Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Tòa Thánh triệu tập Diễn Ðàn giới trẻ quốc tế.

Filled under:

Tòa Thánh triệu tập Diễn Ðàn giới trẻ quốc tế.
G. Trần Ðức Anh OP
Vatican (Vat. 10-01-2019) - Bộ giáo dân, gia đình và sự sống tổ chức một diễn đàn giới trẻ quốc tế tại Roma từ ngày 18 đến 22 tháng 6 năm 2019 về việc đón nhận và tiếp tục hành trình Thượng Hội Ðồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 15 về giới trẻ.
Diễn đàn giới trẻ này được triệu tập chiếu theo Tông Hiến "Episcopalis Communio" (Hiệp thông Giám Mục), do Ðức Thánh Cha Phanxicô công bố ngày 15 tháng 9 năm 2018, trong đó từ điều khoản số 19 đến 21, có nói về việc đón nhận và thực hiện những kết luận của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, do sự cổ võ của các Giáo Hội địa phương, các Hội Ðồng Giám Mục, và các cơ quan có thẩm quyền của Tòa Thánh về đề tài Thượng Hội Ðồng Giám Mục.
Thành phần tham dự
Trong thông cáo công bố hôm 10 tháng 1 năm 2019, Bộ Giáo dân, gia đình và sự sống cho biết Diễn đàn giới trẻ này sẽ là một môi trường để cùng phân định, duy trì phương thức đồng hành thừa sai do Thượng Hội Ðồng Giám Mục cổ võ (Văn kiện chung kết số 119-124).
Thành phần được mời tham dự Diễn đàn là các đại biểu của các Hội Ðồng Giám MụcM, của các phong trào và cộng đoàn Giáo Hội được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Bộ cũng hy vọng một số dự thính viên trẻ của Thượng Hội Ðồng Giám Mục về giới trẻ cũng có thể hiện diện để thông truyền các kinh nghiệm của họ. Ngoài ra có sự hiện diện của một số chuyên gia về mục vụ giới trẻ trên bình diện quốc tế.
Mục đích của Diễn Ðàn
Mục đích chính của Diễn đàn là đón nhận, trên bình diện quốc tế, những thúc đẩy của Thượng Hội Ðồng Giám Mục, nhất là từ Văn kiện chung kết, cũng như từ Văn kiện hậu Thượng Hội Ðồng Giám Mục, có thể được Ðức Thánh Cha công bố từ nay cho đến ngày ấy.
Sau cùng, Diễn đàn này được coi như một hình thức rất cụ thể để thực hiện một trong những yêu cầu của các nghị phụ, đó là "củng cố hoạt động của Văn phòng giới trẻ thuộc Bộ giáo dân, gia đình và sự sống, kể cả qua việc thành lập một tổ chức đại diện giới trẻ trên bình diện quốc tế". (n.123) (Rei 10-1-2019)


Một nghiên cứu cho thấy: Những người đi lễ nhà thờ thì sống lâu hơn

Những người hay thúc giục bạn đi lễ nhà thờ / thánh đường có lẽ cũng có một lý do chính đáng.
Một nghiên cứu cho thấy Những người đi lễ nhà thờ thì sống lâu hơn

Một nghiên cứu mới cho thấy những người tham dự sinh họat tôn giáo đều đặn có thể sống lâu hơn những người KHÔNG.
 
Trong một bài báo được đăng vào tháng Sáu của JAMA Internal Medicine, bốn nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã phân tích dữ liệu thu thập được từ 75.534 phụ nữ hơn 16 năm qua, từ năm 1996 đến 2012.
 
Họ nhận thấy rằng  :
 
Những người tham dự sinh họat tôn giáo nhiều hơn một lần mỗi tuần thì nguy cơ chết sớm giảm 33%.
 
Sinh họat tôn giáo 2 lần một tuần thì nguy cơ chết sớm giảm 26%.
 
Sinh họat tôn giáo ít hơn 1 lần một tuần thì nguy cơ chết sớm chỉ giảm 13%.
 
"Tôn giáo và tâm linh có lẽ là một nguyên nhân bị đánh giá thấp mà các bác sĩ khám  với bệnh nhân của họ," nghiên cứu kết luận.
 
Trong số 75,534 phụ nữ tự cung cấp thông tin bản thân, đa số là người KiTô hữu, và 1,700 là người Do Thái.
 
"Do số lượng [tương đối] nhỏ sẽ rất khó để đánh giá riêng biệt và để thấy kết quả khác trên [người Do Thái]". Tác giả chính của nghiên cứu, Tyler VanderWeele, một giáo sư dịch tễ học của Harvard’s T.H. Chan School of Public Health, nói với JTA trong email.
 
Nhưng VanderWeele chỉ ra từ một bài báo của năm 2007 chỉ tập trung vào người Do Thái. Các nghiên cứu trên 1.811 người đàn ông Do Thái Israel và phụ nữ trên 70 tuổi phát hiện rằng: "Đi lễ nhà thờ / hội đường được xem là cách để gắn bó và duy trì sự tồn tại của cộng đồng và có lẽ cũng như là một sự phản ánh của tâm linh ."
 
Các nghiên cứu của Harvard đã loại bỏ khả năng của kết quả ngược - như là: những người khỏe mạnh đi nhà thờ nhiều hơn người không khỏe mạnh. Một số khả năng khác như phúc lợi xã hội và khuynh hướng không hút thuốc, cũng góp phần vào sự tương quan giữa sinh họat tôn giáo và tuổi thọ, nhưng điều đó KHÔNG liên quan.
 
"Điều này cho thấy rằng, có một cái gì đó rất mạnh mẽ về kinh nghiệm cộng đồng tôn giáo," VanderWeele nói với tờ New York Times vào ngày Chúa Nhật  . "Đó là những hệ thống của tư tưởng và thực hành được phát triển qua nhiều thiên niên kỷ, và nó rất là mạnh mẽ.
 
Kiên Nguyễn chuyển dịch
Gabe Friedman
(Thejewishweek.com)

5 triệu tín hữu Philippines tham gia cuộc rước kiệu truyền thống.
Ngọc Yến
Manila (Vat. 10-01-2019) - Ngày 09 tháng giêng năm 2019, hơn 5 triệu tín hữu Philippines tham gia một cuộc rước kiệu "Nazareno Nero" truyền thống. Nazareno Nero là một bức tượng Chúa Giêsu Kitô vác Thánh giá có kích thước như người thật.
Chủ đề của buổi rước kiệu năm 2019 là "Các tín hữu Chúa Giêsu Nazareth: những người được chọn để phục vụ Ngài". Ðỉnh cao của chương trình là cuộc rước kiệu truyền thống đi vòng theo các con đường của Manila với bức tượng bằng gỗ màu đen, mô tả Chúa Giêsu vác Thánh giá lên đồi Calvario. Hàng ngàn tín hữu từ khắp các nơi trên đất nước tụ họp về Manila để tham gia lễ hội này.
Bức tượng Nazareno Nero được các nhà truyền giáo dòng Augustino mang từ Mexicô đến Manila trong năm 1607. Người ta cũng tin rằng một phần của bức tượng đã bị cháy đen khi chiếc thuyền mang tượng bị bốc cháy trong một hành trình xuyên Thái Bình Dương từ Mexicô, một thuộc địa của Tây Ban Nha vào thời điểm đó.
Ðức ông Hernando Coronel, Quản đốc của nhà thờ thánh Gioan Tẩy giả thuộc quận Quiapo ở Manila cho biết: "Lễ hội Nazareno Nero xoay quanh lòng sùng kính Ðức Kitô đau khổ, đối với người Philippines tự nhận như chính cuộc sống của họ, một cuộc sống hàng ngày được ghi dấu bởi nghèo đói và khổ đau".
Một đám rước có tượng Chúa Giêsu là trung tâm diễn ra trong khoảng 24 giờ, khởi đi từ Quirino Grandstand, tới Rizal Park, rồi trung tâm Manila, cuối cùng dừng lại tại nhà thờ Nazareno ở Quiapo. Trong dịp này trong nhà thờ có các linh mục ban Bí tích Hòa giải, và các cử hành phục vụ khác.
Trong bài giảng trong thánh lễ được cử hành hôm 09 tháng 01 năm 2019 Ðức hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng Giáo mục Manila nhắc nhở các tín hữu rằng: "Lòng sùng kính Nazareno Nero là tình yêu đối với Chúa Giêsu và đây không phải là sự cuồng tín. Bản chất của lòng sùng kính là tình yêu. Cuồng tín là quy về chính mình. Người sùng kính là người yên mến Chúa Giêsu. Người cuồng tín không yêu Ngài".