ở chợ dầu là của cúng đều được dùng.
Như vậy, ta có thể chưng hoa quả, trái cây nơi bàn thờ kính nhớ người quá cố.
Ta
cũng có thể nói: xin ông bà, cha mẹ… cầu nguyện xin Chúa cho con cái
khỏe mạnh, làm ăn tấn tới được vì chúng ta dựa vào lòng nhân lành của
Thiên Chúa ban cho các Ngài ở trên trời hoặc nếu ở trong luyện ngục cũng
cầu xin Chúa cho con cháu được vì mầu nhiệm Các Thánh thông công .
Lm Fx Nguyễn hùng Oánh
Mùng hai Tết có nên làm lễ ngoài nghĩa trang?
Hằng năm, ngày mồng Hai Tết Nguyên Đán, Giáo hội Việt Nam có
truyền thống cử hành lễ ngoại lịch: kính nhớ Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ.
Ảnh minh họa: gpkontum.com |
Đa phần các giáo xứ cử hành Thánh lễ này trong nhà thờ (có bàn thờ Tổ tiên)
với màu phụng vụ trắng (hay vàng) theo lịch Phụng vụ Công giáo. Tuy
nhiên cũng không ít giáo xứ cử hành Thánh lễ này tại nghĩa trang với màu
phụng vụ tím để cầu nguyện cho các linh hồn Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ.
Trong bài viết này xin trình bày một suy nghĩ: Có nên cử hành Thánh lễ tại nghĩa trang vào ngày mồng Hai Tết không?
I. Dưới góc nhìn Phụng vụ
Quả
thật, theo luật phụng vụ, nếu ngày mồng Hai Tết không có bậc lễ nào cao
hơn bậc lễ ngoại lịch thì việc cử hành thánh lễ tại nhà thờ hay tại
nghĩa trang không có vấn đề gì. Vì theo Qui chế Tổng quát Sách lễ Rôma
(2000) qui định: “Trong các ngày thuộc Mùa Quanh năm có lễ nhớ tự do
hay lễ về ngày trong tuần, được phép cử hành bất cứ lễ cho nhu cầu nào
hay dùng bất cứ lời nguyện cho nhu cầu nào, ngoại trừ các lễ nghi thức”
(IM 377). Bởi thế, việc tổ chức thánh lễ mồng Hai Tết trong hân hoan
vui tươi ở nhà thờ, hay sắc tím “thương nhớ” ở nghĩa trang cũng không có
gì sai phụng vụ.
Cũng xin nhắc lại ở đây ý nghĩa phụng vụ của màu tím và màu trắng:
Màu tím: màu của sự ăn năn, thống hối và của sự mong đợi, được dùng trong mùa Chay và mùa Vọng. Người ta cũng dùng màu tím trong thánh lễ và các nghi thức phụng vụ cầu cho những kẻ qua đời (trước Công Đồng Vaticanô II, dùng màu đen).
Màu trắng: (có thể được thay thế bằng màu vàng) màu của sự trong sạch, tinh tuyền, nhất là vinh quang của Thiên Chúa, được dành cho các nghi thức phụng vụ và các thánh lễ mùa Phục sinh và mùa Giáng sinh. Màu trắng cũng được dùng trong các thánh lễ kính, lễ nhớ, các lễ kính Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh không phải là Thánh Tử đạo. Màu trắng còn diễn đạt sự Phục sinh của Chúa Kitô cũng như sự phục sinh của chúng ta sau này (nơi bàn tiệc thiên quốc những người được tuyển chọn đều mặt y phục trắng toát).
II. Dưới góc nhìn của hội nhập văn hóa
1. Tục rước Ông bà
Trong tâm thức người Việt Nam, mặc dù Ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đây cũng là tư tưởng của Nho giáo: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí dã” [事 死 如 事 生, 事 亡 如 事 存, 孝 之 至 也] (nghĩa là: tôn kính người chết như tôn kính người sống, tôn kính người đã mất như tôn kính người hiện có, là chí hiếu vậy) (x. Trung Dung, chương 19).
Cho nên những dịp lễ Tết, người ta hay mời Ông bà về “ăn Tết” chung vui với gia đình. Đó là sợi dây thiêng liêng vô hình nối kết giữa người còn sống và người đã chết. Để rước Ông bà về ăn Tết với con cháu, người ta thường sửa san mồ mả trước Tết, khoảng 25 – 30/12 âm lịch, sau đó làm lễ cúng rước Ông bà về ăn Tết vào tối Giao thừa.
Màu tím: màu của sự ăn năn, thống hối và của sự mong đợi, được dùng trong mùa Chay và mùa Vọng. Người ta cũng dùng màu tím trong thánh lễ và các nghi thức phụng vụ cầu cho những kẻ qua đời (trước Công Đồng Vaticanô II, dùng màu đen).
Màu trắng: (có thể được thay thế bằng màu vàng) màu của sự trong sạch, tinh tuyền, nhất là vinh quang của Thiên Chúa, được dành cho các nghi thức phụng vụ và các thánh lễ mùa Phục sinh và mùa Giáng sinh. Màu trắng cũng được dùng trong các thánh lễ kính, lễ nhớ, các lễ kính Đức Mẹ, các thiên thần, các thánh không phải là Thánh Tử đạo. Màu trắng còn diễn đạt sự Phục sinh của Chúa Kitô cũng như sự phục sinh của chúng ta sau này (nơi bàn tiệc thiên quốc những người được tuyển chọn đều mặt y phục trắng toát).
II. Dưới góc nhìn của hội nhập văn hóa
1. Tục rước Ông bà
Trong tâm thức người Việt Nam, mặc dù Ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đây cũng là tư tưởng của Nho giáo: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn, hiếu chi chí dã” [事 死 如 事 生, 事 亡 如 事 存, 孝 之 至 也] (nghĩa là: tôn kính người chết như tôn kính người sống, tôn kính người đã mất như tôn kính người hiện có, là chí hiếu vậy) (x. Trung Dung, chương 19).
Cho nên những dịp lễ Tết, người ta hay mời Ông bà về “ăn Tết” chung vui với gia đình. Đó là sợi dây thiêng liêng vô hình nối kết giữa người còn sống và người đã chết. Để rước Ông bà về ăn Tết với con cháu, người ta thường sửa san mồ mả trước Tết, khoảng 25 – 30/12 âm lịch, sau đó làm lễ cúng rước Ông bà về ăn Tết vào tối Giao thừa.
Đúng
Giao thừa, người ta đặt những thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp
hương tưởng niệm, khấn vái, rước Ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân.
Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết. Khi làm lễ
tiễn Ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.
Thường thì khoảng mồng Năm hay mồng Sáu thì làm lễ cúng tiễn Ông bà.
Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam có truyền thống lâu đời, là một biểu
hiện của văn hóa dân tộc, đến mức nâng lên thành đạo: đạo thờ Ông bà,
đạo làm con.
2. Tục chúc Tết và mừng Tuổi
Sáng sớm mồng Một Tết hay còn gọi là “Chính đán”, mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau. Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổi. Văn hóa Việt Nam trước đây không mừng sinh nhật, người già trẻ em không nhớ ngày sinh. Họ chỉ biết Tết đến là họ thêm một tuổi mới.
2. Tục chúc Tết và mừng Tuổi
Sáng sớm mồng Một Tết hay còn gọi là “Chính đán”, mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ tiên chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhau. Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổi. Văn hóa Việt Nam trước đây không mừng sinh nhật, người già trẻ em không nhớ ngày sinh. Họ chỉ biết Tết đến là họ thêm một tuổi mới.
Do
đó, ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao
niên; và người lớn thì “mừng tuổi” trẻ em một cách cụ thể bằng những
đồng tiền mới bỏ trong những “phong bao”. Tục này ở Việt Nam quen gọi là
“lì xì”. Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết gọi là “tiền mở hàng”.
Xưa còn có lệ cho tiền lẻ vào phong bao (chứ không phải là tiền chẵn), ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.
Về
chúc Tết, trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc hoặc những
người phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và mừng tuổi gia
chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ tiên của gia chủ.
3. Những Kiêng kỵ
Trong dịp đầu Năm, Tết Nguyên Đán, người Việt Nam cũng có nhiều kiêng kỵ, xin đơn cử:
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng; ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình có tang.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.
3. Những Kiêng kỵ
Trong dịp đầu Năm, Tết Nguyên Đán, người Việt Nam cũng có nhiều kiêng kỵ, xin đơn cử:
Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng; ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình có tang.
Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.
Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui tươi để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh...
III. Một vài nhận định
Từ những gì trình bày ở trên, ta thấy việc cử hành thánh lễ cầu hồn vào ngày mồng Hai Tết Nguyên Đán tại nghĩa trang thì không sai với luật chung của phụng vụ. Nhưng nếu cử hành thánh lễ theo truyền thống dân tộc (kính nhớ Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ) vào ngày mồng Hai Tết Nguyên Đán tại nghĩa trang theo tinh thần hội nhập của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì có vấn đề:
Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui tươi để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh...
III. Một vài nhận định
Từ những gì trình bày ở trên, ta thấy việc cử hành thánh lễ cầu hồn vào ngày mồng Hai Tết Nguyên Đán tại nghĩa trang thì không sai với luật chung của phụng vụ. Nhưng nếu cử hành thánh lễ theo truyền thống dân tộc (kính nhớ Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ) vào ngày mồng Hai Tết Nguyên Đán tại nghĩa trang theo tinh thần hội nhập của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì có vấn đề:
1.
Lịch Công giáo và sách lễ Rôma (phần Thánh lễ theo truyền thống Dân
tộc) ghi: “MỒNG HAI TẾT - KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ CHA MẸ”. Như thế,
phụng vụ chỉ rõ việc kính nhớ trong hai cụm từ “tổ tiên” và “ông bà cha
mẹ”. “Tổ tiên” là kiểu đọc Nôm của danh từ Hán Việt “tiên tổ” (先祖): Ông bà các đời trước (đã chết). Còn cụm từ “ông bà cha mẹ”
là chỉ những đấng bậc sinh thành đời nay (còn sống hay đã qua đời). Vậy
ngày mồng Hai là bày tỏ lòng hiếu kính với các Đấng bậc còn sống hay đã
qua đời. Nếu cử hành ngoài nghĩa trang thì vô hình chung chúng ta đã quên mất tâm tình hiếu kính với “ông bà cha mẹ còn sống” mà phụng vụ qui định.
2. Thánh lễ ngày mồng Hai là Thánh lễ theo truyền thống Dân tộc. Nhưng với tập tục rước Ông bà về ăn Tết với con cháu của truyền thống văn hóa và tâm thức của người Việt, cùng với những kiêng kỵ về tang lễ, màu sắc u buồn; thì tại sao chúng ta còn ra nghĩa trang làm lễ? Trong năm phụng vụ, Giáo hội đã dành nguyên tháng Mười một để kính nhớ Các đẳng (những người đã khuất, trong đó có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và người thân). Trong tháng Các đẳng, đa phần các nhà thờ đều có cử hành thánh lễ ngoài nghĩa trang, hà cớ gì chúng ta lại phải cử hành thánh lễ cầu hồn vào ngày mồng Hai tết? Thiết nghĩ nên làm một bàn thờ Tổ tiên tại nhà thờ để hiếu kính? Khi ấy chúng ta thực thi được điều phụng vụ qui định: vừa hiếu kính với người còn sống, vừa hiếu kính cả với người đã qua đời.
2. Thánh lễ ngày mồng Hai là Thánh lễ theo truyền thống Dân tộc. Nhưng với tập tục rước Ông bà về ăn Tết với con cháu của truyền thống văn hóa và tâm thức của người Việt, cùng với những kiêng kỵ về tang lễ, màu sắc u buồn; thì tại sao chúng ta còn ra nghĩa trang làm lễ? Trong năm phụng vụ, Giáo hội đã dành nguyên tháng Mười một để kính nhớ Các đẳng (những người đã khuất, trong đó có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và người thân). Trong tháng Các đẳng, đa phần các nhà thờ đều có cử hành thánh lễ ngoài nghĩa trang, hà cớ gì chúng ta lại phải cử hành thánh lễ cầu hồn vào ngày mồng Hai tết? Thiết nghĩ nên làm một bàn thờ Tổ tiên tại nhà thờ để hiếu kính? Khi ấy chúng ta thực thi được điều phụng vụ qui định: vừa hiếu kính với người còn sống, vừa hiếu kính cả với người đã qua đời.
3.
Có người biện minh: mồng Hai tết, sáng cử hành ở nhà thờ, hiếu kính với
ông bà cha mẹ còn sống; chiều cử hành ở nghĩa trang, hiếu kính với
người đã khuất, như thế đáp ứng được hai yêu cầu của phụng vụ. Nhưng có
ổn không, khi mồng Hai Tết (dù sáng hay chiều) cử hành Thánh lễ
ngoài nghĩa trang với màu phụng vụ tím? Ắt hẳn nhiều người vì thương nhớ
người quá cố khi đi lễ sẽ mang tang, những người mới chịu tang (tuần 3, tuần 7 …) còn mặc áo sô. Như thế, vô tình chúng ta đã tạo ra sự phản cảm với những người không Công giáo (hơn 93% dân số Việt Nam). Một số giáo xứ toàn tòng hay tỷ lệ người Công giáo cao thì chúng ta khó nhận ra sự phản cảm này.
4. Điều đáng nói ở đây là chúng ta cử hành thánh lễ ngày mồng Hai Tết trong bầu khí hân hoan vui mừng của những ngày đầu năm (với lễ phục trắng hoặc vàng).
Trong bầu khí hân hoan vui tươi ấy, chúng ta diễn tả tâm tình hiếu kính
với Tổ tiên và Ông bà Cha mẹ còn sống hay đã qua đời. Nếu cử hành ấy
được tổ chức trong nhà thờ thì trang trọng và ý nghĩa biết bao! Còn nếu
tổ chức tại nghĩa trang với sắc màu phụng vụ tím (hoặc đen) liệu
có diễn tả được bầu khí và tâm tình phụng vụ của ngày đầu năm? Chẳng ai
làm lễ tại nghĩa trang lại mang lễ phục trắng hay vàng bao giờ.
Trên
đây là những suy nghĩ và thao thức của cá nhân người viết. Cái đúng cái
sai, sự hợp lý chí tình trong hội nhập phụng vụ theo truyền thống dân
tộc vào ngày mồng Hai Tết xin được nhường cho một cuộc nghiên cứu sâu
rộng thấu đáo và quyết định của Đấng Bản quyền.
Lm. Tôma Mguyễn Văn Hiệp