Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

5 Phút Cho Lời Chúa 29/10/2016

Filled under:


BÀI HỌC KHIÊM TỐN
“Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên.” (Lc 14,11)
Suy niệm: Một cơn bão quét qua, những cây càng to mà rễ càng trồi lên không ăn sâu dưới đất, thì càng dễ bị tróc gốc; những ngôi nhà càng cao tầng thì móng càng phải đào cho sâu thì mới vững chãi, tránh được sự cố sụt lún mà có khi dẫn đến bị sụp đổ bình địa. Quy luật về trọng lực cho biết trọng tâm của một công trình càng ở vị trí thấp, công trình đó càng vững chắc và có khả năng vươn cao. Bằng một dụ ngôn, Chúa Giê-su dạy chúng ta người biết hạ mình thì phẩm giá của họ lại được tôn trọng. Hạ mình không có nghĩa là làm những việc đồi bại xúc phạm đến nhân phẩm của mình, nhưng là quên mình phục vụ tha nhân trong yêu thương. Hạ mình như Ngôi Hai: từ bỏ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, mặc lấy xác phàm, khiêm tốn phục vụ, chịu chết trên thập giá để cứu chuộc muôn người.
Mời Bạn: Chúa đã nêu gương hạ mình cho chúng ta, còn chúng ta lại muốn ngoi lên “đè đầu cưỡi cổ” người khác. Đành rằng mọi cộng đoàn nhân loại đều cần có quyền bính nhưng là để phục vụ chứ không phải để thống trị nhau. Nếu bạn muốn phẩm giá mình được tôn trọng, nhất là được tôn trọng trước mặt Chúa, thì càng ở địa vị cao, bạn càng cần hạ “trọng tâm” của mình xuống.
Chia sẻ kinh nghiệm về một lần bạn nâng mình lên chẳng may bị hạ xuống.
Sống Lời Chúa: Làm một cách chu đáo một việc thật nhỏ phục vụ người khác mà lâu nay bạn không làm vì cho rằng nó quá tầm thường.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su đáng mến, xin cho con biết học gương khiêm nhường của Chúa, để con biết khiêm tốn phục vụ anh chị em con.

Chân Phước Tôma ở Florence
(c. 1447)
Là con của một người hàng thịt ở Florence, có một thời gian Tôma sống rất hoang đàng đến nỗi những người hàng xóm phải ngăn cấm con cái họ không được chơi với anh. Một người đàn ông giầu có trong tỉnh là bạn với Tôma đã đưa anh vào con đường đồi trụy hơn trước. Khi bị buộc vào một tội ác trầm trọng mà anh không phạm, Tôma chạy đến người bạn này để xin bảo vệ. Nhưng ông ta không thèm nhìn mặt và đuổi anh đi. Thật tan nát, Tôma lang thang trên đường phố cho đến khi anh gặp một linh mục, là người đã lắng nghe câu chuyện của Tôma và đưa anh về nhà của ngài. Sau đó, ngài đã giúp anh được vô tội.

Sau khi cắt đứt mọi liên lạc với bạn bè cũ, Tôma bắt đầu một cuộc đời cầu nguyện và sám hối. Được tràn đầy ơn Chúa, anh xin gia nhập dòng Phanxicô làm thầy trợ sĩ. Tôma trở nên một người gương mẫu trong dòng, sống khắc khổ, và giữ kỷ luật rất nghiêm nhặt. Thầy mặc những quần áo vất đi của các thầy khác. Và thầy thường đắm mình trong sự xuất thần. Mặc dù thầy chưa bao giờ được tấn phong linh mục và vui vẻ chấp nhận phục vụ với tư cách một trợ sĩ, Tôma được bổ nhiệm làm giám đốc đệ tử viện. Nhiều người trẻ đã noi gương con đường nên thánh của ngài.

Thầy Tôma đã sáng lập thêm nhiều trường đệ tử ở vùng nam nước Ý. Và Đức Giáo Hoàng Martin V đã kêu gọi thầy rao giảng chống lại bè phái Fraticelli, là những linh mục Phanxicô lạc đạo. Thầy cũng được yêu cầu đến Orient để cổ võ sự hợp nhất giữa Giáo Hội Đông Phương và Tây Phương. Ở đây thầy bị cầm tù và có thể được lãnh triều thiên tử đạo. Nhưng đức giáo hoàng đã chuộc ngài với số tiền rất lớn. Thầy Tôma trở về Ý và từ trần khi trên con đường đến Rôma, là nơi ngài hy vọng được phép trở lại Orient.

Các Ông Là Quái Vật
Cuốn phim ẸT. (nghĩa là người đến từ bên ngoài trái đất) đã là khởi đầu cho những giả thuyết về sự hiện hữu của nhiều giống người khác trên hành tinh. Chúng ta hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó những người này đến viếng thăm trái đất của chúng tạ Có lẽ họ sẽ phải học hỏi rất nhiều nơi chúng tạ Họ sẽ nghiên cứu về các tôn giáo hiện hữu trên mặt đất. Họ sẽ tra cứu mọi thứ  triết thuyết và mọi lẽ khôn ngoan cũng như bao cái điên rồ của con người� Sau cùng họ sẽ điều tra về những người Kitô và khám phá ra rằng thủ lãnh của họ là Giêsu Kitô� Chúng ta hãy thử tưởng tượng cuộc đối thoại giữa họ và những người Kitô. 
- Ông Giêsu Kitô là aỉ 
Một người Kitô sẽ trả lời: 
- Ô�ng là một người Do Thái, ông đã được muôn dân trông đợi từ ngàn xưạ Ông đến như một vị tiên tri để cứu thoát trần thế. 
- Thế nhưng họ đã làm gì với ông tả 
- Thưa, họ đã đóng đinh ông vào thập tự. 
Và một người trong cuộc đối thoại sẽ thêm: 
- Phải, có lẽ ông ta đã không đến đúng lúc. Giả như  ông đến bây giờ đây, thì mọi sự có lẽ sẽ khác� Người ta sẽ thông cảm với ông, sẽ yêu mến ông và như vậy, tình huynh đệ đại đồng như chúng ta hằng mong ước sẽ được thực hiện� Thực là đáng tiếc, ông Giêsu đã đến không đúng lúc. Thật là một tai nạn đáng tiếc. 
Một người Kitô khác có lẽ sẽ phản đối: 
- Tôi không đồng ý. Chúa Giêsu có đến lúc nào và ở đâu, thì mọi sự cũng sẽ diễn ra như thế thôị 
Theo dõi cuộc đối thoại, không chừng người đến từ hành tinh khác sẽ phát biểu: 
- Vậy thì các ông là những quái vật. 
Có lẽ giống người của chúng ta trên mặt đất này là những quái vật. Và chính vì thế mà Chúa Giêsu đã đến để cứu độ chúng tạ Ngài đã yêu thương chúng tạ Ngài đã thể hiện lòng nhân từ đối với chúng ta, bởi vì chúng ta là những quái vật. 
Chúng ta hãy thử nhìn vào các giống vật đang chia rẽ sự  sống với chúng ta trên mặt đất này. Chúng nó có thể cắn xé những con thú khác không thuộc giòng giống của nó. Nhưng chúng nó không bao giờ giết hại cắn xé lẫn nhaụ Còn giống người của chúng ta thì saỏ 
Nhưng thập giá của Ðức Kitô không chỉ là một mặc khải về tính cách quái vật của con người, nó còn là một thể hiện của Tình Yêu Thiên Chúa dành cho con ngườị Ðó là dấu chỉ của Tình Yêu, của Hòa Bình. 
Người Kitô mang trên người, vẽ trên người, dấu thập giá để ca tụng Tình Yêu của Thiên Chúa cũng như để nói lên thiện chí xây dựng Hòa Bình của họ. 
Ước gì dấu thánh giá chúng ta làm mỗi ngày sẽ luôn nhắc nhở cho chúng ta về Tình Yêu kỳ diệu của Thiên Chúa cũng như mời chúng ta không ngừng xây dựng Hòa Bình với tất cả những người xung quanh.