Một sự “hổ tương qua về” trong quan hệ giữa các giám mục và các tu sĩ thánh hiến để gìn giữ đời sống thánh hiến, vì đời sống thánh hiến là“quả tim của Giáo hội .” Đó là điều Đức Phanxicô đòi hỏi trong lần gặp gỡ quốc tế các giám mục đại diện các tòa giám mục và các tu sĩ đại diện đời sống thánh hiến được diễn ra ở Vatican ngày 28 tháng 10-2016.
Trước 200 đại diện giám mục và đời sống thánh hiến ở Phòng
Clémentin của Dinh Tông tòa, Đức Phanxicô nhắc lại, đời sống thánh hiến là một ơn của Giáo hội, một “vốn liếng thiêng liêng”. Ngài nhắc lại, nguyên tắc này không được quên đối với các mục tử cũng như với các tu sĩ thánh hiến, vì nó nằm trong “trọng tâm của chính Giáo hội”.
Clémentin của Dinh Tông tòa, Đức Phanxicô nhắc lại, đời sống thánh hiến là một ơn của Giáo hội, một “vốn liếng thiêng liêng”. Ngài nhắc lại, nguyên tắc này không được quên đối với các mục tử cũng như với các tu sĩ thánh hiến, vì nó nằm trong “trọng tâm của chính Giáo hội”.
Đức Phanxicô nhấn mạnh đến sự cần thiết có một tinh thần “hỗ tương qua về” trong các quan hệ giữa các giám mục và các tu sĩ thánh hiến, một quan hệ không dựa trên kiểu ra lệnh/tuần phục, vì “sợ hoặc vì tiện lợi”. Ngài khẳng định, chúng ta không được sợ sự khác biệt đến từ Thần Khí.
Ngài xin các giám mục “hãy yêu đời sống thánh hiến”, hiểu đời sống này một cách sâu đậm, gần gũi đời sống này một cách “dịu dàng và với tình yêu” để giảng dạy giá trị của nó cho dân Chúa.
“Quả tim cầu nguyện” của các Dòng nữ chiêm niệm
Đức Giáo hoàng cũng xin lưu tâm đặc biệt đến đời sống của các nữ tu chiêm niệm. Ngài tuyên bố: “Trong thinh lặng của thanh chắn, các nữ tu là “quả tim cầu nguyện, là người gác cửa cho sự nhưng không và sự phong phú trong công việc tông đồ” của Giáo hội. Đức Giáo hoàng khuyến khích sự tôn trọng các tài năng riêng của các nữ tu.
Sau đó, Đức Phanxicô nói đến tinh thần trách nhiệm của các mục tử. Các mục tử có nhiệm vụ xây dựng trong giáo phận các cơ sở của đời sống thánh hiến, các giám mục phải nhận định tính “xác thực” của các đặc sủng, chú trọng đến tính đặc biệt, chiều kích ngôn sứ và sự hội nhập của các Dòng trong Giáo hội cá biệt của đất nước. Và cũng phải xem lại mức độ trưởng thành về mặt Giáo hội của người sáng lập
Sứ mệnh tế nhị
Đức Giáo hoàng ghi nhận, đây là một sứ mệnh tế nhị, vì thế cần được sự giúp đỡ của các giám mục. Ngài cũng nhắc lại, phải tham khảo tài liệu đã được Hội đồng giáo hoàng về đời sống thánh hiến công bố vào tháng 5-2016 vừa qua.
Còn đối với các tu sĩ thánh hiến, Đức Phanxicô đòi hỏi họ có một sự “tự lập đúng”, không cô lập, cũng không độc lập. Không phải là một “di sản khép kín”, nhưng “hội nhập” trong lòng Giáo hội, hướng về trọng tâm là Chúa Kitô.
Đại hội quốc tế đầu tiên của các đại diện tòa giám mục và các đại diện tu sĩ thánh hiến được diễn ra ở Rôma từ 28 tháng 10 đến 30 tháng 10. Sau tông thư của Đức Phanxicô nhân năm Thánh hiến vào tháng 1-2016, cuộc họp này là để học hỏi các quan hệ hỗ tương và hiệp thông trong Giáo hội giữa các giám mục và các tu sĩ thánh hiến.
Đời sống thánh hiến bao gồm các Dòng của đời sống tông đồ, đan viện, các cơ sở thế tục, các Dòng Đức Mẹ và các hình thức mới của đời sống thánh hiến. Tất cả được ghi trong Tông hiến Tìm Nhan Thánh Chúa (Vultum Dei quaerere) được Đức Giáo hoàng công bố ngày 22 tháng 7-2016. Tài liệu này là kim chỉ nam chỉ dẫn cho các Dòng của đời sống thánh niến và đời sống tông đồ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
Đức Phanxicô trong lần gặp các giám mục đại diện các tòa giám mục và các tu sĩ đại diện đời sống thánh hiến ở Vatican ngày 28 tháng 10-2016.
«Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ, Giáo hội sẽ không thở nữa»
Trả lời tạp chí Dòng Tên của Ý La Civiltà cattolica, Đức Giáo hoàng nhắc đến nạn khủng bố, sức sống mạnh mẽ của các Giáo hội, quan hệ cá nhân của mình với Chúa Giêsu.
«Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ, Giáo hội sẽ không còn thở nữa», Đức Phanxicô phát biểu với tạp chí Dòng Tên La Civiltà cattolica. Nạn khủng bố, các tôn giáo, sức sống mạnh mẽ của Giáo hội, quan hệ cá nhân của mình với Chúa Giêsu: Đức Giáo hoàng đề cập đến nhiều đề tài trong buổi phỏng vấn dài được công bố ngày 28 tháng 10-2016, 3 ngày trước chuyến đi Thụy Điển của ngài.
Đặc biệt ngài nhắc đến cuộc gặp liên tôn ở Axixi ngày 20 tháng 9 vừa qua, «rất tôn kính và không đồng hóa». «Tất cả chúng tôi đều nói về hòa bình và đòi hỏi hòa bình. Chúng tôi cùng nhau nói những lời mạnh cho hòa bình».
Ngài cũng nhắc lại cuộc gặp gỡ ngày 24 tháng 9 với các người thoát nạn trong cuộc tấn công ở thành phố Nice nước Pháp: «Tên điên đã tàn sát các nạn nhân, nghĩ rằng mình làm nhân danh Chúa. Đáng thương cho người này, đây là một người mất thăng bằng! Với đức ái, chúng ta có thể nói đây là một người mất thăng bằng, nhân danh Chúa để tìm cách biện minh cho hành động của mình». Đức Phanxicô nhắc lại: «Nhưng không thể làm chiến tranh nhân danh tôn giáo, nhân danh Thiên Chúa: đó là phạm thượng, đó là việc làm của satan».
Ngài giải thích: «Các tôn giáo đích thực phát triển khả năng siêu việt để tiến đến sự tuyệt đối nơi con người». Và sự mở ra với siêu việt «dứt khoát không thể nào là lý do cho nạn khủng bố», vì siêu việt là «luôn kết hiệp để đi tìm chân lý, cái đẹp, cái tốt và sự hiệp nhất». Ngược lại các ngẫu tượng «các ảo ảnh của các tôn giáo», như ngẫu tượng thờ tiền «là những con siêu vi khuận cực mạnh tấn công các tôn giáo».
Một nạn khủng bố âm thầm
Đức Phanxicô cũng tấn công đến nạn khủng bố «nội bộ», «xảo trá», «che giấu», một tật xấu «khó dứt nọc»: tật xấu của những «thì thầm và dựng đứng», là một «hình thức hung bạo sâu đậm mà tất cả chúng ta đều có trong tâm hồn, đòi hỏi một sự hoán cải sâu đậm trong lòng chúng ta».
Đức Phanxicô lấy làm tiếc: «Vấn đề của nạn khủng bố này là tất cả chúng ta đều có thể làm khi chúng ta nói các lời nói như những «quả bom, như nọc độc giết người.» Loại tội phạm này Đức Giáo hoàng thường hay chỉ trích, theo ngài, đây là «cách hại người khác để mình có chỗ».
Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ
Cũng trong cuộc phỏng vấn này với ông Ulf Jonsson, giám đốc tạp chí Dòng Tên Thụy Điển Signum, Đức Phanxicô cho rằng, «sức sống của các cộng đoàn giáo hội không tùy thuộc nơi chốn nhưng tùy thuộc vào ‘tinh thần’. Nếu một vài Giáo hội cảm thấy mình già đi là vì tinh thần ở đó đã bị khép kín trong một cơ cấu cứng ngắt». Ngài nhấn mạnh, «phải tránh tất cả hậu quả xấu của sự già nua của các Giáo hội, bị khép kín trong các lập chương của mình».
Ngài giải thích: «Tinh thần nằm trong khả năng mơ ước và khả năng nói lời ngôn sứ». Đó là sự kết hợp giữa người trẻ và người già, một kết hợp có thể phát triển tinh thần này: «Giáo hội sẽ trẻ lại khi người trẻ nói với những người già nhất và khi những người già nhất biết mơ ước những chuyện cao lớn, vì điều này sẽ làm cho người trẻ có thể nói được lời ngôn sứ. Nếu người trẻ không nói lời ngôn sứ, Giáo hội sẽ không còn thở nữa».
Ơn sủng của sự xấu hổ
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Phanxicô nói một cách thân tình khi ngài nói quan hệ riêng của mình với Chúa Kitô: «Đối với tôi, Chúa Giêsu là Đấng nhìn tôi với lòng thương xót và đã cứu tôi. Quan hệ của tôi với Ngài luôn ở trên nguyên tắc này và đó là nền tảng. Chúa Giêsu đã ban cho tôi một ý nghĩa cho cuộc sống của tôi trên quả đất này và một hy vọng cho cái nhìn về tương lai. Và Ngài đã cho tôi một ơn sủng to lớn: ơn biết xấu hổ».
Đức Giáo hoàng Dòng Tên nhìn cuộc sống thiêng liêng của mình được mô tả trong chương 16 của sách tiên tri Êdêkia, đặc biệt trong các câu cuối: «Và ngươi biết Ta là Giavê, để ngươi ghi nhớ mà xấu hổ, ngươi không còn dám mở miệng trước cái hổ nhục ngươi cảm thấy khi Ta ân xá cho tất cả những gì ngươi đã từng làm».
Ngài khẳng định: «Xấu hổ là điều tích cực, nó làm cho chúng ta phải hành động, nhưng nó cũng làm cho chúng ta hiểu đâu là chỗ của mình, mình là ai, để ngăn chận mọi kiêu ngạo, mọi tự kiêu vặt».
Hình: Đức Phanxicô tại Công viên Jordan, Blonia, Krakow trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới ở Ba Lan tháng 7-2016.
© L'Osservatore Romano
© L'Osservatore Romano