Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật VII Thường Niên Năm A

Filled under:



CÂU HỎI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT 8 THƯỜNG NIÊN NĂM A                            
 Mt 6, 24-34
24 “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.
25 “Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?26 Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?27 Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?28 Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi;29 thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy.30Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin!31Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, hay mặc gì đây?32 Tất cả những thứ đó, dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó.33 Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.34 Vậy, anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.
  1. Đức Giêsu nói: Không ai có thể làm tôi hai chủ (Mt 6,24). Theo kinh nghiệm của bạn, bạn có quen biết ai có thể làm tôi hai chủ không?
  2. Tại sao Đức Giêsu khẳng định: Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được? Tại sao ta không thể đồng thời làm tôi cả hai?
  3. Đọc Mt 6,25-34. Động từ nào xuất hiện nhiều lần trong đoạn văn này? Đoạn văn Mt 6,19-24 mời ta đặt Thiên Chúa trên điều gì? Còn đoạn văn Mt 6,25-34 mời ta đặt Thiên Chúa trên điều gì?
  4. Tại sao câu nói của Đức Giêsu ở Mt 6,25 làm chúng ta hết lo âu?
  5. Tại sao câu nói của Đức Giêsu ở Mt 6,26-27 làm chúng ta hết lo âu về chuyện ăn uống?
  6. Tại sao câu nói của Đức Giêsu ở Mt 6, 28-29 làm chúng ta hết lo âu về chuyện áo quần?
  7. Tại sao câu nói của Đức Giêsu ở Mt 6,30-32 làm chúng ta hết lo âu về mọi nhu cầu vật chất?
  8. Trong bài Phúc âm này, Đức Giêsu nhắc nhở chúng ta không được lo lắng theo nghĩa nào?
Đức Giêsu có bảo chúng ta trở nên những người vô lo, vô trách nhiệm, lười biếng không?
  1. Bạn có kinh nghiệm gì khi sống câu Mt 6,33 không?
  2. Bạn có thấy câu Mt 6,34 giải phóng bạn khỏi gánh nặng lo âu không?


    ĐGH nói với giới trẻ về cách đọc kinh thánh

    Các bản trẻ của cha thân mến,kinh-thanh
    Nếu chúng con thấy cuốn Kinh thánh của cha thì chúng con chẳng ấn tượng chút nào. Cái gì-đó là cuốn Kinh thánh của Đức Giáo Hoàng sao? Một cuốn sách cũ mèm!
    Chúng con có thể mua cho cha cuấn Kinh thánh mới với giá 1 đôla, nhưng cha không thích lắm. Cha yêu cuốn sách cũ của cha, vì nó đồng hành với cha suốt nửa cuộc đời của cha. Nó ở với cha trong mọi thời điểm vui buồn. Nó là gia tài quý nhất. Cha sống vì nó và cha không để bất cứ thứ gì vào trong cuốn sách này.
    Cha thực sự thích cuốn Kinh Thánh mới dành cho giới trẻ lần này. Sách có nhiều màu sắc và phong phú về những lời chứng: lời chứng của các thánh, của người trẻ. Nó đang mời gọi đến nỗi khi chúng con đọc nó từ trang đầu, chúng con chẳng thể dừng cho tới trang cuối.
    Và sau đó…? Sau đó Kinh thánh lại để trên kệ sách bụi bặm. Rồi con cái chúng con ngày nào đó lại thấy nó và quẳng chúng đi.  
    Nó không phải để vứt đi như thế.
    Cha nói với chúng con đôi điều: Trên thế giới, hiện có nhiều Kitô hữu bị bách hại khóc liệt hơn so với thời Giáo hội sơ khai. Và vì sao họ bị bách hại? Bị bách hại vì họ mang vác thập giá để làm chứng cho Chúa Giêsu. Vì thế Kinh thánh quả là cuốn sách rất nguy hiểm; vì nguy hiểm nên trong một vài quốc gia, chúng con cần thích thú nó như thể chúng con đang dấu những vũ khí trong nhà của mình vậy.  
    Không là Kitô hữu, Mahatma Gandhi đã nói rằng: “Là Kitô hữu, các bạn chăm chút một tài liệu mà ẩn chứa trong đó nguồn năng lượng làm nổ tung tất cả nền văn hóa thành từng mảnh, chuyển đổi thế giới và mang hòa bình đến trong hành tinh thương tổn này. Nhưng bạn lại xem Kinh Thánh như một cuốn sách văn chương không hơn không kém.”    
    Vì thế, chúng con có gì trong tay? Một cuốn văn chương? Vài mẩu truyện vui cũ rích? Sau đó chúng con lại thích khoe với nhiều Kitô hữu bị bỏ tù hoặc bị tra tấn vì họ sở hữu cuốn Kinh thánh: “Bạn thật điên khùng, đó chỉ là cuốn truyện văn chương!”
    Không. Vì Lời Chúa có Ánh sáng chiếu tỏa vào thế giới nên nó không bao giờ lỗi thời. Trong Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng (số 175) cha nói rằng: “Chúng ta không tìm kiếm Thiên Chúa một cách mò mẫm, hay chờ đợi Ngài nói với chúng ta trước, bởi vì ‘Thiên Chúa đã nói với chúng ta rồi, và không có gì chúng ta cần biết mà Ngài đã không mặc khải cho chúng ta’. Chúng ta hãy đón nhận kho tàng siêu vời này của lời mặc khải.”
    Vì thế, các con phải có cái gì thánh thiện trong tay: Cuốn sách như một ngọn lửa! Qua Kinh thánh Thiên Chúa nói với chúng ta. Cần lưu ý rằng: Kinh thánh không phải để trưng trên kệ sách mà cần cầm trong tay để đọc mỗi ngày, cả trong tay của chúng con lẫn của tha nhân. Chúng con chơi thể thao, đi mua sắm với nhau. Tại sao lại không đọc Kinh thánh cùng nhau, chẳng hạn 2, 3 hoặc 4 người chúng con? Nơi thiên nhiên, trong rừng vắng hoặc nơi bãi biển, trong đêm tối với vài ánh nến…và chúng con có được trải nghiệm tuyệt vời!
    Hay chúng con sợ người khác liệt mình vào những kẻ dở hơi?
    Hãy đọc chăm chú! Đừng dừng lại ở bề mặt của câu chữ như thể chúng con đọc sách khôi hài! Đừng bao giờ đọc Lời Chúa một cách qua loa! Hãy hỏi chính chúng con xem: “Điều gì đang nói trong cõi lòng chúng con? Thiên Chúa có ngỏ lời của Ngài với tôi không? Ngài có đụng chạm đến tôi ở chiều sâu của tâm hồn tôi không? Tôi nên làm gì?” Chỉ trong cách này sức mạnh của Lời Chúa mới có thể tỏ hiện. Chỉ cách này mới có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta và làm cho cuộc đời chúng ta thêm tươi đẹp tuyệt vời.   
    Cha muốn nói với chúng con cách cha đọc cuốn Kinh thánh cũ này của cha. Thường thì cha đọc từng chút một; sau đó cha đặt sách xuống và chiêm ngắm Thiên Chúa. Không chỉ nhìn ngắm Chúa, nhưng còn để Ngài ngắm nhìn cha. Ngài ở đó. Chính cha để cho mình nhìn ngắm Ngài. Và cha cảm thấy – không phải bằng tình cảm ủy mị- cha cảm nhận những điều rất sâu xa mà Thiên Chúa nói với cha. Thi thoảng Ngài chẳng nói gì. Sau đó, cha không cảm thấy chi, chỉ thấy trống rỗng, trống rỗng và trống rỗng…Nhưng cha vẫn kiên nhẫn và đợi chờ, đọc và cầu nguyện. Cha ngồi cầu nguyện bởi nếu quỳ thì đầu gối cha đau lắm. Thỉnh thoảng cha cũng buồn ngủ khi cầu nguyện. Nhưng đó không phải là vấn đề hệ trọng. Cha thích mình như người con với cha của mình, và điều ấy quan trọng biết bao.
    Cha muốn chúng con giúp cha hạnh phúc, có được không? Hãy đọc Kinh Thánh!
    Giáo Hoàng Phanxicô
    Chuyển từ Anh ngữ: Giuse Phạm Đình Ngọc SJ