SỐNG VÔ VỊ LỢI
“Khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế ông mới thật có phúc.” (Lc 14,13-14)
Suy niệm: Tục ngữ Việt Nam nói: “Có qua có lại, mới toại lòng nhau”. Dẫu biết rằng có cái gì đó không ổn nhưng thói đời vẫn thường đem luật công bằng giao hoán đó để áp dụng vào tương quan giữa người với người. Nhưng để sống trong thế giới của “những người lành trong ngày sống lại”, Chúa dạy ta phải vượt ra khỏi cái vòng luẩn quẩn vay-trả trả-vay đó. Thế nên “đặt tiệc” mà “mời những người nghèo khó,” những người “không có gì đáp lễ” nghĩa là biết sống cách vô vị lợi; cho đi mà không mong đền đáp; cho cách quảng đại với tất cả tình thương mến và tôn trọng.
Mời Bạn: Phải chăng Lời Chúa dạy không thực tế? Có thể lắm, nhưng vẫn có những người như bà Roberta Langtry, giáo viên tiểu học ở Toronto, phục vụ trẻ khuyết tật trong 55 năm, sống âm thầm đạm bạc để sau khi lìa đời, tặng số tiền để dành 3,8 triệu USD cho hội bảo tồn thiên nhiên Canada. Borden, người thực hiện di chúc của bà nói: “Lantry sống rất đạm bạc, nhưng sẵn sàng âm thầm gửi ngân phiếu ‘nặng đô’ cho những người bà nghĩ là đang rất cần tiền” (Báo Tuổi Trẻ 3/10/06). “Đặt tiệc” bằng cả cuộc đời cống hiến cách vô vị lợi như bà quả là một gương sống Lời Chúa thật đẹp phải không bạn? Vậy bạn hãy đưa Lời Chúa vào cuộc sống của bạn đi.
Chia sẻ: Lời Chúa và gương sống đó đã khơi lên trong bạn lòng trắc ẩn nào? Bạn sẽ làm gì trước lời mời gọi này?
Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái một cách âm thầm, vô vị lợi.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết sống đẹp và ý nghĩa qua việc sống quảng đại và vô vị lợi với mọi người.
Thánh Wolfgang ở Regensburg (924-994)
|
Thánh Wolfgang sinh ở Swabia, nước Đức, và theo học tại một trường gần tu viện Reichenau. Ở đó ngài gặp Henry, một nhà quý tộc trẻ mà sau này là Đức Tổng Giám Mục của Trier. Từ đó trở đi, Wolfgang tiếp tục liên lạc với đức tổng giám mục, dạy giáo lý trong trường của giáo phận và hỗ trợ đức tổng trong việc cải cách hàng giáo sĩ.
Khi Đức Tổng từ trần, Wolfgang quyết định trở thành một tu sĩ dòng Biển Đức và di chuyển đến một tu viện ở Einsiedeln, bây giờ thuộc Thụy Điển. Ngài được bổ nhiệm làm giám đốc trường đệ tử của nhà dòng và sau khi thụ phong linh mục, cùng với một số tu sĩ, ngài sang Hung Gia Lợi để truyền giáo cho người Magyar, nhưng mới được một năm, Hoàng Đế Otto II đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục của Regensburg (gần Munich). Ngay lập tức ngài bắt đầu việc cải tổ hàng giáo sĩ, hồi phục quy luật tu viện, cổ võ việc giáo dục, ngài hăng say rao giảng và đạt được nhiều kết quả khả quan, đặc biệt ngài nổi tiếng về lòng bác ái đối với người nghèo. Dù là giám mục, ngài vẫn mặc y phục của một tu sĩ dòng và sống khắc khổ.
Khao khát của ngài là sống thầm lặng trong tu viện để chiêm niệm, nhưng trách nhiệm của một giám mục đã không cho phép, ngoài ra ngài còn là thầy dạy tư của Hoàng Đế Henry II khi còn nhỏ. Vào năm 994, sau một cuộc hành trình ngài bị lâm trọng bệnh và từ trần ở Puppingen, gần Linz, nước A¨o. Lễ giỗ của ngài được cử mừng một cách rộng rãi trong hầu hết các quốc gia trung Âu Châu. Ngài được phong thánh năm 1052.
Một Ngày Ðể Nhớ Ðến Thần Dữ
Hôm nay ngày cuối tháng 10. Buổi chiều ngày cuối tháng 10 được người Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, nghĩa là vọng lễ các thánh.
Có lẽ do những rơi rớt còn lại của một ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời những người Celtic trước Công nguyên, ngày vọng lễ các thánh mang màu sắc ảm đạm ma quái.
Trong các cửa tiệm, hàng hóa được trưng bày một khung cảnh quái dị: những hình nộm được tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng mắc khắp nơi, những đồ chơi trẻ em cũng được khoác lên những nét kinh hãi quái dị. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội dung quái đản, kinh dị. Buổi tối ngày Halliween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe chuyện ma quái.
Phải chăng mỗi năm người ta dành một ngày để nhắc nhở về sự hiện hữu và tác quái của thần dữ? Nhưng liệu con người ngày nay còn ý thức được tội lỗi và sự tác động củ thần dữ không?
Thi sĩ Baudelaire của Pháp đã có lần nói: "Sự thành công của ma quỷ là thuyết phục được con người rằng nó không hiện hữu".
Với những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất cả những vụ quỷ ám mà Kinh thánh nói đến chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh hoạn mà ngày nay khoa học có thể tìm ra nguyên nhân. Với luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào đã loại trừ ma quỷ ra khỏi cuộc sống.
Có lẽ ngày nay, người ta ít có dịp chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tường như Thánh kinh đã ghi lạị Tuy nhiên, dù muốn dù không, không ai có thể chối cãi được một sức mạnh luôn cày xéo tâm hồn con người, luôn lôi kéo con người đến chỗ tự hủy và hủy diệt lẫn nhaụ Mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng cho kinh nghiệm của mỗi người: "Ðiều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi không muốn là, thì tôi lại làm". Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn khuyến dụ, luôn lôi kéo con người vào tội ác... Thánh Phêrô hẳn không thể nào quên được lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Hỡi Satan, hãy tránh khỏi mặt Ta". Trong lá thư đầu tiên gửi cho các tín hữu, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức luôn. Kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử luôn gầm thét lượn quanh, tìm mồi để cắn xé. Anh em hãy chống cự và kiên vững trong Ðức Tin".
Là người tín hữu, chúng ta không ngừng cầu nguyện bằng chính lời Kinh của Chúa Giêsu: "Xin cứu chúng con khỏi ác thần". Ước gì lời Kinh ấy luôn nhắc nhở chúng ta về sự tác động liên lỉ của ma quỷ trong cuộc sống của từng người chúng tạ Nhưng chúng ta không phải hãi sợ bởi vì chúng ta không chiến đấu một mình mà cùng với và bằng chính sức mạnh của Ðấng đã nói: "Ðừng sợ hãi, vì Ta đã thắng thế gian".