NHỎ BÉ MÀ MẠNH MẼ
“Nước Thiên Chúa giống như chuyện hạt cải,… nắm men…” (Lc 13,19.20)
Suy niệm: Một hạt cải nhỏ bé được vùi trong lòng đất, nảy mầm, rồi trở thành cây lớn. Một nắm men được vùi trong đấu bột, làm cả đấu bột dậy men. Cả hai đều bé nhỏ, mỏng manh lúc ban đầu, nhưng một khi phát triển tiềm năng vốn có, sẽ đem lại kết quả tốt đẹp bất ngờ. Phải là hạt cải tốt để có thể nảy mầm trong các điều kiện thuận tiện; phải là men chất lượng cao để khi khi hòa tan trong khối bột, làm khối bột ấy dậy men. Nước Trời khởi đầu từ một nhóm nhỏ môn đệ tựa như hạt cải âm thầm triển nở, hay như nắm men kín đáo tác động, để rồi ngày qua ngày trở thành một sức mạnh có sức biến đổi cả thế giới này. Cây đức tin, đức cậy, đức mến cũng như men công bằng, bác ái là dấu chỉ sự hiện diện của Nước Trời trong thế giới, mỗi khi Ki-tô hữu sống trọn ân sủng và sứ mạng của mình.
Mời bạn: “Hãy cho tôi một điểm tựa và tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên” (Archimedes). Điểm tựa Giêsu vẫn có đó, khi bạn gặp gỡ Ngài trong đời sống của Giáo Hội. Ước gì mỗi ngày bạn vun đắp cho cây đời bạn sinh nhiều bông hạt tốt, để tiếp tay cùng Thiên Chúa gieo vãi tình yêu thương cho những người xung quanh. Ước gì nắm men Tin Mừng bạn đã lãnh nhận, ngày thêm hiệu năng để làm dậy lên khối bột tình mến trong môi trường của bạn.
Sống Lời Chúa: Tận dụng và sắp xếp thời giờ để gặp gỡ Chúa qua các bí tích, Lời Chúa, cầu nguyện,… để hạt giống, nắm men Kitô hữu trong bạn luôn được bảo tồn và triển nở.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, vì con muốn làm men, muốn làm muối ướp cho mặn đời. Vì con muốn liều thân đem Tin Mừng đi khắp nơi. (Bài hát Vì Con Muốn)
Chân Phước Antôniô ở Sant'Anna Galvao
(1739-1822)
Hoạch định của Thiên Chúa trong cuộc đời của mỗi người thường có những thay đổi bất ngờ để trở nên hữu ích hơn qua sự cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.
Sinh ở Guarantingueta gần Sao Paolo (Brazil), Antôniô gia nhập trường đệ tử dòng Tên ở Belem, nhưng sau đó ngài thay đổi ý định và muốn trở nên một tu sĩ dòng Phanxicô. Sau khi gia nhập được một năm, ngài khấn trọn vào năm 1761 và thụ phong linh mục năm 1762.
Ở São Paolo, ngài giữ các công việc rao giảng, giải tội và là người giữ cửa. Một vài năm sau, ngài được bổ nhiệm làm cha giải tội cho Dòng Têrêsa Cải Cách, là một nhóm nữ tu sống trong thành phố này. Chính ngài và Sơ Helena Maria cùng thành lập một cộng đoàn nữ tu mới dưới sự bảo trợ của Đức Maria. Năm sau đó, Sơ Helena Maria từ trần nên một mình Cha Antôniô phải chịu trách nhiệm về tu hội mới này, nhất là việc xây cất tu viện và nhà thờ đủ cho con số nữ tu ngày càng gia tăng.
Ngài cũng là cha giám đốc đệ tử viện ở Macacu và là bề trên nhà dòng Thánh Phanxicô ở São Paolo. Ngài thành lập tu viện Thánh Clara ở Sorocaba. Với sự cho phép của cha bề trên và đức giám mục địa phận, ngài sống quãng đời còn lại ở nữ tu viện "Recolhimento de Nossa Senhora da Luz," mà ngài đã giúp thành lập.
Ngài được phong chân phước ngày 25-10-1998.
Lời Bàn
Những người thánh thiện không chỉ giúp chúng ta lưu ý đến Thiên Chúa, đến công trình sáng tạo của Người và tất cả những người mà Thiên Chúa yêu dấu. Đời sống của những người thánh thiện luôn hướng về Thiên Chúa đến nỗi đối với họ đó là điều "bình thường." Người đời có thấy đời sống của bạn và của tôi như những dấu chỉ sống động của tình yêu vững bền của Thiên Chúa không? Chúng ta cần thay đổi gì để đạt được điều ấy ?
Lời Trích
Trong bài giảng hôm lễ phong chân phước, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã trích Thư II của Thánh Phao-lô gửi cho Timôthê (4:17), "Chúa ở gần bên tôi và ban cho tôi sức mạnh để rao giảng lời Chúa cách trọn vẹn," và rồi đức giáo hoàng nói rằng Chân Phước Antôniô "đã hoàn tất lời khấn trọn của ngài qua tình yêu và sự tự hiến cho những người bị áp bức, bị đau khổ và những người nô lệ trong thời đại của ngài ở Brazil. Đức tin chân chính của một tu sĩ Phanxicô như ngài, đã phúc âm hóa tha nhân và đưa họ về với Giáo Hội, sẽ là một khích lệ để chúng ta bắt chước 'con người của bình an và bác áí này ."
Con Chim Sáo
Trong một tập thơ mang tựa đề "Có muôn nghìn lý do để sống", Ðức Cha Helder Camera, vị giám mục người Brazil nổi tiếng là vị tông đồ của người nghèo đã ghi lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây: Bên cạnh nhà tôi, có một con chim sáo quanh năm ngày tháng sống giữa trờõ. Tôi vẫn có thói quen nói chuyện với nó. Một hôm, tôi hỏi chú sáo có nơi ngủ nghỉ không. Nó ngạc nhiên trả lời: "Có chứ!... Màn là trời, chiếu là đất. Có bao giờ thiếu đâu".
Do những đòi hỏi của trí khôn loài người, tôi mới hỏi nó: "Thế thì những lúc mưa gió, chú trú ngụ ở đâu". Nó nhanh nhẩu trả lời: "Bộ ông nghĩ là thỉnh thoảng tôi không cần tắm gội saỏ" Tôi hỏi nó có đói không. Con chim sáo mỉm cười đáp: "Ðiều mà tôi muốn là được hót. Tôi sinh ra để hót mà...". Và nó cất tiếng hót như sau: "Hỡi loài người kiêu ngạọ Hãy nói cho ta biết đi: liệu ngươi không chết saỏ".
Tôi cứ nài nỉ để chú sáo nhận món quà tôi biếu: đó là một ít bánh mì có thịt... Chú sáo lại được dịp cười cợt sự ngây ngô của tôị Nó bảo tôi: "Ông không biết là loài sáo chúng tôi không có ăn bánh mì và thịt như các ông saỏ".
Lần kia, tôi hỏi chú sáo có cầu nguyện không. Nó không hiểu được câu hỏi của tôị Nó chỉ cười trả lời: "Có mấy chú nhóc con lấy đá ném tôị Nhưng tôi bay đi, tôi cười và tôi hót".
Một lúc nào đó, tôi có ý nghĩ đưa con sáo vào bệnh viện để nhờ các bác sĩ tìm ra căn bệnh của nó và chữa trị cho nó. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng nó chỉ là một con chim.
Qua câu chuyện ngụ ngôn trên đây, có lẽ Ðức Cha Helder Camera muốn gợi lên cho chúng ta cái thảm trạng của con người ngày nay: chiến tranh, chết chóc, đau khổ đều phát xuất từ chỗ con người không chấp nhận nhaụ Ai cũng muốn người khác phải suy nghĩ như mình, phải hành động như mình, phải sống như mình. Ý thức hệ nào cũng cho là ưu việt và muốn áp đặt trên người khác ngay cả bằng bạo lực.
Ngày nay, con người mỗi lúc một ý thức hơn về sự đa diện của các nền văn hóa, của các khuynh hướng chính trị, của các tôn giáỗ. Sự trưởng thành của nhân loại được thể hiện qua chính sự chấp nhận ấy: chấp nhận sự khác biệt của tha nhân, chấp nhận tư tưởng của người khác. Khoan dung là thái độ mà con người ngày nay đang cần hơn bao giờ hết.