Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Một bản Tân Ước do các học giả Do Thái chú giải tặng cho Đức Giáo hoàng

Filled under:

Một bản Tân Ước do các học giả Do Thái chú giải tặng cho Đức Giáo hoàng
cath.ch, 2019-03-27
Bản Tân Ước được người Do Thái chú giải.
Ngày 27 tháng 3-2019, các tác giả chú giải bản Tân Ước đã tặng Đức Phanxicô mó quà này.
Tìm cách để người do thái và kitô giáo gần nhau, nhà chú giải do thái người Mỹ  Marc Zvi Bretler cùng hợp tác với chuyên gia Tân Ước Amy Jill-Levine để chỉ đạo xuất bản quyển Tân Ước được người Do Thái chú giải (The Jewish Annotated New Testament). Dự án này là thành quả của ba năm làm việc với hơn ba mươi chuyên gia do thái được Nhà xuất bản Đại học Oxford (Oxford University Press) tài trợ.
Đối thoại do thái giáo-kitô giáo
Ông Marc Zvi Bretler giải thích trên nhật báo L’Osservatore Romano số ra ngày 27 tháng 3, tác phẩm cung cấp các chú giải của từng sách Tân Ước, đặc biệt chú ý đến bối cảnh do thái. Quyển sách nhắm đến hai loại độc giả: các tín hữu kitô mong muốn tìm hiểu bối cảnh này và các độc giả do thái ít quen thuộc với Tân ước và vai trò của nó trong đối thoại do thái giáo-kitô giáo. Quyển sách này có thể “là cầu nối giữa do thái giáo và công giáo .”
Ngoài các chú giải về bối cảnh lịch sử, quyển sách còn gồm năm mươi bài viết ngắn về thời kỳ Tân Ước cũng như các hiểu biết của người do thái về Chúa Giêsu, Thánh Phaolô và Mẹ Maria, phép rửa tội và Phép Thánh Thể, và cách chú giải Kinh Thánh của Israel về các Tin Mừng và tình trạng quan hệ giữa người do thái và tín hữu kitô. Họ viết: “Một số độc giả kitô giáo xem người Do thái là những người tham lam, trọng luật, bài ngoại, ghét phụ nữ và xem Chúa Giêsu như người sáng tạo ra ân sủng và lòng trắc ẩn. Thay vì đó, chúng tôi đưa ra cho thấy Chúa Giêsu và Thánh Phaolô nói theo truyền thống do thái chứ không chống lại. Ngay cả người do thái cũng nên đọc lại Tân Ước để bổ sung một số lỗ hổng trong giáo dục do thái .”
Báo L'Osservatore Romano cho biết, một ấn bản của tác phẩm này đã được tặng cho Đức Phanxicô vào cuối buổi tiếp kiến chung ngày 27-3-2019.
Ông Marc Zvi Bretler giải thích tiếp, dự án sẽ không ra đời nếu không có giáo huấn của Giáo hội và rất nhiều lời tuyên bố của Tòa Thánh về các quan hệ với do thái giáo. Nhà học giả cho biết, theo nghĩa này, Bản Tân Ước được người Do Thái chú giải đáp ứng cho “các lời tuyên bố tích cực này .” Ngày 28 tháng 3, ông Marc Zvi Bretler và bà Amy-Jill Levine trình bày quyển sách của họ tại Giáo hoàng Học viện Gregorian được Trung tâm hồng y Bea mời nói chuyện về các nghiên cứu do thái.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


Vì sao vua Jordania nhận giải “Nobel” công giáo hòa bình?
fr.aleteia.org, Ban biên tập Aleteia, 2019-03-28
Đức vua Jordania Abdallah II và hoàng hậu Rania tiếp Đức Phanxicô ở hoàng cung Amman ngày 24 tháng 5 – 2014.
Được mệnh danh là “Nobel” công giáo hòa bình, từ năm 1981, ngọn đèn Thánh Phanxicô Axixi là giải thưởng cao quý hàng năm được Dòng Phanxicô trao cho một nhân vật toàn cầu dấn thân vì hòa bình. Năm nay các tu sĩ Dòng Phanxicô trao cho đức vua Jordania Abdallah II.
800 năm sau khi Thánh Phanxicô Axixi gặp vua hồi giáo Malik al-Kamil ở Damiette (năm 1219), bây giờ đến lượt quốc vương Jordania Abdallah II đến thăm Thánh Phanxicô vào ngày 29 tháng 3 này. Đầu tháng 3, Linh mục Enzo Fortunatode, giám đốc văn phòng báo chí của đền thánh Axixi thông báo, Đức vua Abdallah II và hoàng hậu Rania sẽ đến đền thánh Thánh Phanxicô Axixi để nhận ngọn đèn hòa bình của Thánh Phanxicô.
1,3 triệu người tị nạn được Jordania đón nhận
Tưởng thưởng một nhân vật thế giới dấn thân cho hòa bình hay “mạnh mẽ cổ động để mang lại một khát vọng hy vọng và nhân đạo”, ngọn đèn Thánh Phanxicô còn được gọi là ngọn đèn của hòa bình hay “Nobel“ công giáo hòa bình, năm nay giải này được trao cho vua Jordania. Đức vua được tưởng thưởng vì “dấn thân cổ động cho nhân quyền, hòa hợp giữa các tôn giáo và đón nhận người tị nạn”. Nước Jordania hiện nay đón nhận gần 1,3 triệu người tị nạn.
Linh mục Enzo Fortunatode, phát ngôn viên của đền thánh Axixi nhấn mạnh: “Ngày nay, giữa sự sợ hãi và tin tưởng vào người khác, chúng tôi chọn tin tưởng”. Về phần mình, ông Fayiz Khouri, đại sứ  Jordania tại Rôma cho biết: “Cố gắng của vua Jordania để hỗ trợ cho hòa bình và hòa hợp trong thế giới là điều thiết yếu trong việc đấu tranh chống sự truyền bá các ý thức hệ có hại”.
Khi đến Axixi, nhà vua sẽ được Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tháp tùng. Sẽ có một giây phút cầu nguyện ở mộ Thánh Phanxicô. Theo dự trù bà Angela Merkel, thủ tướng Đức người nhận giải này năm 2018 sẽ có mặt ở sân trước vương cung thánh đường nơi diễn ra lễ trao giải.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Bà Angela Merkel nhận ngọn đèn Thánh Phanxicô Axixi, giải “Nobel” công giáo