TRỞ THÀNH DẤU CHỈ THỜI ĐẠI
“Cảnh sắc đất trời thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét?” (Lc 12,56)
Suy niệm: Cuộc sống con người được dệt bằng muôn ngàn dấu chỉ. Các thứ bảng hiệu, đèn xanh đèn đỏ, là dấu chỉ; thậm chí tiền bạc, nụ hôn, bản nhạc buồn vui… tất cả đều là dấu chỉ, nói lên những sắc thái của đời sống xã hội, qua đó con người giao tế, biểu cảm và xây dựng cộng đoàn. Chưa hết, con người rất thích những dấu chỉ lạ, sẵn sàng bỏ tiền, bỏ thời giờ, dù có phải lặn lội đường xa để đến xem cho kỳ được, chẳng hạng một danh ca, một người mẫu nổi tiếng, một nhà trí thức… Tuy nhiên, trước những dấu chỉ của thời đại mời gọi con người nhận ra ý nghĩa siêu nhiên, nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa thì con người vẫn cứ lì lợm không chịu sám hối ăn năn bỏ đàng tội lỗi. Đây là một thực tế đau lòng khiến Chúa phải nhiều lần quở trách.
Mời Bạn: Dấu chỉ thường đi liền với chứng nhân. Chứng nhân làm tốt, dấu chỉ sẽ đẹp; ngược lại dấu chỉ sẽ mờ đi hay dẫn tới nguy hiểm nếu chứng nhân làm điều xấu. “Lời nói bay đi, gương bày lôi kéo”. Khi bạn làm được một điều tốt, bạn nâng cả thế giới lên (Émile Leseur). Vì vậy ta phải thận trọng trong cách ăn nết ở để không trở nên những dấu chỉ phản cảm cho người khác.
Sống Lời Chúa: Khi bạn làm một việc thờ phượng, một việc bác ái với tất cả sự trân trọng và tấm lòng của bạn, lúc đó bạn đang là chứng nhân, đang làm một dấu chỉ tốt cho tha nhân.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, thiên nhiên và cuộc sống là hai trang sách Chúa mở sẵn cho con đọc và ghi chú vào đó. Xin giúp con biết nhận ra ý Chúa và sống sao cho đẹp lòng Chúa mỗi ngày. Amen.
Chân Phước Josephine Leroux
(c. 1794)
Josephine là một nữ tu dòng Thánh Clara Khó Nghèo ở Valenciennes, nước Pháp, vào thời Cách Mạng Pháp bắt đầu. Ngài buộc phải trở về gia đình khi nhà dòng được lệnh giải tán. Trong thời gian đàn áp các cộng đồng tôn giáo, quân đội Áo chiếm được thành phố này. Vì tu viện bị phá hủy, nên ngài phải gia nhập cộng đoàn của các nữ tu Ursulines. Khi lực lượng cách mạng tái chiếm thành phố này, Josephine bị bắt về tội phản quốc.
Khi đối chất với những người lính đến bắt, ngài thật điềm tĩnh nói: "Để bắt một phụ nữ yếu đuối như tôi thì đâu cần phải mất nhiều công sức như vậy." Và ngài thản nhiên lấy nước, bánh trái mời họ ăn, sau đó theo họ đến nhà tù.
Quân cách mạng kết án tử hình ngài vì cho rằng ngài đã phạm luật khi vẫn tiếp tục đời sống tu trì dù có lệnh cấm. Sau khi được rước Mình Thánh, ngài đi theo tên lý hình trong khi miệng hát bài thánh ca. Ngài cất tiếng tha lỗi mọi người và hôn tay tên lý hình. Ngài được tử đạo ngày 23-10-1794.
Hai Cha Con Và Con Lừa
Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người Mỹ thường kể cho con cái nghe nhất đó là câu chuyện: "Hai cha con và con lừa". Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo saụ Người đi đường thấy thế bèn nói: "Cha gì mà không biết thương con! Ngồi trễm trệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!". Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừạ Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: "Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại đi cuốc bộ". Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: "Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa".
Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừạ Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: "Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế".
Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừạ Lần này thì cũng có người phê bình: "Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ". Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.
Ðôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng tạ Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị "rung động" bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.
Trong Giáo Hội cũng có những người mắc phải chứng bệnh thích chỉ trích phê bình người khác. Họ quên rằng mình cũng chỉ là những con người đầy khiếm khuyết. Họ là những gai nhọn hoặc dấm chua trong Giáo Hộị Sự hiện diện của họ thường gây sứt mẻ hơn là góp phần xây dựng Giáo Hội trong tình yêu thương và hiệp nhất.