Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Thượng Hội Đồng: ngày thứ ba, 7 tháng Mười, 2015 - Vũ Văn An 10/7/2015

Filled under:

Theo Đài Phát Thanh Vatican, tại cuộc họp báo hôm nay, Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã thông báo rằng các nghị phụ Thượng Hội Đồng đã bầu các vị chủ tịch và điều hợp viên cho các nhóm nhỏ của mình. Mười ba nhóm nhỏ đã được phân chia theo ngôn ngữ. Các nhóm bắt đầu làm việc vào sáng thứ Tư về phần thứ nhất của Tài Liệu Làm Việc, là phần nói về bối cảnh trong đó gia đình hiện đại đang sống. 

Linh Mục Dòng Tên, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, Federico Lombardi, được sự tham gia của các Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput của Philadelphia, Laurent Ulrich của Lille, và Salvador Piñeiro García-Calderón của Ayacucho o Huamanga ở Peru. Cha Lombardi mời một số nghị phụ làm khách cho các buổi họp báo hàng ngày.

Đức Tổng Giám Mục García-Calderón cho biết các nghị phụ đã trao đổi quan điểm và ý kiến với nhau trong nhóm nói tiếng Tây Ban Nha của ngài. Các ngài trao đổi trong bầu khí huynh đệ và các vị giám mục “suy nghĩ như nhau về nhiều vấn đề”. 

Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput trình bầy một vài suy tư về Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới ở Philadelphia gần đây. Ngài nói rằng ngài không biết chắc về tác động của Cuộc Gặp Gỡ đối với Thượng Hội Đồng, nhưng ngài biết rõ nó “có một tác động đối với Đức Thánh Cha và tác động lớn đối với tôi”. Ngài cho biết: những người tới Philadelphia, dù được các giáo phận của họ đề cử, đã cử hành “điều được Giáo Hội hiểu về đời sống gia đình”. Đức Tổng Giám Mục nói rằng tại Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới người ta vỗ tay vang dội khi được nghe những điều Giáo Hội xưa nay vốn dạy. “Chúng ta phải củng cố chín mươi chín con chiên khi đi tìm một con chiên lạc” ngài nói thế.

Đức Tổng Giám Mục Chaput cho hay: điều tốt đẹp là có được các thành viên không bỏ phiếu trong nhóm làm việc, nhất là các phụ nữ, họ giúp các giám mục đạt được cái hiểu tốt hơn về đời sống gia đình.

Đức Tổng Giám Mục Ulrich giải thích rằng nhóm của ngài gồm những người nói cùng một ngôn ngữ nhưng rất khác nhau về phương diện văn hóa. “Chỉ vì chúng tôi nói cùng một ngôn ngữ không có nghĩa chúng tôi tìm được nhất trí và do đó, chúng tôi phải thảo luận và hòa hợp”. Đức Tổng Giám Mục Ulrich nói them rằng ngài thấy bầu khí trong nhóm rất thuận lợi để làm việc.

Đức Tổng Giám Mục Chaput cho biết: vấn đề ngôn ngữ nêu lên một số vấn đề.Theo ngài, bản dịch chính thức từ tiếng Ý sang tiếng Anh cần phải nghiên cứu cẩn thận để các giám mục biết chắc là mình nắm được tâm tư của văn bản gốc tiếng Ý. Ngài nói: “hiện có những vấn đề nghiêm trọng mà chúng tôi không hiểu, đó là vấn đề. Chúng tôi không thể bỏ phiếu nếu không hiểu mình bỏ phiếu cho điều gì”.

Nhiều câu hỏi được nêu lên về việc Thượng Hội Đồng sử dụng ra sao thứ ngôn từ nhậy cảm hơn khi nói về những người đồng tính chẳng hạn. Đức Tổng Giám Mục García-Calderón cho biết: cần phải nói ngôn từ của yêu thương. Đức Tổng Giám Mục Chaput nói them: ngài không biết phải nói ngôn từ này ra sao nhưng Đức Thánh Cha cần thận trọng. “Ngôn ngữ là một vấn đề lớn, không phải chỉ nhậy cảm đối với thế giới mà còn phải nhậy cảm đối với Tin Mừng và sự thật của Tin Mừng và chúng ta cần thận trọng trong ngôn từ ta dùng để bảo vệ cả hai”. 

Cha Lombardi cho biết: các góp ý của các vị giáo phẩm tại Thượng Hội Đồng không được Phòng Báo Chí phân phát. Một số vị cho đăng các góp ý của mình trên blog và các trang mạng khác và đó là sự khôn ngoan riêng của các vị. Ngài nói rằng các góp ý của các cặp vợ chồng tại Thượng Hội Đồng sẽ được công bố cho các phương tiện truyền thông. 

Đức Tổng Giám Mục Chaput nói thêm: ngài chưa bao giờ có mặt tại một hội nghị mà ở đó lại không có những nhóm vận động hậu trường cho một hướng đi nhất định nào đó. “tôi xin bảo đảm với qúy bạn là việc này vẫn đang có. Đó là điều xẩy ra khi những con người nhân bản họp hành với nhau. Chúng ta không nên chướng tai gai mắt hay ngạc nhiên về việc này, miễn là nó diễn ra cách ngay thẳng và trung thực, chứ đừng theo cách ăn thua, đúng hơn phải nhằm sự thực”

Nhiều cơ quan thi hành luật pháp Hoa Kỳ công khai trưng bày hàng chữ “ Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa”.
Giuse Thẩm Nguyễn
Nhiều Cơ Quan Thi Hành Luật Pháp phớt lờ các nhà phê bình – công khai trưng bày hay dán hàng chữ “ Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa”.(In God We Trust)

Trong những tháng gần đây, rất nhiều cơ quan thi hành luật phát đã dán hoặc treo câu phương châm “Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa” trên các xe cảnh sát tuần tra, gây lên sự quan ngại trong giới phê bình.

Theo một tường trình mới đây trên tờ New York Times, rất nhiều cảnh sát đã tự bỏ tiền mua và dán câu phương châm này trên các xe tuần tra của họ.

“Nếu tôi dùng tiền của mình để mua câu phương châm và câu này cũng có trên là cờ của tiểu bang, thì tôi có thể trưng bày câu phương châm ấy trên xe tuần tra của tôi,” Cảnh sát tuần tra, Johnny Moats, thuộc quận hạt Polk, người đã viết thư cho cảnh sát Georgia để ủng hộ việc đặt câu phương châm này trên các xe của cơ quan công lực đã nói như thế. “Hầu như mỗi ngày, tôi đều nhận được điện thoại của các cảnh sát tuần tra khác và nói rằng ‘Tôi đã làm xong rồi, hay bạn có thể gởi cho tôi bức hình xe tuần tra của bạn có gắn câu phương châm không ?’

Nhưng việc phô bày câu phương châm này đã bị chỉ chích dữ dội, theo đài truyền hình Fox 7 ở Austin, Texas thì Trụ Sở Cảnh Sát Chidress là một trong 57 sở cảnh sát đã nhận được thư khiếu nại của cái gọi là Nhóm Quyền Tự DoTôn Giáo có trụ sở ở Winconsin , yêu cầu tháo bỏ bảng phô bày mang tính tôn giáo này.

“Chúng tôi lấy làm quan ngại từ phía những người không tín ngưỡng trong những cộng đồng nhỏ bé hơn, nơi đó họ cảm thấy bị xúc phạm,” Cô Annie Laurie Gaylor, người cầm đầu nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo nói với đài truyền hình Fox 7 như vậy. “Những tuần tra viên và cảnh sát này nghĩ rằng họ nghe theo lời hướng dẫn của Chúa hơn là luật công dân của chúng ta và điều này làm chúng tôi sợ hãi.”

Cảnh Sát Trưởng của Sở Cảnh Sát Childress là Andrian Garcia đã gởi văn thư trả lời tới các nhóm chống đối và đăng trên phương tiện truyền thông xã hội. Vị cảnh sát bảo các nhóm chống đối rằng “ hãy đi chỗ khác chơi.”

Theo báo New York Times thì hiện tượng này đang tăng dần. Cảnh sát viên và trụ sở cảnh sát bắt đầu phô bày những bảng châm ngôn, trong khi nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo cho rằng việc trưng bày châm ngôn là vi hiến và cần chấm dứt. Cuộc tranh chấp gây chú ý và càng lúc càng nhiều cơ quan thi hành luật pháp tham gia.

Nhóm Quyền Tự Do Tôn Giáo đã vô tình làm cho việc trưng bày phương châm lan rộng ra. Cô Gaylor thú nhận “Tôi không nghĩ chúng ta có thể làm được gì,”

Nguồn gốc của phương châm “In God We Trust”

“Chúng tôi tin tưởng nơi Thiên Chúa” là câu châm ngôn của quốc gia Hoa Kỳ, được sinh ra và gắn bó mật thiết với bản quốc ca của Hoa Kỳ “The Star-Spangled Banner” được sáng tác vào năm 1814 bởi Francis Scott Key và chính thức được quốc hội thông qua và trở thành quốc ca Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 3 năm 1931 dưới thời Tổng Thống Herbert Hoover. Chính trong lời ca của bài quốc ca cũng nhắc tới câu châm ngôn này. Câu này đã được khắc trên đá, trên tường của những tòa nhà thuộc cơ quan công quyền, nó còn được in trên tiền giấy và đúc trên tiền cắc lưu hành qua khắp nơi. Câu châm ngôn này cũng được khắc vào trong tim và được thốt lên từ miệng của hàng triệu người Mỹ yêu chuộng tự do. Khi một vị Tổng Thống hay một vị quan chức chính quyền nhậm chức, theo truyền thống họ đặt tay trên Thánh Kinh để tuyên thệ và trung thành với châm ngôn quốc gia “Chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa.” 

Những người Việt Nam khi mới đặt chân tới ngưỡng cửa Đại Học Cộng Đồng đều được học bài học đầu tiên này. Người Mỹ đến vùng đất này không phải vì lý do kinh tế, nhưng vì lý do tín ngưỡng. Niềm tin của họ bi bách hại và họ đến đây để được tự do sống với niềm tin của mình. Hằng năm, họ tạ ơn Thiên Chúa qua lễ Tạ Ơn (Thanksgiving), họ tổ chức mừng đại lễ Chúa Giáng Sinh (Christmass), họ kỷ niệm ngày Chúa chịu chết và sống lại bằng Lễ Phục Sinh (Easter)…

Qua thời gian, giữa một cái xã hội càng ngày càng xuống dốc về luân lý, có những kẻ vô thần đã muốn xóa bỏ câu châm ngôn đó nơi công cộng và cùng với chính sách mị dân của các viên chức dân cử, chúng đã thực hiện được vài yêu sách như chúng muốn.

Hôm nay phong trào dán, trưng bày câu phương châm trên các xe cảnh sát chỉ là sự về nguồn. Khi mà những nhân viên cảnh sát không chắc là mình có thể trở về nhà an bình sau một ngày công tác, thì họ còn biết trông cậy vào ai bây giờ… dĩ nhiên chỉ có Thiên Chúa mới chính là câu trả lời cho tất cả những vấn nạn trong đời họ.