Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Công bố đề tài Ngày Hòa Bình thế giới: 1 tháng 1 năm 2019.

Filled under:


Công bố đề tài Ngày Hòa Bình thế giới: 1 tháng 1 năm 2019.
G. Trần Ðức Anh OP
Vatican (Vat. 6-11-2018) - Ðức Thánh Cha Phanxicô đã chọn đề tài cho Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 52 vào 1 tháng 1 năm 2019, là: "Chính trị tốt phục vụ hòa bình".
Một đoạn bình luận ngắn được Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến trong dịp này khẳng định rằng:
Bình luận
"Trách nhiệm chính trị là điều thuộc về mỗi công dân và đặc biệt là những người đã nhận lãnh sứ mạng bảo vệ và cai quản. Sứ mạng này hệ tại bảo tồn luật pháp và khuyến khích đối thoại giữa các tác nhân trong xã hội, giữa các thế hệ và các nền văn hóa. Không có hòa bình nếu không có sự tín nhiệm nhau. Và lòng tín nhiệm đòi điều kiện đầu tiên là tôn trọng lời đã cam kết. Sự dấn thân chính trị, - vốn là một trong những biểu hiện cao cả nhất của đức bác ái - bao gồm mối quan tâm đối với tương lai của đời sống và của trái đất, những người trẻ và bé nhỏ nhất, trong niềm khao khát của họ được viên mãn.
Sự tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ tăng ý thức cộng đoàn
Như thánh Gioan 23 đã nhắc nhở trong thông điệp "Hòa bình dưới thế" (Pacem in terris, 1963), khi một người được tôn trọng trong các quyền của họ, thì nơi họ cũng nảy sinh cảm thức về nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền của người khác. Các quyền lợi và nghĩa vụ của con người làm gia tăng ý thức mình thuộc về cùng một cộng đồng, với tha nhân và với Thiên Chúa (Xc ivi, 45). Vì thế chúng ta được kêu gọi mang đến và loan báo hòa bình như một tin vui về một tương lai trong đó mỗi người được tôn trọng trong phẩm giá và các quyền của họ".
Ngày 1 tháng 1 năm 2018, Ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 51 đã được cử hành với chủ đề "Di dân và tị nạn: những người nam nữ tìm kiếm hòa bình". (Rei 6-11-2018)


Ðức Thánh Cha: Chúa Giêsu mời ta đến dự tiệc Nước Trời, cân nhắc việc nói không.
Trần Ðỉnh, SJ
Vatican (Vat. 6-11-2018) - Nước Thiên Chúa thường được ví như một bữa tiệc. Chúa Giêsu mời chúng ta đến dự tiệc với Ngài nhưng ta có thường xuyên cáo lỗi để từ chối lời mời của Ngài không? Nhưng Chúa Jêsus rất tốt - Ðúng là Ngài rất tốt, nhưng Ngài cũng công bình nữa.
Ðoạn trích Tin Mừng chương thứ mười bốn của thánh Lu-ca sáng thứ Ba 6 tháng 11 năm 2018 xoay quanh bữa tiệc, một buổi thiết đãi do vị đứng đầu nhóm Pharisêu tổ chức và ông cũng mời Chúa Giêsu đến dự. Lời Chúa hôm qua thuật lại, và hôm nay tiếp nối, trong dịp đó, Chúa Giêsu đã chữa lành một người bệnh và ngài nhận thấy rằng nhiều khách dự tiệc cố gắng chiếm lấy chỗ nhất trong bàn tiệc. Do đó, Ngài đã khuyên người Pha-ri-siêu mời những người rốt hết đến dùng bữa, là những người không thể trả ơn cho họ.
Lời từ chối kép
Trong bữa tiệc, một trong những vị khách lên tiếng rằng: "Phúc cho ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!"
Ðó chính là một đoạn văn nói về lời từ chối kép. Và rồi Chúa Giêsu kể câu chuyện về một người kia tổ chức một buổi đại tiệc và mời rất nhiều khách. Những đầy tớ của ông nói với các vị khách: "Xin hãy đến, tiệc đã sẵn sàng! Nhưng tất cả chúng ta bắt đầu xin lỗi vì không đi được. Người thì mới mua một thửa ruộng, người mới tậu năm cặp bò, người thì mới kết hôn. "Và người ấy luôn luôn bào chữa, biện hộ. Họ xin lỗi. Xin lỗi là từ lịch sự để khỏi phải nói: "Tôi từ chối". Họ từ chối, nhưng một cách lịch sự ." Và rồi, ông chủ sai các đầy tớ ra ngoài đường để mời người nghèo, kẻ bệnh, người què quặt, kẻ đui mù và họ đến dự tiệc. "Và đoạn văn Tin Mừng kết thúc với sự từ chối thứ hai, nhưng nó được thốt lên từ miệng Chúa Giêsu". ( ...) "Ai từ chối Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đợi chờ, Ngài cho cơ hội thứ hai, có thể là thứ ba, thứ tư, thứ năm ... Nhưng cuối cùng Ngài từ chối"
Và sự từ chối này khiến chúng ta phải suy nghĩ về chính mình. Ðôi khi Chúa Giêsu gọi ta; Ngài gọi ta đến dự tiệc với Ngài, để ở gần Ngài, và để thay đổi cuộc đời. Hãy thử nghĩ xem Ngài tìm những người bạn thân nhất của mình và họ từ chối! Và rồi Ngài tìm những người bệnh tật ... và họ đi; có thể có người nào đó từ chối. Nhiều lần chúng ta nghe tiếng Chúa Giêsu gọi ta đến với Ngài, để làm một việc bác ái, để cầu nguyện, để gặp Ngài và chúng ta nói: "Nhưng, xin lỗi Chúa, con bận lắm, con không có thời gian đâu. Vâng, ngày mai, tôi không thể .. ." Và Chúa Giêsu vẫn ở đó.
Ðã bao nhiêu lần chúng ta trì hoãn với Chúa Giêsu
Không biết đã bao nhiêu lần chúng ta cũng xin Chúa Giêsu thứ lỗi khi Ngài "kêu gọi chúng ta gặp gỡ, trò chuyện". Chúng ta cũng từ chối lời mời của Ngài.
Mỗi người chúng ta thử nghĩ: trong cuộc sống của tôi, bao nhiêu lần tôi nhận thấy sự linh hứng của Chúa Thánh Thần để làm một việc bác ái, để gặp Chúa Giêsu nơi việc từ thiện ấy, để đi cầu nguyện, để thay đổi cuộc sống? Và tôi luôn tìm ra lý do để cáo lỗi, để từ chối.
Chúa Giêsu nhân hậu, nhưng công bình
Rốt cuộc, những ai sẽ vào Nước Thiên Chúa là những người không chối từ Chúa Giê-su hoặc những ai không bị Người từ chối. Người ta có thể nghĩ rằng Chúa Giê-su nhân hậu và Ngài tha thứ tất tả.
'Vâng, Ngài nhân hậu và giàu lòng xót thương. Ngài thương xót nhưng Ngài cũng công bình nữa. Và nếu bạn đóng cánh cửa con tim mình từ phía trong, Ngài không thể mở nó, bởi vì Ngài tôn trọng con tim chúng ta rất nhiều. Từ chối Chúa Giêsu là đóng cánh cửa từ bên trong và Ngài không thể vào được. Và không ai trong chúng ta khi từ chối Chúa Giêsu mà nghĩ về điều này: "Tôi đóng cửa đối với Chúa Giêsu từ bên trong".
Bằng chính cái chết, Chúa Giêsu đã trả cho bữa tiệc

Nhưng còn có yếu tố khác nữa đó là, ai trả tiền cho bữa tiệc? Ðó là Chúa Giêsu! Thánh tông đồ Phaolô trong bài đọc I, "cho chúng ta thấy hóa đơn cho bữa tiệc này ." Chúa Giêsu đã tự hủy mình, mang lấy thân phận đầy tớ, và khiêm nhường tự hạ đến nỗi chết trên thập giá ." Với cuộc sống của mình, Chúa Giêsu đã trả giá cho bữa tiệc. Còn tôi nói, "tôi không thể" ... Xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta ân sủng để ta hiểu mầu nhiệm của sự cứng lòng, của sự ngoan cố, của sự từ chối. Và xin Ngài cho ta ân sủng để biết khóc ."