CỨ VIỆC LÀM THEO
Đức Giê-su đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi ? Giờ của tôi chưa đến.” Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.” (Ga 2,4-5)
Suy niệm: Với kinh nghiệm đức tin và nền suy tư sâu xa của Hội Thánh, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong thư Mục Vụ năm 2005 đã khuyên các tín hữu luôn nhớ lời Mẹ Ma-ri-a căn dặn “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” để sống đức tin. Bởi đây là kinh nghiệm của Mẹ trên hành trình đức tin. Vào ngày Truyền Tin, Mẹ đã nêu gương “cứ việc làm theo” dù không biết sự việc sẽ như thế nào, hậu quả sẽ ra sao, Mẹ đã tin vào Chúa Giê-su trước khi thấy Người. Càng “suy đi nghĩ lại” những việc Chúa đã làm, Mẹ khám phá bàn tay Chúa dẫn đưa hơn là nhận ra những việc Chúa sẽ thực hiện. Hôm nay, trong tiệc cưới Ca-na, Mẹ lại là người đi tiên phong trong niềm tin vào Chúa Giê-su. Bởi, trước đó, Chúa Giê-su chưa hề làm một phép lạ nào, dù ở Na-da-rét hay một nơi nào khác, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn của đôi tân hôn, Mẹ trình bày ưu tư của mình với Chúa và chờ đợi với hết niềm tin tưởng, dù Giờ của Chúa Giê-su chưa đến vẫn là thách thức cho niềm tin. Kinh nghiệm đầy khôn ngoan trong đức tin của Mẹ là “Người bảo gì, cứ việc làm theo”.
Mời Bạn: Chúng ta có thói quen chờ đợi Chúa thực hiện như ý mình xin. Làm sao bạn và tôi hiểu được những điều Chúa làm, phải không bạn? Đức tin đòi hỏi chúng ta luôn tín thác vào Chúa dù không hiểu được việc Ngài làm.
Sống Lời Chúa: Nói với Chúa niềm tin của bạn.
Cầu nguyện: Xin Mẹ dạy con biết sống tín thác như Mẹ, để con khơi dậy được lòng tin vào Chúa nơi anh chị em con.
THÁNH RAYMUNĐÔ
HIỂN TU
(1175 -1275)
Thánh Raymunđô, hiển tu sinh năm 1175 tại Barcêlônê nước Tay Ban Nha, thánh nhân thuộc dòng dõi quý tộc.
Ngay từ niên thiếu, cậu Raymunđô đã tỏ ra rất khôn ngoan, nhân đức. Cậu chuyên cần học hành và tập luyện nhân đức, nhất là nhân đức vâng lời, cậu rất giỏi triết lý. Năm lên hai mươi tuổi, thầy Raymunđô được bổ nhiệm làm giáo sư triết học ở Barcêlônê. Vì muốn mưu ích cho Giáo Hội cách đắc lực hơn, giáo sư Raymunđô đến Bôlônia nghiên cứu về giáo luật và thế luật. Sau khi đã đậu bằng tiến sĩ luật, Raymunđô được bổ nhiệm giữ ghế giảng sư giáo luật tại đại học đường Bôlônia trong suốt ba năm. Dậy học được bao nhiêu tiền, ngài phân phát cho người nghèo hết.
Năm 1219, Đức cha Bêrănggiaê, Giám mục Barcêlônê, nhân dịp sang Rôma bái yết Đức Giáo Hoàng, ngài có ghé qua Bôlônia để triệu vời linh mục Raymunđô về làm việc tại giáo phận. Nhưng đến sau vì cảm mến cuộc đời thánh thiện và vô vị lợi của các cha dòng Đaminh và những kết quả lớn lao do những bài giảng thuyết của các cha dòng áo trắng, Raymunđô bỏ đời sống linh mục triều, để nhập dòng Đaminh. Ngài được mặc áo dòng ngày thứ sáu tuần thánh năm 1222 ở Barcêlônê, tức là tám tháng sau ngày thánh Đaminh qua đời. Bấy giờ Raymunđô được 47 tuổi. Sống trong nhà tập, ngài rất khiêm tốn, vâng lời tuyệt đối. Ngài khẩn khoản xin bề trên chỉ cho ngài việc đền tội đặc biệt để chuộc lại những lỗi lầm quá khứ. Nhưng bề trên không chấp thuận đề nghị của ngài. Cha bề trên tỉnh dòng truyền cho ngài soạn thảo một bộ tổng luận về các vấn đề lương tâm để tiện dụng cho các cha giải tội.
Ngài được bổ nhiệm vào tiểu ban giảng thuyết. Thời đó Đức Hồng Y Gioan Anvinh, được uỷ nhiệm sang Tây Ban Nha công cán với sứ mệnh triệu tập một đạo binh thánh giá để chống lại quân Môrô Hồi giáo. Đức Hồng Y cảm mến tài giảng thuyết và lòng đạo đức của cha Raymunđô, nên đã chọn cha làm tổng bí thư và sai đi tất cả những nơi ngài sẽ tới ngõ hầu dọn lòng giáo hữu đón nhận phép lành và ơn toàn xá của Toà Thánh, nhất là để giúp các tội nhân thống hối tội hình.
Trở về Rôma, Đức Hồng Y hết lời ca tụng những đức tính cao quí cũng như sự thánh thiện và tài giảng thuyết của cha Raymunđô trước mặt vị Thủ lãnh Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Grêgôriô IX liền triệu vời ngài về triều Giáo Hoàng làm việc trong bộ Xá giải. Đến sau, Đức Thánh Cha lại chọn thánh nhân làm cha linh hướng cho Ngài.
Cha Raymunđô thi hành công tác hằng ngày rất chu đáo và làm với tinh thần khiêm tốn và phục tùng hoàn toàn. Cảm mến tài đức của cha Raymunđô và đồng thời cũng để ban thưởng công lao ngài đã thực hiện, Đức Thánh Cha Grêgôriô IX quyết định chọn ngài làm Tổng Giám mục thành Taragônia thủ đô xứ Aragônia.
Được tin đó, thánh nhân như bị sét đánh (chính ngài đã kể chuyện cho các thầy dòng như vậy), ngài lo lắng quá đến phát sốt mất ba ngày. Thánh nhân khẩn khoản xin các Đức Hồng Y can thiệp với Đức Thánh Cha cất gánh nặng đó cho ngài. Cuối cùng Đức Thánh Cha đành chiều theo.
Sau năm năm phục vụ trong triều Giáo Hoàng, thánh Raymunđô vì làm việc nhiều và ăn chay hãm mình quá nhiệm nhặt, nên ngài bị bệnh rất nặng. Các bác sĩ khuyên ngài nên về quê hương để đổi khí mới hy vọng khỏi bệnh.
Thánh Raymunđô từ giã Rôma đáp tầu về quê hương. Ngài khước từ mọi đặc ân, chức tước mà Đức Giáo Hoàng muốn ban cho ngài để thưởng công lao của ngài. Cùng đáp một chuyến tầu với ngài có một người tên là Barcêlônê Farô bị cảm nặng đến nỗi cấm khẩu, thánh Raymunđô đến khuyên bảo ông và hỏi ông có muốn xưng tội không? Ông không trả lời gì cả. Thánh nhân xin mọi người trong tầu hợp ý với ngài cầu nguyện cho ông. Rồi ngài lại hỏi ông một lần nữa, lần này ông tỉnh lại và nói:
" Thưa cha, con muốn xưng tội và con nóng lòng muốn xưng tội ". Thánh Raymunđô đã giải tội cho ông. Sau khi xưng tội, ông liền tắt thở.
Trở về Barcêlônê, sau khi đã phục hồi sức khoẻ như trước, thánh Raymunđô lại bắt đầu sống một cuộc đời kham khổ thống hối, hãm mình nhiệm nhặt.
Đây là cuộc sinh hoạt hằng ngày của thánh nhân: Mỗi ngày trừ chủ nhật, ngài chỉ dùng có một bữa. Đêm nào ngài cũng đánh tội. Ngài cầu nguyện hình như liên miên và thường kèm theo những giọt nước mắt… Ngày nào cũng như ngày nào ngài thường xưng tội trước khi cử hành thánh lễ. Ngày nào không xưng tội được, ngài thường tỏ vẻ buồn rầu. Ước vọng nồng nhiệt nhất của thánh nhân là sống một đời sống nội tâm hoàn toàn. Nhưng Chúa quan phòng muốn đem sự thánh thiện của ngài mưu ích cho toàn thể anh em trong đại gia đình dòng thánh Đaminh.
Năm 1238, Cha bề trên cả nhà dòng Đaminh ở Bôlônia tên là Giođanô Sacô mới qua đời. Các cha dòng Đaminh triệu tập đại hội đồng ở Bôlônia để bầu bề trên cả mới. Toàn thể Hội đồng tán thành bầu thánh Raymunđô hiện đang ở Barcêlônê lên làm bề trên cả. Được tin đó, ngài rất đau buồn, nhưng rút cục ngài cũng phải tuân theo thánh ý Thiên Chúa.
Thánh Raymunđô điều khiển các nhà dòng thuộc quyền ngài cách khôn ngoan và sáng suốt. Ngài đi kinh lý tất cả các tỉnh dòng thuộc quyền ngài. Sau hai năm tận tụy với chức vụï, ngài xin từ chức bề trên cả, lấy lẽ bệnh tật và già yếu vì, bấy giờ ngài đã ngoài 70 tuổi.
Được sự đồng ý của các cha dòng, ngài rất sung sướng trở về sống trong tu viện đầu tiên của ngài ở Barcêlônê.
Trở về nhà dòng cũ, tuy già yếu, thánh nhân cũng đã giúp vua Giacôbê I rất nhiều. Vì tin tưởng ở những kết quả mỹ mãn của thánh Raymunđô đã thực hiện được khi chống xâm lăng Môrô, vua Giacôbê I xin thánh nhân giúp nhà vua tìm cách chống bọn vô tín ngưỡng, vô kỷ luật phá hoại quốc gia. Bọn người này đã bị ảnh hưởng một phong trào triết lý vô đạo, phản đức tin. Thánh Raymunđô nhận thấy muốn chiến thắng bọn địch thù cố cựu này, cần phải dựa trên những lý thuyết cứng rắn và có giá trị khoa học. Thánh nhân nhận thấy chỉ có thánh Tôma, một triết gia lỗi lạc, mới có thể cung cấp những khí giới tối tân bênh vực đạo giáo. Thánh nhân đã viết thư cho thánh Tôma nhờ ngài sáng tác một tác phẩm minh giáo với ý hướng trên. Nhận lời đề nghị của thánh Raymunđô, thánh Tôma sáng tác một bộ tổng luận nhan đề: "Tổng luận chống lương dân".
Dù được vua Giacôbê I chiều chuộng và quý mến, thánh nhân cũng không vì thế mà vị nể không dám cảnh cáo những yếu đuối và tham vọng xấu của nhà vua. Vào khoảng cuối triều đại của nhà vua, vua Giacôbê I đem quân đến chinh phục đảo Magiôrica. Nhà vua mời thánh nhân cùng đi với. Thánh Raymunđô vì muốn đến đó để giảng thuyết phá tan những sai lầm của dân chúng miền đó, ngài nhận lời mời của nhà vua. Khi tới nơi, thánh nhân rất đỗi buồn phiền vì thấy công cuộc tông đồ của ngài bị phá vỡ vì một gương xấu tầy đình nhà vua gây nên!… Nhà vua đã phạm tội ngoại tình với một nàng hầu. Thấy thế, thánh nhân lập tức đến xin yết kiến và yêu cầu vua không được làm những hành động tội lỗi như thế nữa. Nhưng nhà vua không đủ can đảm để lướt thắng bản thân.
Thấy những lời khuyên can của mình không đem lại kết quả nào, thánh nhân quyết định trở về Barcêlônê tức khắc. Biết rõ ý định của thánh nhân, vua Giacôbê I tìm hết cách ngăn cản: Vua ra lệnh cấm ngặt không một chiếc tầu nào được phép chở thánh Raymunđô về lục địa.
Thánh nhân đi lang thang trên bãi biển tìm tầu đáp về lục địa. Nhưng tầu nào cũng từ khước không chịu chở. Thánh nhân biết nhà vua ra lệnh cấm các tầu bể không được chở ngài, ngài nói với người em cùng đi với ngài:
"Được rồi! nếu người ta không cho tầu để chở chúng ta về đất liền, Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta chế ra tầu để đi ?" Nói thế rồi, thánh nhân cởi áo choàng ra, trải trên nước, ngài chống chiếc gậy giữa áo làm cột buồm.
Ngài vén một phần chiếc áo căng trên đầu gậy để làm buồm. Sau đó ngài quay lại bảo em ngài cùng xuống "thuyền" với ngài. Người em run lên vì sợ hãi, không dám bước xuống "thuyền" do thánh nhân chế tạo trong chớp nhoáng. Chỉ mình ngài dám bước xuống chiếc thuyền kỳ lạ đó. Gió thổi căng buồm; chiếc "thuyền" lướt nhẹ trên sóng như bay và rồi biến mất dạng trước đôi mắt kinh ngạc của người em đứng bất động trên bờ biển. Sáu giờ sau, khi đã chạy được 69 hải lý, thánh nhân cập bến Barcêlônê.
Trên bến tầu Barcêlônê, dân chúng kéo đến xem rất đông, tiếng hoan hô vang cả một góc trời làm huyên náo cả hải cảng. Tới bến, thánh nhân lên bờ, một đoàn người đông đảo vây quanh ngài. Ngài kéo chiếc áo choàng lên khỏi nước, chiếc áo vẫn khô nguyên không bị ướt chút nào, ngài khoác áo vào mình và cầm gậy vội vã đi thẳng về tu viện cố ý tránh những tiếng hoan hô của dân chúng.
Thấy phép lạ đó, vua Giacôbê I rất hối hận và từ đó vua không dám phạm những tội tầy đình như thế nữa.
Cuộc đời thánh thiện của thánh Raymunđô đã gần tới ngày kết thúc. Ngài dọn mình chết hằng ngày, nhất là từ sau khi từ chức bề trên cả, ngài càng chú ý đến vấn đề đó nhiều hơn. Khi hay tin thánh nhân bị bệnh nặng, cả thành phố Barcêlônê lo lắng, buồn phiền. Vua và hoàng hậu nhiều lần đích thân tới thăm thánh nhân. Nhà vua truyền cho cả nước cầu nguyện công khai cho thánh nhân chóng lành bệnh. Thánh Raymunđô biết rõ những lời cầu nguyện đó sẽ không được Thiên Chúa chấp nhận. Ngài muốn luôn luôn sẵn sàng vui vẻ đón ngày kết liễu cuộc hành trình trần gian của ngài. Ngài qua đời nhằm ngày lễ Hiển Linh, 06 tháng Giêng năm 1275, hưởng thọ 99 tuổi.
Lễ an táng ngài được cử hành rất trọng thể. Chính vua Giacôbê I thân hành tới dự lễ an táng ngài. Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII tấn phong ngài lên bậc hiển thánh năm 1601. Giáo hội đã mừng lễ kính ngài ngài 07 tháng giêng.
33 Năm Sau
Với
tựa đề "33 năm sau", đó là một câu chuyện thuật lại như sau: "Những gì
đã xảy ra cho đứa bé năm nàỏ". Một trong ba vua đã đi triều bái vua Do
Thái mới sinh tự hỏị Suốt cuộc đời mình, nhà vua không thể nào quên được
cuộc hành trình cách đây khoảng 33 năm, một cuộc hành trình dõi theo
ánh sáng sao lạ dẫn ông đến hang đá Bêlem.
Câu
hỏi: "Liệu đứa bé ấy có trị vì dân Israel được không?". Làm cho nhà vua
bồn chồn đứng ngồi không yên. Rồi chẳng dừng được, một lần nữa nhà Vua
quyết định lên đường đi đến Palestinẹ Tại Giêrusalem, những bậc bô lão
còn nhớ đến những vì sao lạ, nhưng không ai biết gì đến đứa bé được sinh
ra dưới điềm lạ ấy. Còn tại Bêlem mọi người được hỏi đều lắc đầu, ngoại
trừ một cụ già cho nhà Vua biết: Làm gì có ông Giêsu Bêlem, chỉ có ông
Giêsu Nagiarét, một người nói phạm thượng tự xưng mình là Con Thiên
Chúa, nên cách đây mấy tuần đã bị xử "tử hình thập giá".
Thất
vọng ê trề, nhà Vua thẫn thờ nhập vào đoàn những người hành hương trở
lại Giêrusalem, vào đúng ngày Lễ Ngũ Tuần. Chen lấn vào đoàn lũ đang
mừng lễ Tạ Ơn Sau Mùa Gặt, nhà Vua chú ý đến một đám đông đang bu quanh
một nhóm ngườị Tò mò ông lấn qua đám đông để đến gần và nghe có kẻ nói:
"Tưởng gì chứ lại gặp mấy tên say rượu nói tầm xàm".
Nhưng tai nhà Vua lại nghe một người trong nhóm nói tiếng nước mình và rõ ràng ông ta nói về ông Giêsu Nagiarét, người đã bị đóng đinh, nhưng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết. Như bị một sức mạnh vô hình thúc đẩy, nhà Vua chen vào đám đông cất tiếng hỏi: "Vậy bây giờ ông Giêsu đó ở đâủ". Ðại diện nhóm người đứng ở giữa đám đông là Simon Phêrô trả lời: "Ngài đang ở giữa chúng tôị Ngài đang ở trong chúng tôị Chúng tôi là môi miệng, là tai mắt, là đôi tay, là đôi chân của Ngài".
Trong lúc Pphêrô đang nói, bỗng có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa một lần nữa thổi tràn xuống mọi ngườị Nhà Vua bỗng lại thấy ánh sao Bêlem, nhưng lần này ánh sao ấy chia ra nhiều ánh sao khác rơi xuống mọi ngườị Trong tâm hồn, nhà Vua chợt hiểu: Mỗi người phải trở nên máng cỏ nơi Ðức Giêsu sinh ra và mỗi người phải mang Ngài đến cho mọi người xung quanh.
Nhưng tai nhà Vua lại nghe một người trong nhóm nói tiếng nước mình và rõ ràng ông ta nói về ông Giêsu Nagiarét, người đã bị đóng đinh, nhưng đã được Thiên Chúa cho sống lại từ cõi chết. Như bị một sức mạnh vô hình thúc đẩy, nhà Vua chen vào đám đông cất tiếng hỏi: "Vậy bây giờ ông Giêsu đó ở đâủ". Ðại diện nhóm người đứng ở giữa đám đông là Simon Phêrô trả lời: "Ngài đang ở giữa chúng tôị Ngài đang ở trong chúng tôị Chúng tôi là môi miệng, là tai mắt, là đôi tay, là đôi chân của Ngài".
Trong lúc Pphêrô đang nói, bỗng có một luồng gió thổi mạnh và hình lưỡi lửa một lần nữa thổi tràn xuống mọi ngườị Nhà Vua bỗng lại thấy ánh sao Bêlem, nhưng lần này ánh sao ấy chia ra nhiều ánh sao khác rơi xuống mọi ngườị Trong tâm hồn, nhà Vua chợt hiểu: Mỗi người phải trở nên máng cỏ nơi Ðức Giêsu sinh ra và mỗi người phải mang Ngài đến cho mọi người xung quanh.
Câu
chuyện trên nối liền ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh, mừng biến cố Ngôi Lời
nhập thể với Lễ Tưởng Niệm Biến Cố Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ðồng thời
câu chuyện cũng nêu nổi bật bổn phận của mọi người Kitô, là những kẻ
phải trở nên tai mắt, trở nên môi miệng và chân tay của Ðức Kitô để mang
Tin Mừng của Ngài đến cho mọi người chúng ta gặp gỡ và cộng tác hằng
ngày.