Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca (Lc 12: 13-21)
13 Có người trong đám đông nói với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi."14 Người đáp: "Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh? "15 Và Người nói với họ: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu."16 Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: "Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi,17 mới nghĩ bụng rằng: "Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!18 Rồi ông ta tự bảo: "Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó.19 Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!20 Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?21 Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó."
SUY NIỆM 1
Nội dung đoạn Tin Mừng này thuật lại việc một người nọ yêu cầu Chúa Giêsu đứng ra để chia gia tài cho anh ta, Người đã từ chối việc phân chia đó, nhưng nhân cơ hội này, Chúa Giêsu đã nói với người đó rằng: “Hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ tham lam, vì không phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu”.
Và, như để giúp cho người nghe hiểu được điều mình nói, Chúa Giêsu kể một dụ ngôn về người phú hộ trúng mùa. Sau khi đã xây lại kho lẫm để tích trữ lúa thóc, người phú hộ tự mãn với bản thân: “mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã”.
Với câu nói đó cho thấy người phú hộ này khi nghĩ đến số của cải mà ông đang có thì cho rằng, thế là bảo đảm cho cuộc đời của ông rồi, không cần phải lo lắng gì cả. Thế nhưng, ông quên mất một điều mà có lẽ không ít người trong chúng ta cũng thường quên đó là cái chết.
Quả thật, trước cái chết, của cải giầu sang, danh vọng, địa vị, chức quyền... tất cả không có ý nghĩa gì nữa. Nhưng người phú hộ ở đây lại quên mất đi điều đó. Chính vì thế mà người phú hộ này mới bị coi là người khờ dại. Cái dại của ông ta ở đây là không nhìn xa trông rộng.
Ông không nhận ra rằng, những thành qủa mà ông đã được không phải là do ông mà có, nhưng tất cả là do Đấng đã ban cho mình sự sống để làm ra những thứ kia, ban cho mưa thuận gió hòa để có mùa màng tốt đẹp. Bởi vì, như lời Thánh vịnh 127: “Nếu Chúa không xây nhà thì những thợ làm chỉ uổng công. Nếu Chúa không giữ thành thì người canh giữ thành cũng luống công”.
Và người phú hộ này cũng không thấy xa ở chỗ, cứ tưởng rằng như thế là chắc ăn rồi, coi như kết cuộc rồi, mà quên rằng, khi chết, ông sẽ phải bỏ lại tất cả.
Qua dụ ngôn người phú hộ trúng mùa, có thể có người cho rằng đoạn Tin Mừng này chỉ thích hợp với những người giàu có, với những người tiền dư bạc thừa, họ mới cần nghe để mà học hỏi cũng như phải lo lắng, còn mình có gì đâu để mà thu tích, để mà xây thêm kho tích trữ? Nếu nghĩ những thứ chúng ta thu tích chỉ là tiền tài, của cải, thì lối suy nghĩ đó không sai; thế nhưng, cũng cần biết rằng, ngoài tiền tài, ngoài của cải ra, con người còn có thể thu tích những thứ khác, như công danh, sự nghiệp, chức quyền, địa vị… hoặc nếu không phải những thứ đó, thì có người lại nghĩ đến và lo lắng cho thân xác mà quên đi đời sống tâm linh.
Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta nhìn lại đời mình, nhìn lại để điều chỉnh hướng sống. Hướng sống của những người có niềm tin phải là hướng đi về những giá trị của Tin Mừng và cùng đích cuộc đời.
Xin cho Lời Chúa hôm nay luôn soi sáng hướng dẫn chúng ta, để trong mọi hoàn cảnh sống, dù đang làm gì, hay sống ở môi trường nào, chúng ta cũng biết tìm kiếm và xây dựng những giá trị Nước Trời là công bằng, bác ái, liên đới chia sẻ, vì đó chính là hành trang và kho tàng cho cuộc sống mai sau của chúng ta. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Những tranh chấp như thế cần được giải quyết bằng đối thoại trực tiếp hoặc qua trung gian; nhưng trong thực tế, đôi khi người ta phải nại đến pháp luật. Nhưng, nại đến pháp luật là điều không nên, bởi vì luật thì công minh, nhưng người thi hành luật thì không luôn luôn công minh. Hơn nữa, trước pháp luật, tương quan huynh đệ sẽ đổ vỡ, vì người ta buộc phải biện hộ cho mình và để biện hộ cho mình, thì phải tố cáo người khác, mà người khác lại là chính người thân của mình. Chính vì thế, trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su nói: “Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công” (Mt 5, 25). Đức Giê-su mời gọi chúng ta hành động theo hình ảnh Thiên Chúa, Đấng là tình yêu, được ghi khắc trong nhân tính của chúng ta.
Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?
hoặc cửa nhà tăng thêm vẻ phong lưu,
vì khi chết, nó đâu mang được cả,
kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.
Lúc sinh thời, nó tự hào tự đắc:
“Mình làm nên, thiên hạ tán dương mình!”
Nhưng rồi nó cùng tổ tiên về chung kiếp,
chẳng bao giờ còn được thấy ánh dương!
Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không hiểu biết gì;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia phải chết.