Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Đức Phanxicô ban phép lành cho một thanh niên khuyết tật được bạn bè nâng ghế lên cao

Filled under:

fr.aleteia.org, 2019-01-24
Bức hình chụp ngày thứ tư 23 tháng 1 sau khi Đức Phanxicô vừa đến Panama và được lan truyền nhanh trên các trang mạng.
Bức hình cho thấy Đức Phanxicô từ xe giáo hoàng ban phép lành từ xa cho một thanh niên khuyết tật được bạn bè nâng ghế của anh lên cao giữa đám đông. Một cảnh cảm động gợi nhớ hình ảnh xúc động trong Tin Mừng Thánh Máccô khi Chúa Giêsu ban phép lành cho một người liệt giường được các bạn mình… đục mái nhà thả anh xuống!!
Tình bạn mạnh hơn tất cả
Trên chiếc ghế khuyết tật của mình, anh Lucas người Panama 17 tuổi bị liệt, anh không nói, không đi được, anh giao tiếp nhờ điện thoại thông minh và anh có lòng đạo sốt sắng. Bức ảnh được in trắng đen để làm tình cảm “xúc động được thấy rõ”. Thêm nữa chiếc áo trắng của anh và của Đức Phanxicô thật hài hòa. Bức hình là biểu tượng tuyệt vời của tình bạn và của câu “đức tin dời núi!”



Naoki, 29 tuổi, cha Phật giáo, mẹ Do Thái giáo, rửa tội năm ngoái, người trẻ của giáo phận Paris.
famillechretienne.fr, Guilhem Dargnies, Panama, 2019-01-24
Naoki, 29 tuổi, thanh niên trẻ của giáo phận Paris đang có mặt ở Panama. Xuất thân từ một gia đình có lòng tin, anh kể con đường từ khi anh ghi tên vào sinh hoạt với ban tuyên úy cho đến khi anh rửa tội năm ngoái.
“Tôi xém không đi được ngày JMJ. Tôi thấy quá đắt, quá xa và nhất là tôi có nhiều việc phải làm. Nhưng giáo phận Paris đặc biệt kêu gọi các tân tòng nên đi đến đó. Tôi mới rửa tội ngày 31 tháng 3, trong ngày Canh thức Phục Sinh…
Tôi không xuất thân từ gia đình công giáo: cha tôi người Nhật, tôi còn nhớ ông nội tôi cầu nguyện trước bàn thờ Phật. Gia đình mẹ tôi Do thái giáo. Như thế với cha mẹ tôi, tôi không biết đạo công giáo là chuyện vô lý. Vì thế năm lớp 6 cha mẹ ghi tên tôi vào sinh hoạt với ban tuyên úy. Tôi sinh hoạt ở đây trong vòng 5 năm, cho đến năm lớp đệ nhị… Tôi vào hướng đạo Pháp cũng nhiều năm. Và thế là tôi theo một tiến trình cổ điển của đạo công giáo nhưng không rửa tội!
Rồi tôi về thành phố Lille để học. Tôi đi lễ Giáng Sinh và Lễ Lá vì những lý do riêng. Chỉ như thế. Rất sơ sài.
Tuy nhiên trong thời gian này, tôi nhận ra là tôi phải rửa tội. Tôi tự nhủ: “Tôi không thể có một tiến trình công giáo như tôi đang có mà không đi đến cùng. Tôi phải học giáo lý. Nhưng ở phân khoa kỹ sư, người ta đòi hỏi chúng tôi phải di chuyển thường xuyên: có thể phải dọn nhà một đến hai lần trong ba năm! Như vậy tôi phải tạm thời để vấn đề này qua một bên.
Rồi tôi khám phá ra một nơi: nhà nguyện Đức mẹ Thiên thần ở quận 6. Nhà nguyện này thuộc giáo xứ Đức Mẹ Cánh đồng. Tôi biết giáo xứ này qua âm nhạc, tôi ở trong ca đoàn với các bạn và hát phần nhạc thiêng liêng. Tôi bắt đầu tập hát ở đó và tôi gặp được các bạn trong cộng đoàn này và tôi rất thích.
Tôi cũng rất thích tinh thần và đặc sủng của linh mục ở đây. Và tôi cũng thích một vài tập tục, tập tục đơn giản chỉ là chào người bên cạnh trước khi lễ. Đơn giản nhưng có nghĩa tôi không phải là người vô danh giữa đám đông: tôi là một người. Đi lễ là sống một cái gì chung với nhau. Nếu chúng ta sống điều này chung với nhau, trước khi lễ mình ý thức mình sẽ sống một cái gì chung với nhau, thì sau khi lễ cũng giúp cho mình sống những chuyện chung với nhau. Chẳng hạn cùng đi ăn chung. Thường thường tôi ở lại mười hoặc mười lăm phút để biết tin tức các người trong giáo xứ. Trong khi ở nhà thờ gần nhà, tôi đến, tôi không chào ai và tôi về một mình.
Một khi tôi tìm được chỗ này, tôi bỏ thì giờ để đi học giáo lý. Tôi sắp xếp lại để làm thế nào nhà thờ ở trọng tâm.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


famillechretienne.fr, Guilhem Dargnies, Panama, 2019-01-25
Laetitia, 31 tuổi đến dự Ngày Thế giới Trẻ Panama cùng với giáo phận Nanterre. Cô kể câu chuyện đời cô và động lực đưa cô đến đây.
“Trước đây tôi biết tôn giáo mà không biết Chúa. Bây giờ tôi biết Chúa và tôi biết Chúa như thế nào đối với tôi. Tuy nhiên đây là chuyện khó giải thích được: Chúa là một cái gì tất cả. Không có Ngài, tôi không là gì.
Từ nhỏ, tôi có khá nhiều vấn đề sức khỏe. Các bệnh hiếm như bệnh nhiễm trùng đường ruột. Cách đây một năm rưỡi tôi còn bị ho lao. Bác sĩ không biết vì sao tôi bị. Bây giờ tôi vẫn còn uống thuốc. Tôi đối diện một mình với các thử thách này: cha mẹ tôi sống ở Công-gô. Năm 2011 mẹ tôi về Công-gô vì có nhiều người trong gia đình tôi qua đời, từ đó mẹ tôi không về lại Pháp nữa. Tôi ở một mình trong căn hộ ở Nanterre…
Nhưng nhìn lại, tôi thấy cứ mỗi lần tôi bệnh thì y như có ai luôn ở bên cạnh tôi. Đôi khi một cách gián tiếp. Chẳng hạn có người hỏi thăm tin tức tôi hoặc hỏi tôi khỏe không. Cuối cùng có khi người đó lại hiện diện khi tôi cần. Phần còn lại chỉ là khát khao đừng ở một mình của tôi. Cuối cùng, sự cô đơn này dẫn tôi đến gần với Chúa.
Trong thời gian này có Ngày Thế giới Trẻ ở Krakow. Tôi không biết đó là gì. Ở giáo xứ nơi tôi sinh hoạt với một nhóm trẻ, họ nói cho tôi nghe. Tôi ngây thơ đến đó, và ở đó tôi khám phá tôi… là một người. Tôi xưng tội nhiều lần ở đó. Mỗi lần xưng tội là mỗi lần tôi khóc, tôi không hiểu tại sao. Tôi nói hết tất cả những gì tôi phải nói ra. tôi nhận ra với Chúa, tôi có thể nói được tất cả. Nếu có một người mà tôi không thể nói dối là Ngài. Lại thêm khi tôi không nhận được điều gì tôi mong ước, tôi gây với Ngài vì Ngài không làm theo ý tôi. Đôi khi, tôi tự giận mình, tôi nói: “Hôm nay, tôi không đi lễ”. Nhưng rốt cùng, người thiệt thòi lại chính là tôi.
Những ngày JMJ, thể hiện tình yêu của Chúa theo đúng nghĩa đen
Năm nay tôi đang còn ở trong tuổi tham dự Ngày Thế giới Trẻ. Tôi nói: vì sao mình không đi? Đi chỉ để tạ ơn Chúa, để làm vinh danh Ngài. Và cũng là một chuyện tất nhiên: tôi là con Chúa. mình không thể nào chỉ kêu đến Chúa khi mình gặp khó khăn. Tôi khuyên mọi người ít nhất nên tham dự một ngày JMJ trong đời. Vì ở đó, không có phân biệt màu da, sắc tộc, nguồn gốc. Đơn giản, tất cả đều yêu thương nhau. Những ngày JMJ, thể hiện tình yêu của Chúa theo đúng nghĩa đen.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch