Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Một cựu em bé-lính thành họa sĩ thập giá

Filled under:

“Tôi đánh mất tuổi thơ đâu đó trên các rặng núi ở Salvador .”

Lên 4 tuổi, anh và chị bị giết trước mặt, lên 12 tuổi, có vũ khí trong tay, anh gia nhập  hàng ngũ phiến quân. Trong những năm 1980, có đời sống tuổi thơ ở San Salvador là chuyện không thể. Christian Chavarria biết thế nào là nghèo, là đói, là nội chiến, là lưu đày.
 un-ancien-enfant-soldat-devenu-peintre-de-croix
Bây giờ anh nói: “Đời của tôi là hồng ân, tôi cám ơn Chúa đã cho tôi được có hồng ân này và đã cho tôi tất cả những gì tôi có ngày hôm nay”. Christian là họa sĩ chuyên vẽ thập giá, anh dùng màu rất sặc sỡ theo truyền thống văn hóa địa phương của anh. Nhưng theo anh, những màu sắc này là những màu sắc “Chúa dùng để vẽ thế giới chúng ta”, nhưng con người, qua hành động của mình đã biến thế giới thành “màu đen, màu xám .”
Và anh là người được nhờ vẽ cây thập giá lớn trong thánh lễ đại kết của Giáo hội công giáo và Giáo hội Luther thế giới (LWF) ngày 31 tháng 10 sắp tới ở Lund, Thụy Điển để kỷ niệm 500 cải cách giáo phái tin lành.
Anh là người Salvador, từng là lính trẻ con, anh cho biết: “Đất nước tôi là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới. Nhưng chúng tôi cũng làm được những chuyện rất tốt, rất nhiều người trong nước luôn tin tưởng và hy vọng, họ vẫn còn ý chí chiến đấu cho công chính và hòa bình”.
un-ancien-enfant-soldat-devenu-peintre-de-croix-2
Câu chuyện của anh Christian
Anh kể: “Tôi sống trong trại tị nạn 8 năm, ở đó tôi bắt đầu vẽ. Tôi luôn nghe những người chung quanh tôi nói, đời là thập giá, phải vác thánh giá mỗi ngày. Cuộc sống thật tàn ác và đau khổ. Rất nhiều người bị giết. Nhưng tất cả những chuyện này có thể biến thành những điều tốt hơn. Thập giá mà chúng tôi mang, chúng tôi phải biến thành biểu tượng của hy vọng, của đức tin và của sự sống”. Christian không có tuổi thơ: “Tôi mất tuổi thơ đâu đó trên các rặng núi El Salvador”.
Anh kể cuộc trốn chạy với gia đình đến Honduras, quân đội bắn cả hai phía ở biên giới. Một cuộc tàn sát khủng khiếp! Nhưng may mắn gia đình anh Christian được bình an và đến được trại tị nạn.
Bảy năm sau khi trở về Salvador, lòng người trai trẻ đầy giận dữ và muốn trả thù như bao nhiêu người khác. Tất cả đều chứng kiến một người thân nào đó trong gia đình mình, anh, chị, em, cha, mẹ bị chết trước mặt. Anh gia nhập hàng ngũ phiến quân, gia nhập vào đám hổn quân hổn quan không chút dè dặt.
Sự hoán cải của anh
Và rồi một biến cố làm đảo lộn cuộc đời trai trẻ của anh: “Một ngày nọ, hai người bạn của tôi chết dưới làn bom. Tôi hét lên, mẹ tôi và các người khác cầu nguyện. Tôi rất giận và nói với mẹ tôi: Làm sao mẹ có thể cầu nguyện Chúa mà Chúa không nhận lời? Chúa thật hung ác! Mẹ tôi nói: Con đừng đổ lỗi cho Chúa, không phải Chúa làm những chuyện này. Chúa làm việc giữa chúng ta nhưng quỷ cũng làm qua chúng ta. Trong cuộc sống, con sẽ trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng con không được đổ lỗi cho Chúa, con cám ơn Chúa và hãy có lòng thương xót. Nếu con muốn nhìn Ngài, con hãy nhìn nơi con mắt của các bạn con, của người láng giềng của con, Chúa đang ở đó; nhưng con cũng nhìn nơi con mắt của kẻ thù của con và con sẽ có thể thấy Chúa trong chính con mắt của con, trong chính tâm hồn của con”.
Christian lúc đó mới 11 tuổi. Sau bao nhiêu biến cố, em đến được thủ đô. Em muốn tìm việc làm để giúp đỡ gia đình. Nhưng nhất là em «muốn học để thay đổi đất nước, để đất nước đi ra khỏi bạo lực». Em tìm được Giáo hội Luther, Giáo hội đã giúp gia đình em trong cuộc đi trốn, lưu đày và cuối cùng là trở về xứ. «Qua Giáo hội Luther, Chúa đã cứu tôi. Các người trong Hội đã cho tôi đến trường. Họ giúp tha nhân không phân biệt tôn giáo, họ nhìn ai cũng là con của Chúa. Điều này làm cho tôi rất thích và tôi quyết định xác nhận đức tin của mình».
Sự nghiệp nghệ sĩ
Lên 13 tuổi, Christian bắt đầu một cuộc sống khác. Ngành họa đi theo anh khắp nơi, mới đầu chỉ là thú tiêu khiển nhưng sau thành một nghề: «Nghệ thuật của tôi là quà tặng của Chúa, nhiều người thích các thập giá tôi vẽ ( …)», anh giải thích. Nhưng ở Salvador vẫn còn nội chiến, năm 1993, sau khi bị đe dọa chết, Christian buộc phải trốn một lần nữa. Anh đến Thụy Điển. Một nước rất xa văn hóa và lối sống của anh. Nhưng chính ở Thụy Điển mà nghề của anh được chắp cánh: như những con chim bồ câu anh vẽ trên các thập giá của mình.
Anh kể, một ngày nọ, anh tặng một mục sư Phần Lan một trong các cây thập giá của mình, từ đó anh có rất nhiều đơn đặt hàng, càng ngày càng nhiều.
 un-ancien-enfant-soldat-devenu-peintre-de-croix-3
Hai năm rưỡi sau anh về lại Salvador. Bây giờ anh có xưởng vẽ ở tầng cuối của một nhà dòng Luther, khi có nhiều việc, anh thuê người khác cùng làm với anh. Các tác phẩm của anh thì khác nhau, vì theo anh, «sáng tạo của Chúa là vô tận», các tác phẩm này đi khắp thế giới, chúng vào tay của những nhân vật quan trọng như Đức Phanxicô chẳng hạn. Qua các thập giá của mình, Christian nói với mọi người: «Chúng ta không ở một mình. Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta. Chỉ cần nhìn, nghe và mở lòng ra với Chúa».
Với Đức Giáo hoàng ở Thụy Điển
Trên nền thập giá là bàn tay của Chúa ôm nhân loại vào lòng, bức tranh này được vẽ cho buổi cầu nguyện chung với Giáo hội Luther do Đức Phanxicô cùng với Giám mục Munib A. Younan, chủ tịch Giáo hội Luther thế giới và mục sư Martin Junge, tổng thư ký Giáo hội Luther thế giới.  Bức tranh còn vẽ cây nho với các cành nho tượng trưng cho dân của Chúa. Cây nho kết với giếng rửa tội, nơi con người được tái sinh. Trên cao là bữa tiệc thánh, nơi mọi người được mời đến dự, bất kể tôn giáo, đàn ông, đàn bà, vì tất cả chúng ta đều là con của Chúa.
Marta An Nguyễn dịch