Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Công bố Sứ điệp Mùa Chay 2017 của Đức Thánh Cha

Filled under:

VATICAN. Trong sứ điệp Mùa Chay, ĐTC mời gọi các tín hữu lắng nghe Lời Chúa, để nhận ra và phụng sự Chúa Kitô trong tha nhân, nhất là những người nghèo khổ.
Lent.jpg

Mùa chay năm nay bắt đầu từ ngày 1-3-2017 tới đây, và sáng ngày 7-2-2017, Đức Ông Dal Toso, Tổng thư ký tại Bộ phục vụ phát triển nhân bản toàn diện, đã họp báo giới thiệu sứ điệp của ĐTC với chủ đề: ”Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”.

 Trong Sứ điệp ĐTC đặc biệt quảng diễn dụ ngôn Phúc Âm về người phú hộ hằng ngày yến tiệc linh đình, trong khi một người nghèo khổ là ông Lazzaro ngồi trước cổng nhà ông ta không có gì để ăn (Xc Lc 16,19-31).

 ĐTC viết: ”Ông Lazzaro dạy chúng ta rằng tha nhân là một hồng ân. Tương quan đúng đắn với con người hệ tại nhìn nhận giá trị của họ với lòng biết ơn. Cả người nghèo nơi cổng nhà người giầu không phải là một điều cồng kềnh gây phiền toái, nhưng là một lời mời gọi hoán cải và thay đổi cuộc sống.. Mùa chay là mùa thuận tiện để mở cửa cho mỗi người túng thiếu và nhận ra nơi họ khuôn mặt của Chúa Kitô. Mỗi người đến gặp chúng ta là một hồng ân và đáng được tiếp đón, tôn trọng và yêu mến. Lời Chúa giúp chúng ta mở rộng đôi mắt để đón tiếp và yêu mến sự sống, nhất là khi sự sống ấy yếu ớt”.

 Khi phân tích thái độ của người phú hộ, ĐTC nhận xét rằng: ”Tiền bạc có thể biến chúng ta và cả thế giới thành nô lệ, phải tuân hành một tiêu chuẩn ích kỷ, không còn chỗ cho tình thương và cản trở hòa bình. Dụ ngôn này tỏ cho chúng ta thấy sự ham hố tiền bạc của người phú hộ làm cho ông ta kiêu hãnh, háo danh, chỉ quan tâm phô trương bề ngoài trong khi trống rỗng trong nội tâm.. Người phú hộ ăn mặc như thể mình là vua, giả bộ cung cách như một vị thần, mà quên mình chỉ là một phàm nhân hay chết.. Vì thế, kết quả của sự quyến luyến tiền bạc là một thứ mù quáng: người giàu không thấy người nghèo đang chịu đói, bị đè bẹp trong tủi nhục!”.

 Trong phần kết luận, ĐTC cầu xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn các tín hữu trong hành trình mùa chay, thực hiện một con đường hoán cải đích thực, để tái khám phá hồng ân Lời Chúa, để được thanh thẩy khỏi tội lỗi vốn làm cho chúng ta mù qáng, hầu phụng sự Chúa Kitô nơi các anh chị em túng thiếu” (SD 7-2-2017)




Thiên Chúa ban cho chúng ta ba món quà vô cùng quý giá

Thiên Chúa là Cha đã ban cho chúng ta ba món quà vô cùng quý giá: một là căn tính làm con của Cha trên Trời, hai là trái đất này cùng công trình sáng tạo, ba là tình yêu mến của Ngài. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
PopeFrancis-07Feb2017-01.jpg
Chúng ta là con Thiên Chúa

Trên tất cả, Thiên Chúa đã ban cho chúng ta “DNA” và thế là Ngài dựng nên một con người, Ngài sáng tạo chúng ta theo hình ảnh Ngài, theo hình ảnh Ngài và giống như Ngài, giống như Ngài. Khi một người con được sinh ra, thì không thể đảo ngược được nữa: người con ấy đã thành hình, người con ấy đã hiện hữu, đã có đó. Dù ít dù nhiều, người con nhận lấy căn tính của cha.
Nếu người con trở nên tốt đẹp, thì người cha tự hào về con, bằng không thì? Nhưng nếu “xem ra là tốt thì!” Nếu có chút gì đó xấu, thì người cha vẫn nói: “Ồ, thật là tốt đẹp!” vì người cha là người cha. Luôn luôn như thế. Nếu đứa con trở nên tồi tệ, thì người cha bênh đỡ người con, chờ đợi người con… Chúa Giêsu dạy chúng ta về một người cha đợi chờ con cái. Chúa Giêsu ban cho chúng ta căn tính của người làm con: dù là nam hay nữ chúng ta phải nói thêm rằng chúng ta là những người con. Chúng ta giống Thiên Chúa bởi vì chúng ta là con cái Thiên Chúa.

Gìn giữ công trình tạo dựng

Thiên Chúa đã lao tác để làm nên công trình sáng tạo, và Ngài ban công trình ấy cho chúng ta. Ngài ban cho chúng ta công trình sáng tạo để đưa tất cả về cùng Đấng Tạo Hóa. Đừng phá hủy công trình sáng tạo, nhưng hãy làm cho công trình này phát triển, hãy chăm sóc, gìn giữ và làm trổ sinh hoa trái. Thiên Chúa đã ban cho chúng ta mọi sự.

Thật là hài hước, tôi nghĩ: Thiên Chúa lại không ban cho chúng ta tiền bạc. Chúng ta có tất cả. Vậy ai cho chúng ta tiền bạc? Tôi không biết. Bà ngoại có nói là: sự dữ đến từ những cái túi: tham muốn ham muốn… Chúng ta có thể nghĩ xem ai cho chúng ta tiền bạc… Thiên Chúa ban cho chúng ta công trình tạo dựng để chúng ta bảo tồn và làm sinh hoa kết trái. Đây là một quà tặng của Thiên Chúa. Đỉnh cao của cuộc tạo dựng, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, có nam có nữ, và Thiên Chúa đã dựng nên họ.

Tạ ơn Cha về ba món quà

Chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì ba món quà Ngài đã ban cho chúng ta: căn tính làm con Thiên Chúa, quà tặng là công trình sáng tạo, và tình yêu mến của Ngài. Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng của Ngài, để chúng ta gìn giữ căn tính làm con Thiên Chúa, để chúng ta lao tác với những tài năng nén bạc được trao phó mà làm sinh hoa kết trái, và để học biết yêu mến mỗi ngày một hơn.

(Tứ Quyết SJ, RadioVaticana 07.02.2017)



Lễ phong chân phước cho Justus Takayama Ukon ở Osaka, Nhật bản

Osaka – Sáng 07/02/2017, Đức Hồng y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Phong thánh, đã chủ sự Thánh lễ phong chân phước cho Justus Takayama Ukon (1552-1615), chân phước tử đạo người Nhật.
JustusTakayamaUkon-01.jpg

Chân phước Ukon, được biết với danh hiệu “samurai của Chúa Kitô”, thuộc dòng dõi quý tộc và là võ sĩ đạo Nhật bản trong thời gian các cuộc bách hại “tôn giáo Tây phương”. Ngài đã chọn con đường bị sỉ nhục và sống lưu vong hơn là từ bỏ đức tin Kitô giáo, chấp nhận mất tất cả tài sản, chức nghiệp, địa vị xã hội, danh dự và sự kính trọng, trở thành người vô gia cư và buộc phải sống lưu vong. Cuối cùng Ukon đã cùng với gia đình và 300 Kitô hữu Nhật bản chạy trốn sang Manila và qua đời ngày 04/02/1615.

Trong bài giảng, sau khi suy tư về sự tử đạo và nền văn minh Kitô giáo của tình yêu, Đức Hồng y Amato đã nhắc nhớ rằng Giáo hội tại Nhật bản đã được chúc lành với chứng tá rạng ngời của nhiều vị tử đạo và chính chân phước Ukon là một chứng nhânphi thường của đức tin Kitô giáo trong những thời gian khó khăn, của chống đối và bách hại.”

Đức Hồng y cũng nhắc lại cuộc đời của tân chân phước và hoạt động của người cỗ vũ Tin mừng không mệ mỏi ở Nhật bản. Đức Hồng y miêu tả các nét nổi bật của chân phước: “Được giáo dục về danh dự và lòng trung thành, một chiến binh thật sự của Chúa Kitô, không phải với các thứ vũ khí mà ngài là chuyên viên, nhưng bằng lời nói và gương mẫu.”

Đức Hồng y kêu gọi, cũng như chân phước Ukon, đừng xem Tin mừng là điều xa lạ với văn hóa Nhật bản. Nhưng như các thừa sai dòng Tên, ngài tránh những tranh cải biện hộ. Ngài sống đức tin của mình và sống đức tin như người Nhật bản, làm cho các truyền thống của nền văn hóa của mình được phát triển.

Đức Hồng y kết luận: “Việc phong chân phước cho Ukon là một hạt giống mà Chúa Quan phòng gieo vãi ở Nhật và trên thế giới. Gương mãu của vị chân phước thúc đẩy tất cả chúng ta sống đời sống đức tin và trung thành với Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô.”

JustusTakayamaUkon-02.jpg

JustusTakayamaUkon-03.jpg

JustusTakayamaUkon-04.jpg

JustusTakayamaUkon-05.jpg

JustusTakayamaUkon-06.jpg

JustusTakayamaUkon-07.jpg

JustusTakayamaUkon-08.jpg

JustusTakayamaUkon-09.jpg

JustusTakayamaUkon-10.jpg

JustusTakayamaUkon-11.jpg

JustusTakayamaUkon-12.jpg

JustusTakayamaUkon-13.jpg

Ảnh: takayamaukon.com