Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Tin Công Giáo Thế Giới ngày 30.09.2016

Filled under:


Tin Công giáo Việt Nam: Từ 25-29/9/2016

Ở Georgia, Đức Giáo hoàng thúc giục phải tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia



georgia-20160930
“Sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc và quốc gia trong vùng, là điều kiện tiên quyết và không thể loại trừ cho một tiến trình chung sống trường tồn và đích thực. Điều này đòi hỏi nhiệt tâm và cân nhắc giữa đôi bên mỗi ngày một hơn. Không thể bỏ qua sự tôn trọng về các chủ quyền của mọi quốc gia trong khuôn khổ luật pháp quốc tế .”
Đây là những lời của Đức Phanxicô trong bài diễn văn đầu tiên ở George, nói với các giới chức chính quyền tại dinh tổng thống ở Tbilisi. Đức Phanxicô giải thích “Đối thoại dân chủ, tinh thần ôn hòa và trách nhiệm, tất cả đều đang cần thiết hơn hết trong thời khắc lịch sử này, khi không thiếu chủ nghĩa cực đoan bạo lực đang thao túng và làm méo mó các nguyên tắc tôn giáo và dân sự, biến chúng thành những mô hình đen tối của sự thống trị và chết chóc .”
georgia-20160930-2
Khi máy bay hạ cánh ở Tbilisi, Đức Phanxicô được chào đón tại sân bay, với sự hiện diện của Tổng thống Georgi Margvelashvili và Thượng phụ Chính thống Tông tòa, Ilia II. Đức Giáo hoàng ôm hôn thượng phụ cao niên và hai người hôn chào nhau. Nghi lễ chào đón đơn giản, với quốc thiều và cảnh binh. Ngay sau đó, Đức Giáo hoàng lên đường đến dinh tổng thống để gặp mặt nguyên thủ quốc gia và các giới chức dân sự.
Đức Giáo hoàng được tổng thống triết gia Georgi Margvelashvili chào đón tận cửa. Sau buổi gặp riêng, ngài ra Sảnh Danh dự trước dinh. Margvelashvili kế nhiệm tổng thống Mikheil Saakashvili, người lãnh đạo Cách mạng Hoa hồng 2003, lật đổ tổng thống đầu tiên của Georgia thời hậu Xô-viết, Eduard Shevardnadze người từng là ngoại trưởng của Mikhail Gorbachev. Chính phủ khai sinh từ Cách mạng Hoa hồng thể hiện rõ ý hướng ngả về phương Tây và cắt đứt mọi liên hệ với Matxcơva, đưa đất nước hướng đến thị trường tự do và đầu tư nước ngoài, với một chương trình tư nhân hóa cụ thể. Tháng tám 2008, bất hòa nổ ra giữa Georgia và Nga về quyền kiểm soát Ossetia, dẫn đến xung đột vũ trang khi quân đội Georgia tiến vào vùng đất này. Lữ đoàn tăng của Nga sớm lấy lại ưu thế, và tiến thẳng đến sát thủ đô Tbilisi của Georgia. Các vết thương từ biến cố này, vẫn chưa lành hẳn.
Tổng thống Georgia có lời chào đón Đức Phanxicô, cảm ơn vì sự ủng hộ của Tòa Thánh. Nói về Abkhazia và Nam Ossetia, ông dùng những lời cứng rắn trực tiếp khi nói đến nước Nga.
“Đất nước này vẫn đng là nạn nhân của sự xâm lược quân sự từ một quốc gia khác. 20% lãnh thổ chúng tôi bị chiếm đóng, và 15% là người tị nạn. Những người này bị tước mất nhà cửa, đơn giản bởi họ là người mang sắc tộc Georgia. Cách đây chỉ 40km, có một hàng rào thép gai ngăn cản những người hàng xóm và thân quyến gặp gỡ nhau. Chỉ cách nơi này 40km, con người đang hàng ngày phải chứng kiến bạo lực, bắt cóc, giết người và xâm phạm làm tổn hại trầm trọng phẩm giá con người. Nhưng bất chấp tất cả, chúng tôi không tìm kiếm xung đột, chúng tôi đơn giản muốn tìm cách để đem hòa bình đến với đất nước mình, và tìm sự giải phóng khỏi sự đô hộ nước ngoài .”
Trong bài diễn văn của mình, Đức Giáo hoàng nhắc lại
“Lịch sử hàng trăm năm của Georgia, nền văn hóa và các giá trị của đất nước này, góp phần trọn vẹn và đặc biệt vào nền văn minh châu Âu. Cũng lúc đó, từ vị trí địa lý, Georgia như một cây cầu tự nhiên nối châu Âu và châu Á, một mối liên kết thuận tiện hóa giao tiếp và liên hệ giữa các dân tộc.
Trong 25 năm qua, từ khi tuyên bố độc lập, Georgia đã xây dựng và củng cố các thể chế dân chủ, và tìm cách bảo đảm sự phát triển bao dung và chân thật nhất. Tôi hi vọng con đường hòa bình và phát triển sẽ tiến tới với sự dấn thân kiên định của toàn xã hội, để tạo điều kiện cho sự ổn định, công lý và tôn trọng luật pháp, để thăng tiến và đem lại cơ hội lớn hơn nữa cho tất cả mọi người.
Tiến trình đích thực và bền vững này là điều kiện tiên quyết và không thể bỏ qua, để có được sự chung sống hòa bình giữa tất cả dân tộc và quốc gia trong vùng. Điều này đòi hỏi nhiệt tâm và cân nhắc giữa đôi bên mỗi ngày một hơn. Không thể bỏ qua sự tôn trọng về các chủ quyền của mọi quốc gia trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Như thế cần có đối thoại văn minh, với lý lẽ, ôn hòa và trách nhiệm. Tất cả đều đang cần thiết hơn hết trong thời khắc lịch sử này, khi không thiếu chủ nghĩa cực đoan bạo lực đang thao túng và làm méo mó các nguyên tắc tôn giáo và dân sự, biến chúng thành những mô hình đen tối của sự thống trị và chết chóc.
Chúng ta phải thật tâm đặt con người lên vị trí hàng đầu, nhìn nhận hoàn cảnh của họ và theo đuổi mọi nỗ lực để ngăn chặn không cho sự khác biệt biến thành bạo lực gây hủy hoại cho dân tộc và xã hội. Những khác biệt về sắc tộc, ngôn ngữ, chính trị, và tôn giáo, không phải để bị lạm dụng mà biến bất hòa thành xung đột và xung đột thành thảm họa, nhưng phải là một nguồn phong phú hóa lẫn nhau cho tất cả mọi người vì lợi ích chung.
Điều này đòi hỏi tất cả mọi người phải được thực thi trọn vẹn đặc tính của mình, được sống chung hòa bình nơi quê nhà hay tự do trở về quê hương nếu như họ từng bị ép buộc phải rời đi. Tôi hi vọng các giới chức dân sự sẽ tiếp tục thể hiện bận tâm cho tình trạng của những người này, mong họ tận tâm tìm kiếm những giải pháp rõ ràng thay vì đặt ra những vấn đề không giải quyết được gì .”
J.B. Thái Hòa chuyển dịch