Thiên Chúa là người cha, không phải là ông chủ
Kitô hữu đừng khắc nghiệt quá đáng. Thiên Chúa cho chúng ta tự do và sự trìu mến, để chúng ta có lòng thương xót.
Đây là lời của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong bài giảng thánh lễ ban sáng ngày thứ hai 24-10, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta.
“Bài Phúc âm theo thánh Matthêu kể lại việc trưởng hội đường nổi giận đùng đùng khi Chúa Giêsu chữa lành cho một bà bị què trong ngày Sabbath. Ông ta nói Chúa Giêsu đã phạm luật Thiên Chúa khi làm thế trong một ngày được dành riêng để nghỉ ngơi và thờ phượng.
Chúa Giêsu đã gọi trưởng hội đường là đạo đức giả, đây là lời khiển trách Chúa thường dùng cho những người giữ Luật một cách khắc nghiệt. Luật không phải được lập nên để nô lệ hóa chúng ta, nhưng là để chúng ta được tự do, để cho chúng ta làm con cái Chúa.
Dưới lớp vỏ khắc nghiệt, luôn là một thứ gì đó. Vì thế mà Chúa Giêsu dùng từ “giả hình!”
Phía sau thái độ khắc nghiệt luôn có một thứ gì đó khác trong đời sống người đó. Khắc nghiệt không phải ơn từ Thiên Chúa. Mà là hiền lành, tốt bung, nhân từ, và tha thứ. Còn khắc nghiệt thì không.
Trong nhiều trường hợp, sự khắc nghiệt che dấu một cuộc sống hai mặt, nhưng cũngcó thể là một chứng bệnh nữa.
Có những người đau khổ vì họ vừa khắc nghiệt vừa chân thành, đó là bởi họ thiếu sự tự do của con cái Chúa. Họ không biết làm cách nào để đi theo con đường mà Luật Chúa vạch ra.
Họ có vẻ tốt lành bởi họ tuân giữ Luật, nhưng họ đang che đậy một thứ gì đó, hoặc là họ giả hình, hoặc là họ đang mắc bệnh. Và họ đau khổ.
Trong dụ ngôn người con hoang đàng, người anh cả luôn luôn hành xử tốt, lại nổi giận khi cha mình vui mừng chào đón đứa em ăn chơi trác táng trở về. Thái độ này cho thấy có một dạng tốt lành không ổn, một dạng tốt lành đang che đậy thứ gì đó. Che đậy sự kiêu ngạo vì mình sống công chính.
Người anh khắc nghiệt và sống cuộc đời vâng theo Lề luật, nhưng anh chỉ xem cha mình là ông chủ. Còn người kia, đã vi phạm luật, đã trở về với cha trong thời khắc cuộc đời đen tối nhất, và xin cha tha thứ.
Thật không dễ để bước theo Lề luật mà không rơi vào sự khắc nghiệt. Nhưng chúng ta hãy nguyện xin.
Xin cho anh chị em chúng ta, những người đang nghĩ rằng sống khắc nghiệt là tuân giữ con đường của Chúa. Nguyện xin Chúa cho họ cảm nhận được Chúa là Cha, và Chúa yêu mến lòng thương xót, sự trìu mến, nhân từ, hiền lành, và khiêm nhượng. Và nguyện xin Chúa dạy cho chúng ta đi theo đường lối Chúa với những thái độ này.”
J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Radio Eng
«Dòng sông đầy hận thù và hung bạo không có gì chống lại được với đại dương của lòng thương xót được tràn ngập trên thế giới», Đức Giáo hoàng viết trong lời nói đầu của quyển sách «Đừng sợ phải tha thứ» của linh mục Luis Dri, cha giải tội ở Buenos Aires và bạn thân của Đức Jorge Mario Bergoglio khi ngài là Tổng giám mục ở đây.
Radio Vatican cho biết, quyển sách được thực hiện với sự hợp tác của ký giả Andrea Tornielli và Alver Metalli, được nhà xuất bản RaiEri phát hành và sẽ được bán trong các tiệm sách ở Ý ngày thứ ba 25 tháng 10.
Đức Phanxicô đã viết: «Đứng trước một cuộc chiến phân mảnh trên toàn cầu như cuộc chiến chúng ta đang sống, mọi dấu hiệu đánh dấu tình bạn, mọi giải hòa, mọi rào cản bị chận lại, mọi bàn tay đưa ra dù không ồn ào đều nhắm đến để xây dựng xã hội» từ gia đình cho đến các quan hệ giữa các Quốc gia: một «biển đại dương của lòng thương xót để chống với hận thù, trong biển này con người được thấm vào và được thanh tẩy.»
Đức Phanxicô cũng nhắc đến việc linh mục Luis Dri đã dành rất nhiều thì giờ để ngồi tòa ở Buenos Aires: ngài còn nhớ thói quen linh mục hôn tay người xưng tội và cha bị dày vò vì đã «tha thứ quá nhiều».
Đứng trước Bí tích Thánh Thể, linh mục xin Chúa tha thứ cho mình vì tha tội quá nhiều, cũng như Thánh Léopold Mandic, cha nói với Chúa Giêsu, chính Chúa đã làm «gương xấu» cho con.
Đức Phanxicô nói: «Chưa bao giờ thái độ này cần thiết như bây giờ» cho người đi xưng tội, dù họ là người có thói quen hay đi xưng tội, hay vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, ‘tình cờ’ họ bị đẩy vào toà giải tội, hoặc qua một tiến trình dài đã dẫn đương sự đi xưng tội, họ đều cần đến vòng ôm của lòng thương xót Chúa. Một Thiên Chúa đi trước chúng ta, chờ chúng ta, đón chúng ta, vì, trong chương trình của Chúa, không có gì là tình cờ».
Đức Phanxicô ghi nhận: «Một bản sao của bức tranh Người con hoang đàng trở về của danh họa Rembrandt được treo trong tòa giải tội của linh mục Luis. Bức tranh vẽ vòng ôm giữa người cha và người con, người con được đón nhận qua hai bàn tay khác nhau, một bàn tay người cha, một bàn tay người mẹ. Ngài giải thích: «Đúng vậy, lòng thương xót là sự pha trộn giữa ‘tình yêu sâu thẳm của người mẹ, chạnh lòng vì sự mong manh của tạo vật mình đang ôm trong tay’ và ‘sức mạnh và lòng trung tín của người cha nâng đỡ, tha thứ, luôn đặt các con mình trên đường ngay nẽo chính’».
Đối với linh mục Luis, lòng thương xót là một quan điểm để chống với tính ích kỷ vì lòng thương xót chấp nhận «Người kia», chứ không phải chỉ nghĩ đến «tôi», chỉ muốn điều khiển thế giới, Đức Phanxicô ghi nhận: khi chấp nhận lòng thương xót của Chúa cho con người và bắt chước cách đối xử của Chúa, chúng ta cảm nhận tất cả những việc tốt lành của đời sống tập thể, vì lòng thương xót là một «thái độ mang tính cách xã hội một cách sâu đậm».
Marta An Nguyễn chuyển dịch
Hình: Ngày Năm Thánh tuổi vị thành niên, giải tội ở Quảng trường Thánh Phêrô ngày 23 tháng 4-2016