CÓ MỘT NGƯỜI TÊN DA-KÊU…
Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy. Và kìa có một người tên là Da-kêu… (Lc 19,1-2)
Suy niệm: Từ xa xưa cho tới thời Chúa Giê-su, Giê-ri-khô vẫn luôn là một thành phố lớn, nhờ vị trí nằm trên tuyến giao thông huyết mạch từ Giê-ru-sa-lem đi qua đồng bằng sông Gio-đan trù phú, nối với vùng bên kia sông, nơi tập trung mọi con đường buôn bán của toàn thế giới cận đông thời ấy. Giê-ri-khô, thành phố giàu có, buôn bán sầm uất mà sử gia Joseph Flavius mô tả là “mập béo nhất miền Pa-lét-tin”. Chúa Giê-su đang đi ngang đó, giữa một đám đông cuồng nhiệt xô bồ. Thế mà Chúa vẫn biết đấy! Chúa biết “có một người tên là Da-kêu”, đang vắt vẻo trên một cành cây chờ Ngài đi ngang qua, chỉ để nhìn thấy Ngài một chút xíu… Ngài đã gọi đúng tên ông, và còn lưu lại nhà ông nữa chứ. Thế là Ngài đã tìm lại được những gì đã mất.
Mời Bạn: Ngày nay, tình trạng đô thị hoá đang nở rộ với tốc độ phi mã. Đồng ruộng trước đây, nay trở thành phố xá. Càng ngày sẽ càng hiếm cảnh “nhà nàng ở cạnh nhà tôi; cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn”! Thay vào đó là những ngôi nhà kín cổng cao tường. Ngay trong các chung cư, từ căn hộ này sang căn hộ kia có khi là cả một thế giới khác biệt. Da-kêu đại diện cho những người đang bị chìm mất trong khung cảnh đô thị ngày nay: những người đi học xa, những người ở quê nhập cư lên thành phố làm việc… Bạn có nhận ra họ không? Họ cần được nhận biết, cảm thông, hội nhập…
Sống Lời Chúa: Bạn có người quen lên thành phố làm việc? Bên cạnh bạn có người láng giềng ở quê mới lên? Bạn làm một việc gì đó tốt đẹp cho họ đi chứ.
Cầu nguyện: Đọc một kinh Lạy Cha cầu nguyện cho những người nhập cư.
Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy. Và kìa có một người tên là Da-kêu… (Lc 19,1-2)
Suy niệm: Từ xa xưa cho tới thời Chúa Giê-su, Giê-ri-khô vẫn luôn là một thành phố lớn, nhờ vị trí nằm trên tuyến giao thông huyết mạch từ Giê-ru-sa-lem đi qua đồng bằng sông Gio-đan trù phú, nối với vùng bên kia sông, nơi tập trung mọi con đường buôn bán của toàn thế giới cận đông thời ấy. Giê-ri-khô, thành phố giàu có, buôn bán sầm uất mà sử gia Joseph Flavius mô tả là “mập béo nhất miền Pa-lét-tin”. Chúa Giê-su đang đi ngang đó, giữa một đám đông cuồng nhiệt xô bồ. Thế mà Chúa vẫn biết đấy! Chúa biết “có một người tên là Da-kêu”, đang vắt vẻo trên một cành cây chờ Ngài đi ngang qua, chỉ để nhìn thấy Ngài một chút xíu… Ngài đã gọi đúng tên ông, và còn lưu lại nhà ông nữa chứ. Thế là Ngài đã tìm lại được những gì đã mất.
Mời Bạn: Ngày nay, tình trạng đô thị hoá đang nở rộ với tốc độ phi mã. Đồng ruộng trước đây, nay trở thành phố xá. Càng ngày sẽ càng hiếm cảnh “nhà nàng ở cạnh nhà tôi; cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn”! Thay vào đó là những ngôi nhà kín cổng cao tường. Ngay trong các chung cư, từ căn hộ này sang căn hộ kia có khi là cả một thế giới khác biệt. Da-kêu đại diện cho những người đang bị chìm mất trong khung cảnh đô thị ngày nay: những người đi học xa, những người ở quê nhập cư lên thành phố làm việc… Bạn có nhận ra họ không? Họ cần được nhận biết, cảm thông, hội nhập…
Sống Lời Chúa: Bạn có người quen lên thành phố làm việc? Bên cạnh bạn có người láng giềng ở quê mới lên? Bạn làm một việc gì đó tốt đẹp cho họ đi chứ.
Cầu nguyện: Đọc một kinh Lạy Cha cầu nguyện cho những người nhập cư.
(1532 -1617) |
An-phông-sô sinh ở Segovia, Tây Ban Nha, con của một người buôn bán len sợi giầu có. Khi còn nhỏ, An-phông-sô thường gặp Cha Phêrô Favre (sau này là chân phước) và một linh mục dòng Tên khác, họ là những người thường tạm trú qua đêm ở nhà người cha ruột của An-phông-sô. Dần dà, chính Cha Phêrô Favre là người đã chuẩn bị cho An-phông-sô rước lễ lần đầu.
Vào lúc 14 tuổi, cùng với người anh, An-phông-sô được theo học với các linh mục dòng Tên, nhưng chưa được một năm sau, hai anh em được gọi về nhà để giúp trông coi cơ sở thương mại của gia đình sau cái chết bất ngờ của người cha. Vào lúc 23 tuổi, một mình An-phông-sô trông coi cơ sở buôn bán tơ sợi và, vài năm sau đó ngài lập gia đình và được một trai hai gái.
Khi kỹ nghệ tơ sợi xuống dốc thê thảm, nhiều thảm kịch cũng xảy đến cho An-phông-sô qua những cái chết bất ngờ của hai cô con gái, của vợ và của mẹ trong vòng ba năm liên tiếp. Sau khi bán hết cơ sở thương mại, An-phông-sô ngưng hoạt động, về sống với hai cô em gái và đứa con trai nhỏ. Chính trong quãng thời gian này An-phông-sô học được cách cầu nguyện và chiêm niệm từ hai cô em. Ngài thường xuyên lãnh nhận bí tích Hòa Giải và Thánh Thể, và sống một đời khổ hạnh. Khi đứa con trai từ trần, An-phông-sô, giờ đã gần 40 tuổi, quyết định gia nhập dòng Tên và tìm mọi cách để được thu nhận vào dòng ở Segovia. Vì cao tuổi, sức khỏe yếu kém và thiếu nền tảng học vấn nên khó cho ngài được thu nhận vào đời sống tu trì, nhưng An-phông-sô rất kiên nhẫn, ngài trở lại trường học tiếng Latinh. Sau cùng, cha bề trên đồng ý nhận An-phông-sô làm thầy trợ sĩ. Sáu tháng sau, ngài đến làm việc ở trường dòng Tên ở Majorca. Ở đây ngài giữ việc gác cửa.
Trong vòng 45 năm kế đó, thầy An-phông-sô trung thành với nhiệm vụ của mình trong khi dành thời giờ để cầu nguyện và chiêm niệm. Ngài nổi tiếng về sự vâng phục và hãm mình, cũng như sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm. Một linh mục dòng Tên phải kêu lên, "Thầy đó không phải là một người bình thường -- thầy là một thiên thần!" Các giáo sĩ, giới trưởng giả, giới chuyên nghiệp, giới thương mại cũng như người nghèo tìm đến ngài để xin hướng dẫn tâm linh. Một trong những người ấy là Cha Phêrô Claver, sau này được phong thánh và là vị Tông Đồ của Người Nô Lệ Da Đen.
Trong những năm cuối đời, thầy An-phông-sô bị đau khổ vì bệnh tật và sự khô khan tinh thần. Sau cùng, trước khi từ trần, ngài được rước Mình Thánh và bỗng dưng mọi đau khổ tâm thần cũng như thể xác tan biến. Sau khi trìu mến nhìn đến các tu sĩ đứng quanh giường, ngài hôn thánh giá và lớn tiếng kêu tên Chúa Giêsu, ngài trút hơi thở cuối cùng vào ngày 31 tháng Mười, 1617. Tang lễ của ngài có nhiều thành phần tham dự, ngoài những người nghèo và bệnh tật còn có phó vương Tây ban Nha, giới quý tộc và các giám mục. Ngài được phong thánh năm 1888, cùng lúc với Thánh Phêrô Claver.
Viên Đá Quý
Edith Stein, đó là tên của một người đàn bà mà chúng ta thường nghe nhắc đến nhiều lần nhân chuyến viếng thăm lần thứ hai của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Tây Đức năm 1987.
Stein theo tiếng Đức có nghĩa là đá. Đây không phải là một viên đá tầm thường, nhưng là một viên ngọc quý đã được tôi luyện giữa lò lửa của hận thù, chiến tranh. Viên ngọc quý Stein đã được gọt đẽo và nung nấu trước tiên trong sự dửng dưng vô tôn giáo của những trào lưu tục hóa sau đệ nhất thế chiến.
Lên 14 tuổi, Edith Stein đã mất hòa toàn niềm tin vào Thiên Chúa của tổ phụ Arbaham. Nhưng cho dù con người có chối bỏ Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn tiếp tục theo đuổi con ngườị Cuộc săn đuổi kỳ diệu ấy đã đưa con người đến ngõ cụt của cuộc sống. Nhưng chính khi đứng trước bức tường tưởng chừng như khôg thể vượt qua được, Thiên Chúa đã đưa cánh tay của Ngài ra để nâng con người lên. Đó là điều đã xảy ra cho Edith Stein khi cô chứng kiến gương kiên nhẫn của một người thiếu phụ Công Giáọ Chiến tranh đã cướp đi người chồng thân yêu, người đàn bà ấy vẫn lấy Đức Tin vào Chúa Kitô để vượt thắng mọi đau khổ, thử thách... Edith Stein thú nhận: Thập giá của Đức Kitô đã đem lại sức mạnh kiên hùng cho người phụ nữ và do đó, cũng phá vỡ bức tường cứng lòng tin của cô.
Trong ánh sáng của thập giá Đức Kitô, Edith Stein đã tìm lại được niềm tin vào chính Thiên Chúa của người Do Thái. Nhưng ánh sáng đó đã gắn liền với cả cuộc đời còn lại của cô như một định mệnh: Giữa những đổ vỡ và tàn ác của chiến tranh, Edith đã tìm lại được định hướng cho cuộc đời. Thánh giá đã được gắn liền với tên cô từ đó: Têrêxa Benedicta Della Croce, Têrêxa được thập giá chúc lành.
Thập giá của Đức Kitô mà cô đã vác lấy qua cái chết đau đớn trong lò hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz đã biến cô trở thành một viên ngọc quý có giá trị cứu rỗi cho cả một dân tộc mà cô hằng yêu mến.
Ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thập giá. đã mang tiếng khóc vào đời, con người tiến bước trong cuộc sống với tất cả gánh nặng của thập giá... Tại sao Thiên Chúa đã để cho con người phải đau khổ? Mãi mãi dường như con người sẽ không bao giờ tìm được câu giải đáp cho vấn đề đau khổ. Chúa Giêsu không bao giờ đặt vấn đề và cũng không bao giờ đem lại một giải đáp cho vấn đề.
Trong thinh lặng, Ngài đã vác lấy thập giá và khi sống lại, Ngài cho chúng ta thấy rằng thập giá là con đường dẫn đến sự sống. "Hãy vác lấy thập giá và theo Ta", đó là lệnh truyền của Ngàị Mang lấy thập giá với tinh thần chấp nhận và mến yêu, chúng ta sẽ thấy ánh sáng bừng lên trong cuộc sống. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ thấy Tình Yêu mạnh hơn sự chết. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ chiến thắng được hận thù và thất vọng.