Ông Mickaël Mangot là tiến sĩ kinh tế, chuyên gia vế kinh tế ứng xử và kinh tế hạnh phúc. Ông là tác giả các sách Hạnh phúc như Crésus? Các bài học bất ngờ của kinh tế hạnh phúc (Eyrolles). Nhà kinh tế học xác nhận, hạnh phúc là chuyện của cảm xúc và tình cảm hơn là chuyện có nhiều tiền. Dù vậy cho lại góp một phần lớn vào việc mang lại hạnh phúc.
“Cho là làm tốt cho người khác và cho cả chính mình”, đó là câu khâu hiệu của tổ chức Lòng quảng đại của nước Pháp năm 2015. Một câu khẩu hiệu dùng lại cho năm nay. Cái gì làm lôi cuốn ông trong lời nhắn này?
Đó là lời nhắn mới làm nổi bật các góc cạnh thường được dùng cho các lời kêu gọi đóng góp cho các công việc từ thiện (trách nhiệm, đạo đức, tình cảm). Với một khẩu hiệu như vậy, tổ chức Lòng quảng đại nước Pháp đóng góp cho cái mà xã hội ngày nay nhận biết các việc tốt lành của sự đóng góp cho tất cả mọi người. Là chuyên gia về kinh tế của hạnh phúc, tôi nghiên cứu phương thức thế nào qua các cách đối xử về mặt kinh tế, nhất là qua cách chúng ta tiêu thụ riêng cũng như ở hãng xưởng, cái gì có thể có ảnh hưởng trên hạnh phúc của chúng ta. Và theo nghiên cứu, có một loại hành động về mặt kinh tế gia tăng hạnh phúc một cách đáng kể, đó là đóng góp cho từ thiện.
Tiền không mang lại hạnh phúc, nhưng cho thì mang lại hạnh phúc, đúng vậy. Theo ông, người ta càng cho thì người ta càng có nhiều may mắn để được hạnh phúc?
Tôi làm việc qua các nhận xét của các nhà nghiên cứu quốc tế, ở trong phòng thí nghiệm cũng như ở trong đời sống thực tế. Khởi đi từ các chất liệu này, chúng tôi quan sát và thấy những người cho từ thiện thì hạnh phúc hơn những người không cho (cùng tuổi tác, cùng hoàn cảnh xã hội-kinh tế). Một nghiên cứu quốc tế cho thấy khi cho, người cho tăng thêm mức độ hài lòng với cuộc sống của mình tương tự như người được tăng lương gấp đôi. Rõ ràng: một đồng tiền đem cho thì đáng giá hơn (20 lần hơn) một đồng tiền kiếm được bằng đồng lương! Và đóng góp từ thiện thì gia tăng hạnh phúc một cách lâu bền hơn là tiêu thụ.
Làm thế nào để giải thích chuyện này?
Các hiểu biết về hạnh phúc như khoa tâm lý, khoa thần kinh học và cả khoa kinh tế đều đo ba tầm mức của hạnh phúc: đầu tiên hết là mức độ xúc cảm thường được gọi là “thoải mái tình cảm” có nghĩa là thăng bằng giữa xúc cảm tích cực và tiêu cực diễn ra trong một thời gian ngắn. Sau đó là mức độ nhận thức, phản ảnh qua sự “thoả mãn với cuộc sống”, một ghi nhận chung cho đời mình được diễn ra ở một thời gian trung bình. Và cuối cùng là mức độ tâm lý, hay còn gọi là “thoải mái tâm lý”, được đánh dấu qua một thời gian dài hơn, bao gồm các cảm giác khác nhau như tinh thần tự lập, làm chủ được đời mình, quan hệ với người khác, tự tin, cuộc đời có ý nghĩa, vv.).
Khi cho, người cho có những cảm xúc tích cực ngay lập tức, họ hài lòng với cuộc sống hơn, cuộc sống có nhiều giá trị hơn, người cho cảm thấy mình tự lập hơn trong các chọn lựa của mình, cảm nhận mình có tác động trên thế giới và tìm được ý nghĩa cho cuộc đời. Tôi có thể nói như văn hào Jean-Jacques Rousseau trong Các mơ màng của một người lữ hành đơn độc (Rêveries d’un promeneur solitaire): “Tôi biết và tôi cảm nhận, làm điều tốt là hạnh phúc đích thật nhất mà tâm hồn con người có thể nếm được .”
Ở Mỹ, các nghiên cứu cho thấy những người không có gì lại cho nhiều hơn người giàu. Nghịch lý sao?
Không. Thật sự đó không phải là nghịch lý. Hiến tặng đáp ứng với rất nhiều động lực. Cho thì mang một hình ảnh tích cực hơn về mình, về xã hội. Đối với những người ở dưới bực thang, đó là điều rất quan trọng cho họ. Hiến tặng, đứng ngang hàng với tiêu thụ khoe khoang, góp phần mang đến một cương vị xã hội.
Ông có lời khuyên nào cho những người tặng nhưng không biết cách nào để tặng?
Tôi khuyên họ không nên chờ ở những chương trình kêu gọi to lớn trên truyền hình như Téléthon để cho, nhưng huy động sức lực để có thể cho suốt năm, bằng những món tiền nhỏ nhưng thường xuyên, hơn là cho những món tiền lớn nhưng hiếm. Như thế mới giúp chúng ta kết nối thường xuyên với các giá trị của mình. Tôi không thích trả tiền kiểu đóng tiền tự động, vì, để có được hạnh phúc, sự hiến tặng phải được thực hiện một cách có ý thức; nếu mình dùng cách trả tiền tự động, mình sẽ mau quên. Nhưng tôi cũng hiểu, để cho các tổ chức từ thiện có được hạnh phúc, họ cũng cần sự giúp đỡ thường xuyên và cần biết các đóng góp thường xuyên để dự trù công việc được cụ thể hơn ... Các tổ chức đó có thể làm khuyếch rộng tầm mức tương trợ của sự biếu tặng, bằng cách tổ chức các nhóm ân nhân, tạo cho các ân nhân một cảm nhận mình thuộc về một nhóm, cùng chia sẻ các giá trị chung với nhau.
Là người có lòng tin, có đóng góp vào việc tạo ra hạnh phúc không?
Các nhà nghiên cứu thấy có một liên hệ, việc hiến tặng rõ ràng có một tác động rất tích cực nơi những người có thiện cảm và giữ một tôn giáo. Dưới mắt những người có lòng tin, họ thấy thế giới ít hỗn loạn hơn vì họ tin ở Chúa, họ tìm một ý nghĩa cho cuộc sống của họ và họ nối kết với thế giới về mặt xã hội, dù chỉ đưa họ đến các buổi lễ, nơi họ gặp các người khác.
Theo báo cáo của tổ chức Danh mục Hiến tặng Thế giới năm 2015 (World Giving Index 2015) nghiên cứu về lòng quảng đại trên thế giới, nước Pháp ở sau các nước Phương Tây khác, làm sao giải thích sự kiện này?
Con số cho thấy, có khoảng 30% ân nhân thường xuyên ở Pháp so với con số từ 60 đến 70% ở các nước nói tiếng Anh. Nơi những nước nói tiếng Anh, tổng số các hiến tặng của tư nhân từ 0,5% đến 1,4% tổng sản phẩm trong nước (GDP), trong khi ở Pháp chỉ có 0,1%. Các thói quen qua việc hiến tặng thường là phản ảnh các cơ cấu chính trị, qua đó trình độ dân chúng được tiến triển. Ở Pháp, Quốc gia lo một số công việc xã hội và người Pháp quen dựa trên nhà nước trong những việc này. Rất nhiều người không cho vì họ đã cho qua việc đóng thuế. Nhưng, quà tặng, một cách tự nguyện, không phải là đóng thuế! Các nghiên cứu xác nhận, sự cách biệt 30% chỉ số hạnh phúc giữa người Pháp và các nước gọi là “hạnh phúc nhất thế giới” (các nước Bắc Âu và các nước nói tiếng Anh, anglo-saxon) giải thích vì sao việc hiến tặng ít bành trướng ở Pháp.
Sự ngờ vực của người Pháp đối với Quốc gia có thể có một tác động trên các hiến tặng của họ không?
Có, tôi nghĩ có. Từ lâu chúng ta đã biết người dân cho các cơ quan càng nhiều khi họ nghĩ rằng các tổ chức này có hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, các quà tặng cho các hiệp hội cũng tùy thuộc vào nhận thức về sự hiệu quả của Quốc gia và như thế là vào thuế má mà Quốc gia nhận được. Khi Quốc gia ít hiệu quả thì các trung gian như các hiệp hội cũng bị khổ theo. Tác động trên quà tặng bị tiêu cực khi người dân trả nhiều thuế và họ có cảm tưởng đồng tiền của mình đã không được dùng đúng chỗ. Khi gặp tình huống này, thái độ phổ biến là bỏ qua các trung gian như các hiệp hội để giữ lại tiền cho mình hay lo cho người thân của mình.
Kinh tế của hạnh phúc
Trào lưu nghiên cứu mới về kinh tế này được các nhà kinh tế học ngoài truyền thống triển khai vào những năm 1970. Những người này bắt đầu nghiên cứu các tương quan giữa các dạng khác biệt về kinh tế và mức độ hạnh phúc của người dân trên khắp thế giới. Cùng lúc là sự phát triển của khoa tâm lý tích cực, nghiên cứu sự triển nở của các cá nhân, hoặc ngành tâm lý chủ trương hưởng lạc, quan tâm đến lạc thú và sự thỏa mãn. Các trào lưu này ghi nhận có sự lợi ích của các cảm xúc tích cực và tình trạng thoải mái tinh thần hơn là các chứng bệnh tâm thần.
Marta An Nguyễn chuyển dịch